Chia sẻ

Tre Làng

Não trạng Thoát Trung về văn hóa của GS Chu Hảo

Ong Bắp Cày

Ông GS Chu Hảo, từng giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. Trong những bài viết trước, Tre Làng đã nhiều lần chỉ rõ, ông Hảo đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm, có những bài viết, phát ngôn có nội dung trái với Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; ông Hảo đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Tre làng cũng cho rằng, khuyết điểm của ông Chu Hảo là rất nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng, tác động xấu tới tư tưởng xã hội.

Nhân chuyện ông GS Chu Hảo bị UBKT Trung ương xem xét kỷ luật, tôi nhắc lại một chút về "Lý luận thoát Trung" của ông này. 


Vào chiều ngày 15/8/2014, buổi hội thảo "Thoát Trung về văn hóa" do GS Chu Hảo tổ chức, diễn ra tại hội trường tầng 4, tòa nhà Liên hiệp các hội Khoa học kĩ thuật Việt Nam, 53 Nguyễn Du, Hà Nội, với sự tham gia của gần 50 người từng góp mặt trong đủ các thể loại, từ biểu tình, café nhân quyền cho đến những đoàn hội được mang danh “dân sự’ như diễn đàn xã hội dân sự, văn đoàn độc lập, mạng lưới blogger Việt Nam như TS Nguyễn Quang A, TS Hán Nôm Nguyễn Xuân Diện, nhà thơ Hoàng Hưng,… Với thành phần như thế, đủ biết mục đích của hội thảo này là gì.

Không bàn đến việc các "nhân sĩ trí thức" vào bậc "ưu tú nhất quả đất" đã chuyển chủ đề "Thoát Trung về văn hóa" thành "Thoát Trung về chính trị" để tấn công vào hệ thống chính trị nước nhà, ngay tại trụ sở của cơ quan trực thuộc UB Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Bỏ qua, lối nói "theo đóm ăn tàn" của nhà văn Thùy Linh khi chị này nâng bi Thực dân Pháp, và biến kẻ xâm lược thành nhà hảo tâm đối với xứ Việt. Cũng không nhắc đến kẻ "ăn cháo đá bát" Nguyễn Ngọc Lanh với kết luận vô văn hóa rằng, "văn hóa ăn quả nhớ kẻ trồng cây", truyền thống "đền ơn đáp nghĩa là nguyên nhân cản trở tất cả sự phát triển của Việt Nam". Tôi cũng không chấp với Nguyễn Quang A, khi ông này cho rằng: "Chúng ta không thể thoát Trung vì chùa Bái Đính được gọi là chùa Tàu vì tiền của Tàu bỏ ra". Vì thực tế chả có gì chứng minh "Chùa Bái Đính là chùa Tàu, do Tàu bỏ tiền ra xây". Phát biểu như thế quả là liều và nực cười, nhất là với một ông Tiến sĩ.

Tôi quan tâm đến lời phát biểu của 2 ông: (1) Ông Đình Thiết nói: "đề nghị lột cái mũ bình thiên của Lý Thái Tổ ở bờ Hồ đi, vì mũ ấy là mũ của Tàu" và (2) Ông GS Chu Hảo đánh giá: "tượng Lý Thái Tổ ở bờ Hồ có “mặt như ông cố đạo Pháp, mà cái mũ lại mũ của Tàu". 

Thực tế khi dựng tượng, những người có trách nhiệm đã phải tổ chức hội thảo khá nhiều lần. Để có thể phán ánh được chân dung và dáng vóc, và thần thái của vua Lý Thái Tổ, các nhà khoa học đã phải dựa vào các cơ sở khoa học. Vắn tắt, đó là:

1. Di vật khảo cổ học (quần áo, mũ mão thời lý); 
2. Kỹ thuật dựng hình từ các dỉ chi đào được;
3. Những hiểu biết và kỹ năng "Nhân chủng học";
4. Những hiểu biết về giải phẫu tạo hình;
5. Khu vực mộ táng của Lý Thái Tổ.

Đã có những cuộc Hội thảo khoa học vào năm 2003 với đông đủ các nhà sử học, văn hóa học, các kiến trúc sư, điêu khắc gia, họa sĩ... tham gia nhằm thảo luận về hình tượng vua Lý sẽ được thể hiện như thế nào trước khi xây dựng tượng đài.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Lý Công uẩn sinh năm 974. Năm 35 tuổi Lý Công Uẩn dựng nên triều Lý (1009). Quyết định dời đô ra Thăng Long khi 36 tuổi và mất ở tuổi 55 (1028). Hình ảnh các vị vua chúa, tướng lĩnh, danh nhân của nhiều thế kỷ trước, hầu hết đều không có hình vẽ hoặc tượng để lại, cũng không được mô tả kỹ lưỡng ngoài những dòng ca ngợi ngắn và cũng mang tính ước lệ, tượng trưng do tình cảm tôn vinh của người chép sử hoặc nhân dân truyền tụng lại. Chẳng hạn khi viết về Thân vệ Lý Công Uẩn thì chỉ là "người khoan thứ, nhân từ", "thông minh, tuấn tú khác thường" sẽ "là bậc minh chủ trong thiên hạ" v.v...

Những thông tin đó không đủ là chất liệu cho các nghệ sĩ tạo hình. Họ phải làm theo phương pháp giả định tùy theo kiến thức lịch sử, tình cảm, sự tưởng tượng, sự sáng tạo cao hay thấp của mỗi người nghệ sĩ.

Trang phục của vua Lý cũng không có một tư liệu nào để khai thác. Còn suy đoán lịch sử theo lô-gic thì trang phục triều đình Lý mới lập nghiệp sẽ chưa thể đưa ra một kiểu mẫu nào mới khác với triều Đinh, Lê trước đó, mà các thời này lại ăn mặc theo trang phục Tống triều. Điều này lại trông chờ ở các nhà sử học, trang phục học hoặc các nhà điêu khắc tưởng tượng và giải quyết sao cho mọi người có thể chấp nhận được.

Các nhà nghiên cứu Vũ Khiêu, Nguyễn Vinh Phúc, Trần Lâm Biền, Lê Văn Lan, Nguyễn Văn Huy, Phan Khanh, Đặng Văn Bài, Trần Đức Cường... kiến trúc sư Nguyễn Trực Luyện, họa sĩ Trịnh Quang Vũ (người nghiên cứu và có nhiều tư liệu cổ về trang phục) và một số học giả khác đã có những ý kiến góp phần làm “sáng” các vấn đề đang trong tình trạng “mờ” này.

Sau một thời gian, Ban tổ chức đã nhận được 28 mẫu tượng cùng các sa bàn, bản vẽ phối cảnh. Hội đồng nghệ thuật (HĐNT) đã tiến hành nhiều cuộc thảo luận, nhiều vòng bỏ phiếu kín để chọn ra ba mẫu hội đủ các tiêu chí đề ra. Đó là mẫu phác thảo của các nhà điêu khắc Lê Đình Bảo, Vi Thị Hoa và Lê Đình Quỳ.

Cả ba mẫu đã được HĐNT tiến cử đến các cấp lãnh đạo thành phố xem xét và quyết định lựa chọn. Đây cũng là việc làm được quy định của một Hội đồng tư vấn. Và cuối cùng NĐK Vi Thị Hoa đã chiến thắng.

Nói như thế để thấy, việc lựa chọn hình tượng vua Lý Thái Tổ cùng với trang phục của người là việc làm rất công phu. Tuy nhiên, khó có thể làm rõ được chiếc mũ của nhà vua đội có thực sự phù hợp hay không.

Tôi nghĩ, việc một triều đại nào đó học tập trang phục của người Trung Quốc cũng là điều dễ hiểu, và thực tế các triều đại trước cũng đã làm như vậy.

Trong đời sống xã hội hiện đại, người dân, thậm chí cả quân đội, cảnh sát thiết kế trang phục dựa trên cơ sở tham khảo trang phục của nước khác thì cũng không có nghĩa là lệ thuộc hay phụ thuộc vào họ.

Hãy thử hỏi chiếc mũ cử nhân của sinh viên, mũ Kê-pi của Quân đội, của cảnh sát, của Hải quân không chỉ ở Việt Nam, mà còn ở nhiều nước trên thế giới đang sử dụng có nguồn gốc từ đâu, và việc chúng ta sử dụng những chiếc mũ ấy, liệu có phải là lệ thuộc vào họ?

Chiếc áo trắng cộc tay mà ông Chu Hảo đang mặc kia có nguồn gốc Âu châu liệu có phản ánh việc ông Chu Hảo lệ thuộc văn hóa vào nơi xuất phát?

Mái tóc, đôi giầy kiểu châu Âu mà ông Chu Hảo đang sử dụng có cần phải vứt đi và thay vào đó là mái tóc dài búi tóc, chân đất, xăm mình để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc?

Câu trả lời khá đơn giản, bởi "chiếc áo không làm nên thầy tu".

Vậy "Hội thảo Thoát Trung về văn hóa" thực chất là gì, chắc các bạn đã hiểu.

Đáng buồn hơn cả, một giáo sư như ông Chu Hảo lại có tầm nghĩ "Thoát Trung về văn hóa" lại chỉ là...bỏ chiếc mũ Bình thiên của vua Lý Thái Tổ. Hóa ra ông là loại hồ đồ chuyên ăn theo nói leo đám rận sĩ ăn tàn phá hại.

Xin mách cho ông Chu Hảo một video do người Pháp thực hiện: Video lễ lên ngôi Hoàng thái tử cuối cùng của Việt Nam (Tôi thấy đăng trên trang Người Đồng Bằng của nhà báo Anh Kiệt). Video này sẽ khai sáng cho ông về chiếc mũ Bình thiên cũng như trang phục cung đình xưa của người Việt: 

https://www.youtube.com/watch?v=BHRUvRWIg-U

Quả là không sai khi nhà văn Đông La gọi ông Chu Hảo và Võ Thị Hảo là đám "Bất Hảo".

***
Ảnh trên: GS Chu Hảo và nhà thơ Hoàng Hưng - Ảnh: Phạm Xuân Nguyên

6 nhận xét:

  1. Thật sự không thể hiểu được sao lại cho tên tha hóa về nhân cách cũng như phẩm chất như tên GS Chu Hảo này làm Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ được chứ. Những lời nói toàn là những thông tin sai trái với quy định của Đảng cũng như đang đi ngược lại với chế độ của tên này đang làm cho bức xúc của dư luận. Nên cho nó về vườn chứ GS gì cái loại người này, thật không xứng đáng là một đảng viên của ĐCS thì đúng hơn!

    Trả lờiXóa
  2. Nặc danh08:40 27/10/18

    Chu Hảo không những muốn " thoát Trung" mà còn muốn " thoát Hồ".Hảo từng nói giá như Hồ Chí Minh có học hơn tí xíu, chứ không phải học chỉ cở tiểu học rồi bỏ học đi lang thang như một kẻ vô gia cư không tiền, không nghề ngỗng , sống bằng miệng lưỡi đụng gì làm nấy để kiếm sống, sau cùng quá đói nên phải chui xuống tàu xin làm phụ bếp và đi theo tàu đến chỗ này chỗ nọ và vì thế do ma đưa lối ,quỷ dẫn đường, gia nhâp đảng cộng sản và mang nó về Việt Nam khiến nó làm cho đất nước banh ta long, kiệt quệ hấp hối và dân Việt Nam thành điên điên khùng khùng ,vô kỷ luât, gian xảo, xạo láo, khôn nhà dại chợ, vọng ngoại, khôn văt, gian vặt như ngày nay chẳng qua do bao năm qua bị buộc phải học , đọc , nghe những điều xạo láo về thành tích, cống hiến của Hồ do cái guồng máy tuyên truyền của đảng tạo dựng nên.Hảo nói thêm thành tích cống hiến của Hồ thật sự hoàn toàn không có hoặc đươc nổ lên hàng tỉ lần mà cụ thể như việc đi lang thang kiếm sống do ít học, không tiền hình tướng dung mạo kỳ quái lại đươc nổ lên một tỉ lần thành" bác đi tìm đường cứu nước !" và cuộc đời có vợ con ai cũng biết vậy mà lại che dấu bằng cách nổ " bác hy sinh cuộc đời riêng cho dân tôc!".Hảo nói tiếp Hồ chỉ có thể là quỷ chứ hoàn toàn không phải là thánh khi xúi hàng triệu người Việt từ Bắc cầm súng đánh miền Nam dưới danh từ rất nổ là giải phóng trong khi dân miền Nam hoàn toàn không yêu cầu.Hảo ghét cay ghét đắng ông Hồ khi khi cho rằng khi ông Hồ bắt lầu làm lãnh tụ vĩ đại là dân Việt bắt đầu điêu tàn và lụn bại .Chu Hảo có lẻ cho rằng mình đã già nên hết muốn sống thêm hay chăng khi đưa ra những nhận định như trên ?!

    Trả lờiXóa
  3. Thật đáng buồn cho nhân dân đất nước khi một tên phẩm chất bị tha hóa biết chất như thế này lại giữ 1 chức vụ chủ chốt trong hệ thống nước ta. những người này phải đem ra trước pháp luật trừng trị một cách xứng đáng làm gương cho những kẻ tiếp theo. đứng trong hàng ngũ của Đảng mà lại ăn nói ngông cuồng thật đáng xấu hổ cho nhân dân đất nước

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nguyễn Văn22:24 27/10/18

      Thì cũng vì Chu Hảo có cha là cán bộ cao cấp mà ra cả đấy.(Chu Hảo vốn có cha làm Giám đốc Sở Công an Bắc Bộ năm 1945). Con ông cháu cha, được xuất ngoại học hành, tiếp thu tư tưởng "tiến bộ" phương Tây trong hơn chục năm du học...

      Xóa
  4. Chu Hảo à đại diện thế hệ trí thức Việt Nam đầu tiên được chế độ hậu thuẫn, gây dựng nền móng cho nền khoa học và công nghệ nước nhà. Tuy nhiên ông Chu Hảo cũng như Bùi Tín, Cù Huy Hà Vũ lại không chọn con đường phát triển sự nghiệp cách mạng do cha ông mình là bậc khai quốc công thần tạo dựng mà lại trở thành điển hình của kẻ trở cờ, gây dựng riêng cho mình lớp trí thức, cán bộ đảng viên bất mãn, chống Đảng Nhà nước hàng chục năm qua, gây hậu quả rất nghiêm trọng cho đất nước.

    Trả lờiXóa
  5. Việt Nam-Trung Hoa núi liền núi sông liền sông,môi hở răng lạnh.mãi mãi là ae tốt..vì thế sao phải thoát thằng anh mình làm cái gì

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog