Lâm Trực@
Cháu bé ở nhà một mình vào một buổi sáng oi nồng tháng Bảy. Không có tiếng chó sủa, không có lời báo trước, chỉ có một gã đàn ông gõ cửa, tự nhận là bác sĩ. Gã không đến với thuốc men, mà mang theo một thứ còn độc hại hơn bất kỳ liều thuốc quá hạn nào – sự xâm phạm.
Gã tự xưng là người của Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, viện dẫn thứ quyền lực mơ hồ mà y nghĩ có thể khiến người ta hạ thấp cảnh giác. Trong một khoảnh khắc vắng bóng người lớn, giữa mùi hương gỗ mục và tiếng ve kêu đến lặng người, hắn tiếp cận đứa trẻ như một kẻ săn mồi lặng lẽ, giăng bẫy bằng nụ cười nhếch mép và vài động tác giả vờ “bắt mạch”. Nhưng không như hắn tưởng, đứa trẻ ấy vùng lên. Một sức phản kháng bản năng, trong sáng, bất khuất như ngọn cỏ nhỏ dại dột bật tung giữa bãi đất cằn.
Cháu gái đã thoát. Nhưng nỗi sợ thì chưa. Những cú chạm, dù chưa thành hình, đã để lại một vết thương âm ỉ - nơi không một loại thuốc nào có thể xoa dịu hoàn toàn. Tội ác, một khi đã gõ cửa ngôi nhà của ai đó, thì cả khu phố sẽ ngủ không yên.
Chỉ trong chưa đầy 5 giờ đồng hồ sau vụ việc, Công an phường Yên Tử cùng Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Quảng Ninh đã lần ra dấu vết. Họ gom từng hình ảnh, bóc từng lớp dữ liệu trên không gian mạng, nối lại hành trình lẩn trốn của kẻ mang bóng tối. Và rồi, giữa một chiều bất định, khi tên Phạm Khắc Phương đang âm thầm trở về Hải Phòng, hắn bị chặn lại. Gã, sinh năm 1974, trú tại phường Trần Hưng Đạo, giờ đây không còn khoác lớp áo “bác sĩ”, mà chỉ còn là một thân thể trần trụi trước ánh sáng của pháp luật.
Tại cơ quan điều tra, hắn cúi đầu thú nhận. Những lời nói rời rạc, vô nghĩa như tiếng nước nhỏ giọt trên sàn đá lạnh. Nhưng dù có thú nhận hay không, những gì hắn gieo đã đủ để cộng đồng rùng mình. Bởi điều ghê gớm nhất không nằm ở hành vi, mà ở chỗ: gã có thể là bất kỳ ai. Một người qua đường. Một “bác sĩ”. Một kẻ hàng xóm lịch sự. Một kẻ đủ rắp tâm để hóa thân thành lòng tin.
Đây không đơn giản chỉ là một vụ án. Đây là hồi chuông cảnh tỉnh. Rằng con quỷ không phải lúc nào cũng gầm gừ nơi rừng sâu, mà có thể lẩn khuất ngay giữa phố thị, đội lốt người tử tế, lặng lẽ rình rập khi ta buông lơi cảnh giác. Và rằng, mỗi bậc cha mẹ, mỗi tổ dân phố, mỗi cơ quan công quyền... nếu thiếu đi sự tỉnh táo, sự kết nối, hay phản ứng nhanh thì những đứa trẻ sẽ là người phải trả giá đầu tiên.
Tội ác đã bị chặn đứng, lần này. Nhưng vết thương tâm lý, những đêm hoảng loạn, những ánh mắt thảng thốt giữa đêm – ai sẽ là người xoa dịu? Không một bản án nào đủ để hoàn nguyên những gì một đứa trẻ đã phải nếm trải trong khoảnh khắc đối diện với ác mộng mang hình người.
Hãy cảnh giác. Hãy canh giữ cho những mái hiên yên bình. Bởi khi quỷ gõ cửa, nó sẽ không báo trước. Và đôi khi, chỉ cần một chút lơ là thôi, người mở cửa lại chính là chúng ta.
Đây là bài học cảnh tỉnh cho các bậc làm cha làm mẹ trong quá trình bảo vệ, quản lý, và giáo dục con cái. Đứa trẻ trong câu chuyện đã may mắn thoát khỏi móng vuốt của yêu râu xanh, nhưng không phải nạn nhân nào cũng được may mắn như vậy, không phải kẻ xấu nào cũng bị pháp luật bắt trước khi kịp thực hiện trọn vẹn hành vi. Trong xã hội hiện đại ngày càng phức tạp, gia đình, nhà trường, và các lực lượng chức năng cần chung tay phối hợp trong công tác bảo vệ trẻ em
Trả lờiXóaVề phía lực lượng chức năng, cần quán triệt, tuyên truyền về hành vi, phương thức, thủ đoạn mới của các đối tượng phạm tội, thông qua phương tiện truyền thông, báo chí, các cơ sở giáo dục, dạy các em các biện pháp bảo vệ bản thân hiệu quả, có tinh thần đề phòng cảnh giác với người lạ, thậm chí cả những người quen có biểu hiện không thích hợp đối với các em, đồng thời xử lý nghiêm khắc các hành vi xâm hại trẻ em nhằm răn đe xã hội.
Trả lờiXóaCông an phường Yên Tử đã có thông báo đề nghị người dân cần nâng cao cảnh giác, giám sát trẻ em để tránh bị các đối tượng xấu lợi dụng, đồng thời kịp thời cung cấp các thông tin cho phía lực lượng chức năng khi phát hiện các hành vi, dấu hiệu khả nghi.
Trả lờiXóaTrước đó trên mạng xã hội xuất hiện bài viết phản ánh có người giả làm bác sĩ bệnh viện để tiếp cận một cháu gái khi không có bố mẹ ở nhà, dùng lý do “bắt mạch, bốc thuốc” để khống chế cháu với ý đồ xấu. Rất may cháu bé đã chống cự quyết liệt và chạy thoát. Nếu không đúng là không dám nghĩ tới hậu quả.
Trả lờiXóaCứ tưởng tượng nếu đấy là con, là cháu mình thì, đúng thật là rùng mình. Nhiều khi bố mẹ bận đi công việc để con ở nhà trông nhà, mà không lường trước được những hậu quả có thể xảy ra. Xã hội giờ lắm thành phần tốt, xấu đủ cả, cần hết sức cảnh giác để bảo vệ con cái mình.
Trả lờiXóaLực lượng công an đã kịp thời bắt giữ, xử lý, trừ hại cho dân, hoan hô các anh. Tôi kịch liệt lên án các tội phạm ấu dâm, bởi vì trẻ em như búp trên cành nhưng nếu bị những đối tượng dạng này vấy bẩn thì cả tương lai phía trước của các em có thể bị hủy hoại. Qua bài viết này tôi đề nghị tất cả độc giả cũng cảnh giác và tăng cường lan tỏa bài viết này để mọi người đều được tiếp cận và cảnh giác vì tương lai của trẻ em Việt Nam
Trả lờiXóaHành vi giả mạo bác sĩ để xâm nhập vào đời sống người dân là sự tha hóa nhân cách ở mức độ nghiêm trọng. Những kẻ lợi dụng hình ảnh người thầy thuốc – biểu tượng của nhân đạo và cứu người – để che giấu âm mưu trục lợi là hành vi không thể dung thứ. Trong bối cảnh xã hội ngày càng bất ổn bởi thông tin giả, việc tăng cường truyền thông giáo dục nhận thức cộng đồng là cần thiết. Câu chuyện không chỉ dừng ở sự phẫn nộ, mà còn là hồi chuông cảnh tỉnh về đạo đức và pháp luật. Mỗi người dân cần tỉnh táo trước mọi lời chào mời bất thường, dù nghe có vẻ tử tế. Nhà nước cần có cơ chế kiểm soát nghiêm ngặt hơn với các tổ chức y tế tư nhân và hành vi giả danh cán bộ. An toàn và lòng tin của người dân là điều không được phép xem nhẹ.
XóaBài viết phản ánh một hiện tượng đáng báo động khi một số kẻ lừa đảo mạo danh bác sĩ, cán bộ y tế để tiếp cận và trục lợi từ người dân. Việc những “con quỷ đội lốt người” này đi đến từng nhà, giả danh người tốt để truyền bá thông tin sai lệch, thậm chí bán thuốc không rõ nguồn gốc là hành vi cực kỳ nguy hiểm. Điều này không chỉ đe dọa sức khỏe mà còn làm xói mòn lòng tin của xã hội vào ngành y. Câu chuyện đặt ra cảnh báo mạnh mẽ về sự cảnh giác trong thời đại mà giả - thật lẫn lộn. Người dân cần được trang bị kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ mình trước các hình thức lừa đảo tinh vi. Trong khi đó, chính quyền và cơ quan chức năng cần quyết liệt vào cuộc, xử lý nghiêm minh. Đừng để niềm tin bị đánh cắp thêm một lần nào nữa.
Trả lờiXóa