Chia sẻ

Tre Làng

Cấm biểu tình phản đối biện pháp kiềm chế dịch tại TP Berlin, Đức

Chính quyền thành phố Berlin của Đức ngày 26/8 đã quyết định cấm cuộc biểu tình theo kế hoạch diễn ra vào cuối tuần này, với hàng nghìn người dự định xuống đường để phản đối các biện pháp kiềm chế dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Berlin, Đức, ngày 18/6/2020. Ảnh minh họa: THX/TTXVN

Theo phóng viên TTXVN tại Đức, Bộ Nội vụ bang Berlin thông báo lệnh cấm được đưa ra do những lo ngại người biểu tình vi phạm quy định chống lây nhiễm. Các cuộc biểu tình vào ngày 1/8 vừa qua ở Berlin cho thấy người biểu tình đã phớt lờ các quy định vệ sinh dịch tễ hiện hành cũng như các quy tắc liên quan, như không đeo khẩu trang và không giữ khoảng cách tối thiểu. Theo kế hoạch, những người biểu tình phản đối các hạn chế được áp đặt do dịch COVID-19 đã lên kế hoạch tuần hành qua quận Mitte ở Berlin vào trưa 29/8 và sau đó tụ hội trên Phố 17/6 vào chiều cùng ngày. Cảnh sát thông báo dự kiến có khoảng 17.000 người tham gia biểu tình, trong khi cũng có một số cuộc biểu tình đã đăng ký để chống lại các cuộc tuần hành này. Bộ trưởng Nội vụ Berlin Andreas Geisel kêu gọi người dân tránh xa các hoạt động biểu tình như vậy, đồng thời cảnh báo lực lượng an ninh sẽ can thiệp nếu vẫn diễn ra biểu tình.

Liên quan tình hình dịch bệnh ở Đức, Viện dịch tễ Robert Koch (RKI) sáng 26/8 thông báo các cơ quan y tế nước này đã ghi nhận thêm gần 1.600 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, tăng khoảng 300 ca so với một ngày trước đó. Các chuyên gia lo ngại nguy cơ gia tăng mạnh về số ca nhiễm khiến các cơ quan y tế bị quá tải trong việc theo dõi các chuỗi lây nhiễm. Tuy nhiên, cũng có thông tin cho rằng số ca tăng lên là do năng lực y tế của Đức cho phép tiến hành xét nghiệm quy mô lớn trên toàn quốc, qua đó phát hiện thêm nhiều ca nhiễm mới. Cho đến nay, Đức đã ghi nhận tổng cộng 236.430 ca mắc COVID-19 và 9.280 ca tử vong. Hiện có khoảng 210.600 người đã khỏi bệnh.

Tại Ukraine, chính phủ đã áp đặt lệnh cấm tạm thời đối với phần lớn du khách nước ngoài nhập cảnh vào nước này cho đến ngày 28/9 tới, đồng thời gia hạn các biện pháp phong tỏa cho đến cuối tháng 10 để ngăn chăn dịch bệnh lây lan. Phát biểu tại cuộc họp nội các, Thủ tướng Ukraine Denys Shmygal cho biết vào ngày 27/8 tới, chính phủ cũng cần quyết định xem có cấm các sự kiện đông người vào tháng 9 hay không.

Tại Kenya, Tổng thống Uhuru Kenyatta đã gia hạn lệnh giới nghiêm toàn quốc thêm một tháng trong bối cảnh số ca nhiễm mới đang tăng nhanh tại các khu ngoại ô của thủ đô Nairobi. Trong bài phát biểu trên truyền hình, Tổng thống Kenyatta cũng ra yêu cầu các quán rượu và hộp đêm đóng cửa thêm 30 ngày. Tuy nhiên, số người dự đám cưới, tang lễ và các sự kiện khác lại được phép tăng lên. Hiện dịch bệnh đã có dấu hiệu thuyên giảm tại thủ đô Nairobi và thành phố cảng Mombasa, song số ca nhiễm tại các huyện và vùng nông thôn lại có xu hướng tăng lên. 

Mạnh Hùng - Đặng Ánh (TTXVN

8 nhận xét:

  1. :) Ôi thế này thì dịch bao giờ mới hết được? không hiểu họ sợ chết hơn hay sợ tạm thời không được đi lại , hạn chế quyền tự do để chống dịch hơn? Động chút là biểu tình như thế này thì hẳn cảnh sát cũng đu đầu trong quá trình quản lý lắm đây. Giá như người dân họ chịu hiểu ra việc họ biểu tình nó gây cho tình hình dịch bệnh trở nên phức tạp như thế nào

    Trả lờiXóa
  2. Cái việc cấm biểu tình là cần thiết lúc này. Việc tụ tập đông người là việc cấm kị tại thời điểm dịch bênh, chả hiểu sao dịch thì đang bùng phát nguy hiểm mà tụ tập cả mấy nghìn người, không đeo khẩu trang và cùng hô khẩu hiệu :) Cái điều này thì giúp ích được gì cho chính bản thân họ hay là gián tiếp làm tình hình dịch trở nên nặng hơn

    Trả lờiXóa
  3. Người dân ở dưới cái chế độ tư sản có suy nghĩ cái suy nghĩ hơi bị làm quá lên cái gọi là quyền tự do của mình thỉ phải. Chỉ cần bị một chút cấm đoán, mặc dù đó cũng chỉ là những hành động giúp cho người dân bớt đi lại thì hạn chế giao tiếc và hạn chế được dịch thôi vậy mà lại lôi nhau ra đường phố để mà biểu tình , thật sự không biết suy nghĩ trước sau gì cả

    Trả lờiXóa
  4. Theo mình thấy biểu tình là một hành động ít mang lại hiệu quả nhất đặc biệt lại còn là biểu tình phản đối các quyết định , lệnh cấm của chính phủ có liên quan đến công tác chống dịch thì thực sự là ngu ngốc và như là đang làm hại chính mình vậy. Mong người dân họ tỉnh táo và đừng ủng hộ các đối tượng dẫn đầu cái trò này

    Trả lờiXóa
  5. Tình hình dịch bệnh đang nóng trở lại trên toàn cầu nhưng tại sao ở Đức lại phải biểu tình phản đối kiềm chế dịch bệnh. Phải chăng người dân không lo cho sức khỏe của mình và cộng đồng hay trong cách làm của chính quyền có khúc mắc

    Trả lờiXóa
  6. Cái này người ta nói ngu mà lì đây mà, chưa thấy quan tài chưa sợ đây mà, dịch bệnh thì đang phức tạp, cứ ngu ngơ bất chấp thế này thì chẳng mấy mà ra nghĩa trang. Tưởng người nước ngoài thế nào hóa ra thì so với người Việt ta còn thua xa, chắc cứ phải chết vài triệu người đám này mới tỉnh ngộ mà chấp hành.

    Trả lờiXóa
  7. Với những kẻ như thế này thì chịu thật rồi, hèn gì dịch bệnh ở Đức cũng như Châu Âu đang tan hoang. Dịch bệnh thì phức tạp, chính quyền thì dùng mọi biện pháp mà người dân thì cố chấp, xem nhẹ tính mạnh của bản thân và xã hội, còn tỏ thái độ chống đối, khi mà chính quyền không quan tâm thì cũng kêu gào, khi dùng biện pháp chống dịch thì biểu tình phá rối, đúng là dân ở xứ dân chủ nó có cái ngu giống đám dân chủ nước mình.

    Trả lờiXóa
  8. Ở các nước tự nhận là "dân chủ ' theo kiểu Phương Tây thì họ lấy cái quyền tự do cá nhân của con người còn to hơn quyền của Cộng đồng, của Nhà nước; còn các Nhà nước dân chủ theo kiểu Đông Phương thì đặt lợi ích của Cộng đồng, của Đất nước to hơn quyền các cá thể, cá nhân các Thành viên trong đó, vì thế mới có chuyện các cá nhân Phương Tây thích làm gì thì làm theo ý mình, tỷ như : đang đi cũng đè nhau ra làm tý giữa thanh thiên bạch nhật, hôn hít sờ mó đủ thứ , có nơi ở Đức còn tổ chức nhà thổ để ai đó thích thể hiện thì lên biểu diễn tại chỗ và còn có thể được thưởng nếu thể hiện 'bản năng tốt hơn, dai hơn người khác' vv..... họ con đó là tự do cá nhân, nhưng ở Phương Đông hành động ấy nó trái với thuần phong tục mỹ của cộng đồng. Vì vậy khi cần cách ly xã hội để chống dịch thì Phương Tây toang hơn Phương Đông là thế và cộng đồng tại Đức biểu tình phản đối các biện pháp cứng rắn của chính quyền để chống dịch là vậy, thế nên nền "Dân chủ' Tây phương có lợi gì cho con người đâu nhể? .

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog