Chia sẻ

Tre Làng

Nguyễn Hoàng Ánh và thứ văn chương cắt vá sự thật

Lâm Trực@

Trong một thế giới hỗn tạp thông tin, người viết phải là kẻ biết sợ ngòi bút của chính mình. Ngòi bút, nếu không được giữ bởi trí tuệ và đạo đức, thì chẳng khác gì dùng mực vấy bẩn xã hội. Đọc bài viết của một người tự xưng là Nguyễn Hoàng Ánh về vụ việc tàu Vịnh Xanh bị đắm ở Vịnh Hạ Long, tôi không khỏi rùng mình. Không phải vì sự kiện đau lòng đã cướp đi sinh mạng của những người dân vô tội, mà là vì cách người này cắt vá thông tin, vẩy cảm xúc như mắm tôm, và thản nhiên dựng nên một bức tranh sai lệch, ác ý về chính quyền, về bộ máy đang gồng mình trong thiên tai để cứu người.

Người có học không viết như thế. Người tử tế không nói như thế. Người viết bài ấy – hoặc là không biết, hoặc là cố tình không biết – rằng dông lốc trên biển là thiên tai không báo trước, rằng GPS hoạt động bằng sóng viễn thông và hoàn toàn có thể mất tín hiệu trong vùng lõm sóng, rằng AIS là hệ thống đang thử nghiệm, chưa thể phổ cập toàn diện, và rằng lực lượng cứu hộ đã triển khai tổng lực ngay khi xác định được vị trí tàu đắm lúc 15h30 – chưa đầy hai tiếng sau tai nạn, trong điều kiện mưa lớn và sóng cao.

Vậy mà người này lại châm biếm: “Zalo để làm gì?”, “Tư duy 0.4”, “Để làm cảnh à?”. Những câu hỏi không để hỏi mà để mỉa mai. Những biểu tượng mặt khóc, mặt cười trộn lẫn trong bài viết như thể cái chết của con người là một tiết mục giải trí. Viết như vậy là thiếu tư cách, thiếu học vấn, và thiếu đạo đức.

Lẽ ra, nếu thực sự đau với cái đau của đồng loại, người viết phải đi tìm nguyên nhân sâu xa, phải hiểu bản chất khoa học và quy trình cứu hộ, phải đặt câu hỏi về dự báo thời tiết, về công nghệ giám sát tàu thuyền, và cùng đưa ra lời khuyên có ích. Nhưng không, người viết ấy chọn đổ lỗi. Đổ lỗi hoàn toàn cho chính quyền một cách dễ dãi, cảm tính và cẩu thả. Như thể chỉ cần có một nỗi đau là đủ để làm nền cho những suy luận chủ quan.

Tôi từng dạy văn. Tôi từng yêu những câu chữ biết chắt lọc niềm đau thành nhân ái. Nhưng giờ đây, mạng xã hội cho phép bất kỳ ai cũng có thể trở thành “người viết”. Họ viết không cần tra cứu, không cần kiểm chứng, không cần lý lẽ. Họ chỉ cần một “nỗi đau” đang viral, vài câu nói bông đùa, thêm chút icon mặt mếu, là đã đủ thành “nhà báo công dân”. Họ không viết để thông báo sự thật mà họ viết để kéo like, để vuốt ve đám đông, để biến bi kịch thành công cụ đánh bóng chính mình và tiện thể đổ lỗi cho chính quyền.

Sự kiện tàu Vịnh Xanh bị đắm là một tổn thất lớn, không chỉ về người mà còn là bài học về quản lý rủi ro, về năng lực ứng phó thiên tai và sự cần thiết của hiện đại hóa hạ tầng giám sát biển. Nhưng xin đừng lợi dụng nó để công kích chính quyền một cách ác ý. Quảng Ninh không ngồi yên. Những con người nơi đó đã lao mình vào sóng dữ để cứu người. Họ không cần biểu tượng mạng khóc than, họ cần sự hiểu biết và sự chia sẻ đúng mực.

Tôi không bênh ai. Tôi chỉ bênh lẽ phải và sự thật. Và tôi biết, nếu ai đó cứ mãi viết bằng sự ngờ vực và cay nghiệt, thì họ không đang góp phần cải thiện xã hội, mà chỉ đang khoét thêm những vết rạn giữa người dân và chính quyền, giữa lý trí và cảm xúc, giữa sự thật và sự xuyên tạc.

Người xưa dạy: viết để khai tâm. Viết để nâng người. Viết để rọi sáng điều đúng. Còn nếu viết để châm biếm, để đả phá, để mớm vào đầu người khác những hoài nghi đen tối thì đó không phải là viết, mà là đang reo rắc độc dược tinh thần.

Nguyễn Hoàng Ánh đã chọn cách viết như thế. Và cái cách ấy, nếu không bị cảnh báo và lên án, sẽ thành căn bệnh di căn trong đời sống thông tin hiện đại.

Để công chúng hiểu rõ hơn bản chất vụ việc và những sai trái trong cách hành văn đầy cảm tính của Nguyễn Hoàng Ánh, chúng ta cần soi chiếu những sự thật đã bị cắt xén, bóp méo một cách có chủ đích:

1. Cố tình tạo mâu thuẫn thời gian cứu hộ bằng cách cắt ghép thông tin.

Người viết đưa ra chi tiết “nạn nhân nói chờ 3 tiếng, trong khi bên cứu hộ nói đã đến sau 15 phút”, rồi mập mờ ám chỉ chính quyền nói dối, nhưng cố tình bỏ qua thực tế: Tàu bị đắm lúc 13h30 trong điều kiện mưa dông dữ dội, tín hiệu liên lạc gián đoạn hoàn toàn, đến 15h30 mới xác định được vị trí tàu để tổ chức cứu hộ quy mô. Trong thời gian đó, các tàu gần hiện trường và người dân địa phương đã có mặt hỗ trợ sớm, nhưng không thể triển khai cứu hộ bài bản vì điều kiện thời tiết cực đoan và tầm nhìn bằng 0. Việc đánh đồng “chưa cứu hộ quy mô” với “bị bỏ mặc 3 tiếng” là thủ đoạn đánh tráo khái niệm, bóp méo sự thật.

2. Phớt lờ yếu tố thiên tai cực đoan – nguyên nhân chính của tai nạn.

Nguyễn Hoàng Ánh không hề nhắc đến cơn dông dữ dội – nguyên nhân then chốt đã được Bộ Giao thông Vận tải và Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia xác nhận. Gió giật cấp 6–7, sóng lớn, vùng lõm sóng khiến các thiết bị định vị mất tác dụng. Che giấu nguyên nhân khách quan này để quy chụp trách nhiệm lên cơ quan chức năng là hành vi cố tình đánh lạc hướng nhận thức công chúng.

3. Tấn công vào cơ chế liên lạc bằng Zalo – nhưng không hiểu bản chất kỹ thuật.

Người viết giễu cợt việc cơ quan quản lý sử dụng Zalo như một kênh thông tin nội bộ, trong khi đây là công cụ phổ biến, tiện lợi, phù hợp trong bối cảnh hạ tầng truyền thông chuyên dụng chưa phủ sóng toàn diện. GPS và AIS (nhận dạng tự động) là các công nghệ vẫn đang được thử nghiệm, chưa thể đòi hỏi hoạt động hoàn hảo trong mọi hoàn cảnh. Sự cố thiên tai làm đứt tín hiệu, không phát được tín hiệu cấp cứu, là điều đã từng xảy ra ở cả các quốc gia có nền hàng hải tiên tiến. Việc đòi hỏi hệ thống định vị dân sự hoạt động như hệ thống quân sự, rồi từ đó suy luận sự yếu kém, là một cách lập luận ngụy biện và thiếu hiểu biết về kỹ thuật viễn thông và cứu hộ hàng hải.

4. Sử dụng ngôn ngữ cảm tính để thao túng nhận thức, thay vì phân tích khách quan.

Các biểu tượng mạng xã hội như “😰😰😰”, “🥹🥹” xuất hiện dày đặc trong bài viết – một lối hành văn không khác gì một trò rẻ tiền của tiểu phẩm sân khấu. Thay vì trích dẫn dữ liệu, báo cáo chính thức, người viết khai thác cảm xúc để đẩy người đọc vào trạng thái phẫn nộ, sợ hãi, hoang mang mà không có bất kỳ định hướng giải pháp nào. Đó là kiểu viết dùng cảm xúc để thay thế lý trí, khiến người đọc đánh mất năng lực tự phân tích.

5. Phớt lờ vai trò và nỗ lực của các lực lượng chức năng.

Người viết không nhắc gì đến hàng trăm con người đã bất chấp sóng to gió lớn để cứu người, từ biên phòng, cảnh sát đường thủy đến người dân. Các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh đã phối hợp đồng bộ, huy động ca nô, tàu chuyên dụng, triển khai quy trình hỗ trợ và rà soát ngay sau khi xác định được vị trí tàu chìm. Nhưng tất cả nỗ lực đó đều bị lãng quên trong bài viết vốn chỉ tìm cách đổ lỗi.

Bài viết của Nguyễn Hoàng Ánh là một ví dụ điển hình của sự vô trách nhiệm với sự thật. Nó sai từ phương pháp tiếp cận đến cách thể hiện: Cố tình cắt ghép thông tin để gây mâu thuẫn; Đánh tráo nguyên nhân khách quan bằng luận điệu quy chụp; Thiếu hiểu biết về kỹ thuật nhưng vẫn buông lời mỉa mai; Lạm dụng biểu tượng cảm xúc thay vì trình bày chứng cứ; và bỏ qua mọi nỗ lực thực tế của các lực lượng chức năng.

Trong một xã hội dân chủ, phê phán là quyền. Nhưng phê phán không thể dựa trên sự cẩu thả, cảm tính và ác ý. Viết như thế là phá hoại lòng tin xã hội, tiếp tay cho hoài nghi thay vì xây dựng niềm tin. Nguyễn Hoàng Ánh không chỉ thất bại trong tư cách một người viết, mà còn để lộ một thứ nguy hiểm hơn: tư duy coi thường sự thật, mượn nỗi đau để lừa dối cộng đồng.

10 nhận xét:

  1. Nặc danh13:08 28/7/25

    Thằng này NGU, đã mù tịt về kỹ thuật viễn thông, thông tin liên lạc mà viết như đúng rồi ấy. Sao hôm đó nó không có trên tàu để mà dùng điện thoại, Zalo gọi cho người thân hay cơ quan cứu hộ nhỉ? Tôi là dân sông nước, giỏi bơi lội nên biết tình huống diễn ra nhanh, bất ngờ, bất khả kháng, tàu chòng nhành rồi lật úp trong chớp mắt thì con người rất hoảng loạn, rút điện thoại còn không kịp thì còn mở khóa bấm gọi thế nào được. Điện thoại ngay trong nhà vệ sinh nhà nó khi đóng kín cửa còn khó liên lạc được huống hồ giữa biển khơi dông lốc, vùng chết làm gì có sóng mà gọi.

    Trả lờiXóa
  2. Nặc danh13:11 28/7/25

    Hiện nay, trên thế giới chỉ có một vài nước có vệ tinh giám sát biển hiện đại xuyên mù thôi. Nhưng dẫu Việt Nam có vệ tinh này cũng không thể phát hiện tàu bị nạn ngay tức thời được.

    Trả lờiXóa
  3. Không hiểu sao trong tình cảnh ấy mà vẫn có thể viết bài xuyên tạc, ăn lươn nói láo như vậy được nhỉ. Trong khi thực tế là tất cả các lực lượng cứu hộ đều lao ra biển cứu người, biết bao nhiêu ngày hôm nay báo đài đều cung cấp thông tin nhanh và chính xác mà vẫn ngồi đó giở giọng được. Lừa ai chứ nhân dân thì chả ai tin những gì lão ấy nói đâu!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Toàn bọn câu like, câu tương tác trên mạng xã hội ấy mà bác. Có khi bị dân vào chửi nhiều quá, cái bài ấy lại nổi lên thì lão ấy lại càng thích ấy chứ. Nhiều khi cái bọn ngáo quyền lực, sống ảo nó có tư duy dị hợm lắm, mình người bình thường nuốt không nổi.

      Xóa
  4. Thật đáng lên án những kẻ lợi dụng sự đau thương của người khác để làm công cụ câu view câu like, giật tít để tăng sự tương tác. Đây là một hành vi quá tệ và không thể nào chấp nhận được. Đau thương mất mát của các gia đình có người thân bị mất trong vụ lật tàu là không gì đo đếm được, cần sự chia sẻ của tất cả mọi người.

    Trả lờiXóa
  5. Đời người gặp mấy thằng cha kiểu này bởi vì toàn nói sau. Mà nói sau còn nói không đúng, cố tình tạo dư luận xấu, trong khi sự thật khách quan đã được các báo chí chính thống khẳng định rồi. Mình không tin nghe theo lại đi cắt ghép, suy luận chủ quan thì đúng là khốn nạn thật. Chả lẽ định ăn gì đó trên nỗi đau thương mất mát. Liệu chừng

    Trả lờiXóa
  6. Nguyễn Hoàng Ánh đã cắt ghép thông tin một cách trơ trẽn, bóp méo sự thật về vụ tàu đắm một cách đáng phẫn nộ. Đây không phải là "văn chương" mà là hành động vô trách nhiệm, cố tình gieo rắc hoang mang và công kích chính quyền mà không hề dựa trên thực tế. Những người như vậy đang phá hoại niềm tin xã hội bằng những thông tin sai lệch và gây tổn hại nghiêm trọng đến tinh thần đoàn kết.

    Trả lờiXóa
  7. Việc Nguyễn Hoàng Ánh giễu cợt các công cụ liên lạc hay cố tình quy chụp trách nhiệm cho thấy sự thiếu hiểu biết và ác ý rõ ràng. Phải chăng, mục đích của những bài viết này không phải là tìm kiếm sự thật hay giải pháp, mà chỉ là để công kích và gây rối loạn xã hội? Chúng ta cần tỉnh táo để không bị dắt mũi bởi những thứ "văn chương cắt vá sự thật" như thế này, và bảo vệ môi trường thông tin lành mạnh.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sự việc tàu Vịnh Xanh bị lật và chậm trễ trong công tác cứu hộ một lần nữa cho thấy những bất cập nghiêm trọng trong quy trình phản ứng khẩn cấp của các cơ quan chức năng. Điều đáng buồn là dù đã có đầy đủ phương tiện và nhân lực tại chỗ, nhưng sự phối hợp thiếu hiệu quả và sự chần chừ trong ra quyết định đã khiến công tác cứu hộ không thể tiến hành kịp thời. Trong hoàn cảnh mỗi giây phút đều có thể là ranh giới giữa sự sống và cái chết, thì việc chậm trễ như vậy thật khó có thể chấp nhận. Câu hỏi đặt ra là: tại sao không có một cơ chế hành động ngay lập tức khi sự cố xảy ra? Và ai là người chịu trách nhiệm chính cho sự trì trệ này? Cần có một cuộc rà soát toàn diện về năng lực xử lý khủng hoảng để tránh những bi kịch tương tự trong tương lai.

      Xóa
  8. Bài viết không chỉ phản ánh sự thật đau lòng về tai nạn lật tàu, mà còn lột tả được sự can đảm và quyết liệt của nhà báo Nguyễn Hoàng Ánh trong việc nói lên sự thật. Trong một thế giới thông tin nhiễu loạn, việc dám đứng lên chất vấn sự thiếu minh bạch và trách nhiệm của các cơ quan chức năng là điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, điều đó cũng đòi hỏi sự bảo vệ từ phía xã hội đối với những người làm báo trung thực, khách quan. Bài viết nhấn mạnh rằng truyền thông không chỉ đưa tin mà còn phải là tiếng nói phản biện có trách nhiệm, vì lợi ích của người dân. Đây chính là tấm gương về đạo đức nghề nghiệp và lòng dũng cảm cần được trân trọng. Qua đó, công chúng càng thấy rõ sự cần thiết phải minh bạch hóa toàn bộ quy trình cứu hộ và điều tra vụ việc

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog