Lâm Trực@
Đà Nẵng, ngày 15/5/2025 - Ở một đất nước từng mang trong tim lời thề "tôn sư trọng đạo", tôi chưa từng nghĩ có ngày, một kẻ từng hai lần bị kỷ luật vì sàm sỡ nữ sinh, từng giả danh báo chí để tống tiền cảnh sát, lại có thể lù lù bước vào danh sách hội đồng giáo sư như một thứ vinh danh. Nhưng tôi đã nhầm. Và tôi tự hỏi: liệu có phải giữa cơn sốt danh vọng, người ta đã nhắm mắt bỏ qua lẽ phải để mở toang cánh cửa cho những kẻ vô liêm sỉ đội lốt trí thức?
Tên hắn là Lon. Một cái tên nghe thì nhẹ như gió, nhưng kéo theo sau là vệt dài những vết nhơ. Như vết dầu loang trên áo học trò trắng ngần. Hắn không phải là một tên tội phạm bị truy nã. Hắn không giết người, cũng không buôn ma túy. Nhưng hắn giết chết một thứ quý giá hơn cả mạng sống: niềm tin vào đạo lý.
Tôi còn nhớ, thuở hắn mới chập chững bước chân vào trường Sư phạm, mang gương mặt hiền lành như kẻ nhà quê lần đầu về thành phố. Miệng dạ thưa lễ phép, nhưng ánh mắt hắn là thứ ánh sáng lấp lánh của một con cáo già sớm nhận ra con đường tắt đến quyền lực. Hắn leo từng bậc thang không bằng học thuật, không bằng đức hạnh, mà bằng sự khéo nịnh, bằng chiêu trò hạ cấp, bằng cách lôi người khác xuống bùn để mình trèo lên.
Người ta nói trong giảng đường, đạo đức là nền móng. Nhưng hắn đái lên cái nền đó bằng những cuộc đổi điểm lấy tình. Hắn đứng trên bục giảng nói về đạo lý làm thầy, trong khi bàn tay thì lén lút ve vuốt thân thể của sinh viên nữ - những đứa trẻ gọi hắn là “thầy”, những đứa ngây thơ tin rằng tri thức là ánh sáng chứ không phải cái cớ để mặc cả nhân phẩm.
Không chỉ ở trường. Ra ngoài xã hội, hắn khoác áo nhà báo để đi đe dọa, để moi tiền từ những sai sót nhỏ bé của người khác như thể chính hắn là thánh thần ngự trị đạo đức. Nhưng thực ra, hắn là loại ký sinh trùng núp bóng lẽ phải để kiếm ăn bằng thủ đoạn. Có lúc, hắn là “người làm từ thiện”, phát gạo, cho tiền mổ tim, nhưng tiền ấy đâu phải của hắn? Doanh nghiệp bị ép phải đưa, quan chức bị đe phải chi, còn hắn thì giơ máy ảnh lên, nở nụ cười từ tâm giả tạo như một tay đạo diễn đang dựng cảnh trong phim truyền hình rẻ tiền.
Có người nói hắn thông minh. Phải. Hắn rất thông minh. Nhưng đó là thứ thông minh của con chuột biết đường chạy khi nhà cháy. Hắn dựng người này, kéo kẻ kia, đưa bạn bè lên ghế cao quyền trọng như một ông bầu mát tay. Nhưng khi những con rối bắt đầu rung rinh ý thức, hắn lập tức hất ngã họ, tung hồ sơ, phơi bày bê bối mà chính hắn đã tạo ra từ trước như một kẻ giăng bẫy rồi ngồi chờ con mồi rơi xuống. Như đã từng làm với Lê Anh - người từng được hắn đưa lên đỉnh cao, để rồi chính tay hắn xô xuống vực sâu.
Hắn sống như thể thế giới là một sân khấu, và mọi người xung quanh đều là con rối trong vở kịch đen tối do hắn biên kịch. Những mối quan hệ chính trị được hắn khoe khoang như bùa hộ mệnh: từ ông này ở Trung ương, đến ông kia ở địa phương. Hắn bốc máy gọi là lãnh đạo có mặt, cúi đầu, bắt tay, nâng ly. Ở một xã hội mà đâu đó quyền lực đôi khi được hiểu là phép miễn trừ đạo đức, hắn là sản phẩm tất yếu của sự lỏng lẻo đó.
Hôm qua, khi nhìn thấy tên hắn trong danh sách thành viên Hội đồng giáo sư cơ sở năm 2025 do một trường Đại học công bố, tôi thoáng thấy một nỗi buồn thẫm như vết bầm không tan. Chúng ta đã mất gì, khi cho phép một kẻ như vậy đứng vào hàng ngũ trí thức cấp cao? Không chỉ là mất danh dự của ngành giáo dục, mà còn mất đi lòng tin của bao thế hệ học trò - những đứa trẻ từng ước mơ trở thành thầy cô, nhưng giờ ngập ngừng trước giấc mơ vì sợ phải học theo một “thầy Lon” nào đó.
Có một câu chua chát từng được người dân quê hắn nói ra: “Hắn là trí thức ma cô”. Một lời cay đắng, nhưng không phải vu vạ. Bởi hắn không chỉ bán rẻ đạo đức mà còn đầu cơ cả học hàm, học vị, lẫn nhân cách. Một con người có thể không hoàn hảo. Nhưng một giảng viên đại học, một trí thức - nếu thiếu liêm sỉ, thì chỉ là lũ buôn chữ không hơn không kém.
Thời nay, nhiều người bôi son trát phấn cho những cái danh hão. Giáo sư, tiến sĩ, giảng viên… bao nhiêu kẻ đội lốt để kiếm ghế, kiếm tiền, kiếm gái. Nhưng cái đáng sợ nhất không phải là sự tha hóa của từng cá nhân. Mà là sự im lặng đồng lõa của hệ thống. Khi cái sai không bị trừng phạt, thì cái đúng trở thành mơ hồ. Và trong bức màn ấy, những kẻ như Lon cứ thế tồn tại - béo tốt, tươi cười, và được phong giáo sư.
Chúng ta cần ánh sáng. Không phải để thiêu rụi những kẻ như hắn - vì tro tàn chẳng ích gì. Mà để thức tỉnh những ai còn giữ một góc tâm hồn thanh sạch trong môi trường giáo dục. Để những người thầy đích thực không phải cúi đầu xấu hổ khi đứng cạnh một tên “giáo sư” vô liêm sỉ.
vô đạo đức như vậy mà vẫn cả gan ngồi vào chiếc ghế của hội đồng giáo sư sao ? chẳng phải tội giết người hay ăn cắp, nhưng thứ đáng quý nhất của con người, đó chính là giá trị đạo đức của hắn thì đã bị phá huỷ từ lâu, vậy sao vẫn mặt dày mà xuất hiện trong đội ngũ ấy
Trả lờiXóathật đáng buồn sau khi gây ra bao tội lỗi, đánh mất đi niềm tin của xã hội đối với bản thân mình, mà hắn vẫn có thể cười tươi mà ngồi chễm chệ trên cái vị trí với cái học vị đó, giáo sư chẳng biết ai phong cho, ai công nhận mà sao nghe chẳng lọt tai tí nào
Trả lờiXóamột con người cũng phải có lòng tự trọng của bản thân mình, với từng đó tội lỗi, đánh vào đúng bản chất và giá trị đạo đức của con người, hắn vẫn an toàn, bình thản với những gì hắn đang có, thế lực nào có thể cho phép hắn tiếp tục sự nghiệp "giáo sư" vậy ?
Trả lờiXóaĐọc mà chả hiểu gì cả ! Nói toạc móng heo ra cho xã hội biết , " hắn " là ai ?
Trả lờiXóaĐậu Minh Long - ĐH Huế
XóaLàm gì cũng cần xứng đáng, nghề giáo là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý nhưng để được gọi là thầy (sư là thầy) thì cần có đức hạnh. Tôi chỉ biết người mà bài viết nêu có đời sống và phát ngôn không ổn. Vậy thì việc đạt được học vị có xứng đáng không, có đủ tư cách hay không là điều đáng xem xét
Trả lờiXóa