Chia sẻ

Tre Làng

Báo chí và rắn hổ mang

Ong Bắp Cày

Hôm nay báo chí đăng bài "Mang 2 con rắn hổ mang chúa đi tiêu thụ, hai đối tượng bị bắt ở Hà Tĩnh" thấy có gì đó cay cay. Cùng là người bắt rắn, bán rắn mà có vụ thì bắt, xử lý hình sự, có vụ thì được các báo khóc than, tôn vinh thành vị thánh?

Trích báo:

"Ngày 24/9, thông tin từ Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đơn vị này vừa phối hợp Công an huyện Hương Khê, Công an xã Hương Trạch, Trạm kiểm lâm địa bàn Hương Đô bắt giữ 2 đối tượng đang vận chuyển, buôn bán động vật hoang dã nguy cấp quý hiếm". 

Danh tính hai đối tượng bị bắt giữ là Võ Văn Thanh (SN 1986) và Đinh Huyền Trang (SN 2001) cùng trú tại thôn Thanh Lạng, xã Thanh Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình".

Trích tiếp: "Tại cơ quan điều tra, các đối tượng khai nhận, 2 cá thể rắn trên được đối tượng Đinh Huyền Trang mua của hai người dân tộc tại xã Lâm Hóa (huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình). Khi 2 đối tượng này đưa hai cá thể rắn đi tiêu thụ thì bị lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ". [Hết trích].

Vi phạm pháp luật bị xử lý là đúng, không có gì phải bàn. Ngoài ra, việc xử lý bằng pháp luật sẽ nâng cao nhận thức cho người dân, đồng thời góp phần bảo vệ động vật hoang dã, bảo vệ môi trường. 

Tuy nhiên, cách đây tầm hơn một tháng, một vụ việc tương tự nhưng báo chí lại có cách hành xử khác hẳn. Xem hình bên. Chuyện là có anh Tâm ở Tây Ninh bắt con hổ mang chúa, rồi bị nó cắn phải nhập viện cấp cứu. Lên đến giường bệnh, anh vẫn còn túm chặt con rắn và chụp vài kiểu tự sướng khá ấn tượng rồi đẩy lên Facebook trước khi hôn mê và thế là các nhà báo vào cuộc đẩy lên thành bão mạng. Các anh thợ chữ múa bút vẽ ra hoàn cảnh lâm ly bi đát của anh với hàng loạt bài kiểu "Liều mạng ôm rắn độc để có tiền lo học phí cho con, Thái sơn nào sánh nổi". Đã có rất nhiều người tốt móc hầu bao giúp anh chữa bệnh. Đó có lẽ là điều tuyệt vời nhất mà báo chí làm được trong vụ này. Nhưng cái dở nhất của báo chí là mải chạy theo viu của người đọc khiến họ mất khôn.

1.
Đọc bài của VTC News và Tuổi Trẻ thấy anh Tâm và vợ anh kể lể rằng, họ phải bắt rắn để đóng HỌC PHÍ cho con năm nay vào lớp 4. Năm học mới sắp đến mà chưa có tiền đóng HỌC PHÍ. 

Tôi nghĩ, vợ chồng anh nói xạo hoặc là báo chí nhét chữ vào mồm miệng vợ chồng anh. Con anh năm nay vào lớp 4, tức ở bậc tiểu học, mà bậc tiểu học thì không phải đóng HỌC PHÍ, trong khi đó anh nói phải bắt rắn để lo HỌC PHÍ cho con là không đúng. 

Tại khoản 3 Điều 99 Luật Giáo dục 2019 quy định về "Học phí, chi phí của dịch vụ giáo dục, đào tạo" quy định rất rõ: "Học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục công lập không phải đóng học phí; ở địa bàn không đủ trường công lập, học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục tư thục được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí, mức hỗ trợ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định". 

Con anh Tâm năm nay mới vào học lớp 4 sao lại phải đóng học phí? 

2.
Anh Tâm có hành vi bắt, buôn bán động vật quý hiếm là vi phạm pháp luật và sẽ bị khởi tố nếu những người thực thi pháp luật làm nghiêm. Chiểu theo luật, anh Tâm đã vi phạm "quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm." và vi phạm điểm c khoản 1, Điều 244 của Bộ luật hình sự năm 2015.

Đầu năm nay, anh Nguyễn Văn Hợp ở Hà Nội có hành vi tương tự như anh Tâm đã bị TAND quận Bắc Từ Liêm tuyên phạt 5 năm 6 tháng tù về tội Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm. Xem ảnh bên.

Anh Tâm, một tay bắt rắn chuyên nghiệp lẽ phải bị pháp luật xử lý nhưng lều báo đã cứu anh và biến anh trở thành người hùng gặp nạn. Thay vì bị lên án vì hành vi săn bắt động vật quý hiếm trái phép, anh này không những không bị pháp luật xử lý mà còn được báo chí tôn vinh thành người cha của năm. Trường hợp này, Hổ mang chúa và Lều báo độc hại như nhau. Con rắn có thể cắn chết một người, nhưng lượng độc hại trong bài viết của lều báo có thể đào được hố sâu ngăn cách người dân với chế độ, làm tổn thương dẫn đến bại liệt cả một chế độ.

Nói như thế để thấy báo chí đã không công bằng, thiếu sòng phẳng trong tác nghiệp. Cùng một hành vi vi phạm pháp luật, nếu họ thích người vi phạm có thể được tô vẽ thành anh hùng. Ngược lại, nếu họ không thích thì người vi phạm có thể ngồi sau song sắt.

3 nhận xét:

  1. Từ mấy chục năm nay, đặc biệt khi thời đại công nghệ số phát triển thì báo chí điện tử dần thay báo chí truyền thống, nó như một cánh cửa mà ai cũng có thể vào đọc, vào chiêm nghiệm, thích buồn yêu ghét...đủ thứ cảm xúc. Nhưng cái chính khiến cho báo chí có sức mạnh như vậy là khả năng lèo lái dư luận. Báo chí như một con người "hai mặt" nhưng không biết đâu là mặt thật, đâu là mặt giả..hư hư ảo ảo cứ thế đan xen. Nói thế để hiểu rõ bản chất mấy anh báo la cũng chẳng hay hớm gì, có khi thành đối cực với cái thẳng, cái thật .Hy vọng mấy anh này đừng làm gì quá trớn, đặc biệt là có sự công bằng, chứ mong các anh tốt lên thì hơi khó...!!!!

    Trả lờiXóa
  2. Người ta có câu "Nhà văn nói láo, nhà báo nói thêm" quả đúng là như vậy. Trước hàng nghìn đầu báo điện tử như hiện nay thì việc nhà báo với những thủ đoạn chèo lái, thêm bớt để đánh lạc hướng người đọc, câu view là không còn xa lạ. Nghe một viết mười, thậm chí nó còn không đúng sự thật, xuyên tạc chỉ với mục đích câu view,chèo lái dư luận. Nghề báo là nghề cung cấp thông tin cho người dân, là nghệ định hướng dư luận vì vậy người làm báo cũng nên đặt cái tâm, cái trách nhiệm vào mỗi bài báo của mình để có những nhìn nhận khách quan, công bằng nhất. Với xu hướng như hiện nay thì ngành báo đang dần mất đi bản chất vốn có của nó.

    Trả lờiXóa
  3. Báo chí thật là đáng sợ, họ có thể dễ dàng bẻ cong đi sự thật hoặc cũng có thể tô vẽ thêm làm cho một người trở thành người hùng hoặc cũng có thể biến người bình thường trở thành kẻ tù túng, thế mới nói báo chí ngày càng đánh mất bản chất và giá trị vốn có của nó

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog