Lâm Trực@
Những ngày này, mạng xã hội không khác gì một khu chợ trời ngập lẫn tiếng rao, tiếng chửi và bụi bặm. Chỉ cần một bức ảnh, một dòng chữ bỡn cợt, là đủ để thổi bùng lên cơn giận dữ tập thể. Mới đây, một trang Facebook nặc danh mang tên “Thánh Tăng” đăng tải hình ảnh một ngôi biệt thự nguy nga, đi kèm là tấm ảnh ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội, với một dòng chú thích đầy giễu cợt. Không lời khẳng định trực tiếp, không một mảnh bằng chứng, chỉ vài câu chữ nhúng mùi mỉa mai, vậy mà bài viết nhanh chóng thu hút hàng nghìn lượt tương tác. Trong chưa đầy bốn tiếng, hàng trăm bình luận đã xuất hiện, phần lớn là những lời thoá mạ, chửi rủa, xúc phạm thậm tệ một con người đang giữ vị trí lãnh đạo cao của Thủ đô.
Sự thật, nếu ai đó chịu dành ra đúng hai phút tìm kiếm thông tin, sẽ thấy ngay nguồn gốc bức ảnh biệt thự ấy. Đó là căn nhà của một đại gia nổi tiếng ở đường Lê Hồng Phong, Hải Phòng, từng được báo chí chính thống đăng tải từ tháng 4 năm 2022 trong một bài viết có tiêu đề rõ ràng. Không liên quan đến ông Trần Sỹ Thanh, không liên quan đến Hà Nội, và hoàn toàn không có yếu tố nào xác thực được điều mà trang mạng kia ngụ ý. Nhưng bằng một thủ thuật cũ kỹ, quá quen thuộc, người ta đã cố tình gài ghép hình ảnh để tạo nên sự liên tưởng sai lệch, rồi buông một câu gợi mở, như thể mồi cho cả bầy thú săn đêm. Và thế là đám đông kéo đến, sẵn sàng nhấn nút “chia sẻ”, buông lời đả kích, không cần cân nhắc, không cần phân tích.
Đây không phải lần đầu và cũng sẽ không phải lần cuối những thủ đoạn như vậy xuất hiện. Những cá nhân, tổ chức chống phá Nhà nước từ lâu đã tìm mọi cách để hạ thấp uy tín đội ngũ cán bộ lãnh đạo. Mỗi kỳ Đại hội, mỗi dịp chuẩn bị điều động nhân sự, mỗi giai đoạn chính sách mới sắp được ban hành, lại thấy xuất hiện đâu đó một biệt thự xa hoa, một siêu xe, một hình ảnh gợi cảm xúc giận dữ. Chúng không cần sự thật. Chúng chỉ cần sự nghi ngờ. Một nghi ngờ đủ gieo vào đầu người đọc, để rồi cái sai lầm ban đầu được tiếp sức bởi đám đông nông nổi, biến thành cơn bão phẫn nộ, kéo theo tổn hại khôn lường.
Đáng buồn thay, điều nguy hiểm không nằm ở bức ảnh bị gán ghép, mà nằm ở cách con người hiện đại tiếp nhận thông tin. Chúng ta ngày càng dễ bị thao túng bởi cảm xúc. Chỉ một dòng trạng thái đầy vẻ bông đùa nhưng được đính kèm bằng một hình ảnh lộng lẫy là đủ để tạo ra hiệu ứng dây chuyền. Người ta không cần kiểm chứng. Người ta không cần biết thực hư. Họ chỉ cần một cái cớ để nổi giận, để lên tiếng, để chứng minh rằng mình “thức thời” hay “thức tỉnh”. Và trong khoảnh khắc ấy, một danh dự bị bóp méo, một nhân phẩm bị vùi dập, một con người bị phán xử bởi đám đông không tên tuổi.
Chúng ta đang sống trong một thời đại mà danh dự của con người có thể bị nghiền nát bởi vài cú nhấn phím. Cái thật bị vùi lấp bởi cái ảo. Những lời vu vơ từ một tài khoản ẩn danh có thể khiến cả xã hội hoài nghi người đứng đầu một thành phố lớn. Một Chủ tịch UBND thành phố không thể lấy lý do bận rộn để biện minh trước hàng trăm nghìn ánh mắt dõi theo, nhưng ông cũng không thể lên tiếng trước từng lời vu cáo không nguồn cội. Ông chỉ có thể im lặng, hoặc nhờ vào cơ quan chức năng làm rõ, trong khi những kẻ bịa đặt ẩn mình trong vỏ bọc mạng xã hội, ung dung nhấn “đăng bài”, “gắn thẻ”, rồi chờ đợi dư luận dậy sóng.
Không ai có thể ngăn cản những kẻ xấu lợi dụng công nghệ để phát tán thông tin sai sự thật. Nhưng mỗi người trong chúng ta có thể tự bảo vệ mình và bảo vệ xã hội khỏi sự tha hóa của truyền thông bẩn bằng cách bắt đầu từ một hành động đơn giản: suy nghĩ trước khi chia sẻ. Không phải vì bảo vệ ông Trần Sỹ Thanh, hay bất kỳ một cán bộ lãnh đạo nào, mà là để bảo vệ sự thật, bảo vệ nhân phẩm của bất kỳ ai có thể trở thành nạn nhân tiếp theo. Hôm nay là ông Thanh. Ngày mai có thể là bạn, là tôi, là một người thân trong gia đình ta. Không ai miễn nhiễm trước tin giả khi sự thật bị bóp méo còn đám đông thì mù mờ.
Chúng ta không cần phải yêu mến tất cả những người đang nắm giữ quyền lực. Nhưng ta cần công bằng với họ như cách ta mong muốn được đối xử. Danh dự con người không thể là món đồ đem ra chà đạp chỉ vì một dòng trạng thái rác rưởi từ một trang ảo. Khi lý trí đã ngủ quên, thì bàn phím trở thành công cụ giết người không máu. Và đến lúc ấy, không còn ai là vô can.

Mạng xã hội giờ là như thế, nhiều người tiếp cận thông tin cứ như kiểu ăn xổi. Đọc lướt cái là nuốt thông tin luôn chả chịu tìm hiểu trước sau, kĩ lưỡng gì cả. Xong lại còn cộng thêm tính a dua nữa, thấy người ta chửi mình cũng phải nhả thêm một hai lời mới vừa lòng. Toàn các anh hùng cào phím.
Trả lờiXóaNếu không có những bài viết làm rõ sự thực như của tác giả thế này thì tôi nghĩ còn nhiều người ngộ nhận, hiểu sai vấn đề lắm. Nói thì lại bảo tự ái chứ nhiều người hành xử trên mạng cứ như không có não, vì mấy thông tin vớ vẩn mà bị dắt mũi như thật.
Trả lờiXóaTks,
XóaTrò bẩn của bọn bẩn, giờ cộng đồng mạng rất thông minh khi đọc các tin tức kiểu này, với công nghệ hiện nay thì có thể dễ dàng xác định được là ảnh ghép hay không. Cảm ơn tác giả bài viết đã kịp thời thông não cho nhiều người mà còn u mê tin ngay các bài viết câu view vớ vẩn để phục vụ một mục đích thiếu trong sáng nào đó.
Trả lờiXóaBài viết đề cập đến việc một căn biệt thự được cho là của ông Trần Sỹ Thanh – một nhân vật công quyền – đã gây xôn xao dư luận. Hình ảnh lộng lẫy của căn nhà bị gạch chéo đỏ cho thấy sự phản đối mạnh mẽ từ cộng đồng mạng. Trong bối cảnh đời sống người dân còn nhiều khó khăn, những công trình xa hoa này dễ trở thành biểu tượng của sự bất công. Người dân có quyền đặt câu hỏi: tài sản này đến từ đâu và có minh bạch không? Khi chính quyền yêu cầu dân hy sinh vì lợi ích chung, thì chính quyền cũng phải minh bạch và liêm chính. Sự phẫn nộ không chỉ đến từ căn nhà, mà từ cảm giác bị coi thường trí tuệ và lòng tin. Từ đó cho thấy tính cấp thiết của việc công khai tài sản cán bộ.
XóaTrò bẩn của bọn bẩn, giờ cộng đồng mạng rất thông minh khi đọc các tin tức kiểu này, với công nghệ hiện nay thì có thể dễ dàng xác định được là ảnh ghép hay không. Cảm ơn tác giả bài viết đã kịp thời thông não cho nhiều người mà còn u mê tin ngay các bài viết câu view vớ vẩn để phục vụ một mục đích thiếu trong sáng nào đó.
Trả lờiXóaBên cạnh thông tin về căn biệt thự, bài viết cũng phê phán thái độ ứng xử không đúng mực với người dân. Việc yêu cầu người dân mở cửa nhà vệ sinh miễn phí cho du khách là thiếu thực tế và phi lý. Thay vì yêu cầu như vậy, chính quyền cần đầu tư hạ tầng vệ sinh công cộng tốt hơn. Chính quyền nên làm gương trước, thay vì đẩy trách nhiệm về phía nhân dân. Mỗi phát ngôn hay hành động của lãnh đạo đều có tác động xã hội sâu rộng. Một xã hội văn minh đòi hỏi sự tôn trọng lẫn nhau giữa nhà nước và người dân. Trách nhiệm công vụ phải đi cùng sự tử tế và minh bạch.
Trả lờiXóaVụ việc gán ghép biệt thự cho ông Trần Sỹ Thanh một lần nữa cho thấy sự nguy hiểm của tin giả và tốc độ lan truyền chóng mặt của nó trên mạng xã hội. Chỉ một bức ảnh sai lệch, kèm theo những lời lẽ giật gân, đã đủ để kích động sự phẫn nộ và làm tổn hại danh dự người khác. Điều đáng lo ngại là nhiều người dễ dàng tin và chia sẻ mà không hề kiểm chứng. Đã đến lúc mỗi chúng ta phải tỉnh táo hơn, trở thành những "người gác cổng" cho thông tin trước khi nhấn nút "chia sẻ".
Trả lờiXóaBài viết đã chỉ ra một thực tế đau lòng: lý trí ngủ quên, bàn phím có thể trở thành công cụ giết người không máu. Những tài khoản nặc danh, những thông tin rác rưởi không chỉ làm hoen ố danh dự cá nhân mà còn gây nhiễu loạn xã hội. Việc này không chỉ là trách nhiệm của người đăng tin mà còn là của những người vô tình hoặc cố ý tiếp tay lan truyền. Chúng ta cần có ý thức cao hơn trong việc tiếp nhận và xử lý thông tin, đừng để cảm xúc lấn át sự thật và công lý.
Trả lờiXóa