Chia sẻ

Tre Làng

Biểu tình nổ ra khắp nước Mỹ

Người biểu tình đổ xuống đường phản đối quyết định không truy tố tội giết người những cảnh sát liên quan cái chết của một nữ y tá da đen.

Tổng chưởng lý Kentucky Daniel Cameron hôm 23/9 công bố kết luận của bồi thẩm đoàn, cho biết hai cảnh sát da trắng nổ súng vào căn hộ của nữ y tá da đen Breonna Taylor hôm 13/3 sẽ không bị truy tố tội giết người vì sử dụng vũ lực chính đáng.

Một người biểu tình chạy trốn khỏi lực lượng cảnh sát thành phố Louisville, bang Kentucky, sau khi bị bắt trên phố Market hôm 23/9 trong cuộc biểu tình phản đối quyết định của bồi thẩm đoàn trong vụ Breonna Taylor. Ảnh: Reuters.

Hai sĩ quan Jonathan Mattingly và Myles Cosgrove đã bắn trả để tự vệ sau khi bạn trai của Taylor nổ súng khiến Mattingly bị thương ở đùi. Brett Hankison, sĩ quan thứ ba bị truy tố ba tội gây nguy hiểm cấp độ một vì đã nổ súng khiến đạn lạc vào nhà hàng xóm của Taylor. Tội danh này xếp mức thấp nhất trong số các trọng tội hình sự ở Kentucky, mức án tối đa là 5 năm tù.

Taylor, 26 tuổi, bị giết ngay trước mặt bạn trai có vũ trang lúc nửa đêm, sau khi ba sĩ quan ập vào nhà cô, mang theo lệnh khám. Cameron cho hay Hankison đã nổ 10 phát súng xuyên qua căn hộ của Taylor sang căn bên cạnh, nơi ở của một người đàn ông, một phụ nữ mang thai và một đứa trẻ.

"Không có bằng chứng" cho thấy Hankison đã bắn trúng Taylor, Cameron nói.

Quyết định do Cameron công bố khiến các nhà hoạt động vì dân quyền phẫn nộ, cáo buộc "vi phạm công lý". Benjamin Crump, luật sư dân quyền nổi tiếng đại diện cho gia đình Taylor, đã gọi quyết định của bồi thẩm đoàn là "vô nhân đạo" khi không một sĩ quan nào bị truy tố vì đã gây ra cái chết của Taylor.

Những người biểu tình lập tức xuống đường hô vang: "Chẳng có mạng sống nào đáng giá tới khi Mạng sống người da đen đáng giá", tuần hành nhiều giờ trên khắp đường phố Louisville, thành phố lớn nhất Kentucky, trong bối cảnh xảy ra vài cuộc đụng độ lẻ tẻ với cảnh sát chống bạo động.

Angelo Pinto đeo một chiếc khẩu trang màu đen có chữ "Breonna Taylor" khi cùng những người khác diễu hành qua đường phố Louisville, bang Kentucky, nơi 21h bắt đầu áp đặt lệnh giới nghiêm kéo dài 72 giờ

"Không công lý, không hòa bình", những người biểu tình hô vang. Pinto là đồng sáng lập của Until Freedom, một tổ chức đấu tranh vì công bằng xã hội, chống lại bất công trong hệ thống chính quyền và chống phân biệt chủng tộc.

Các cuộc biểu tình tương đối yên bình, kéo dài từ sáng đến tối, tới khi một tiếng súng vang lên khiến đám đông vội vàng tìm chỗ ẩn nấp. Tiếng súng nổ ra từ đám đông sau khi cảnh sát bắn hơi cay và đạn khói vào người biểu tình.

Văn phòng Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) ở Louisville lập tức triển khai đội đặc nhiệm hỗ trợ cảnh sát thành phố. Robert Schroeder, cảnh sát trưởng Louisville, cho biết đã bắt giữ một nghi phạm, hai sĩ quan đang trong tình trạng ổn định, một người phải phẫu thuật nhưng vết thương không đáng lo ngại.

"Chúng ta thừa hiểu không thể dùng bạo lực chống bạo lực. Hãy nghĩ về hai sĩ quan cảnh sát và gia đình họ tối nay. Vì vậy tôi đề nghị mọi người hãy về nhà ngay",Thống đốc Kentucky Andy Beshear nói.

Cảnh sát phong tỏa con đường nơi một sĩ quan bị bắn ở Louisville hôm 23/9. Ảnh: Reuters.

Biểu tình cũng diễn ra tại những thành phố khác. Ở thủ đô Washington, người biểu tình tuần hành dọc đoạn đường Black Lives Matter Plaza (Mạng sống người da đen quan trọng). Còn tại Brooklyn, New York, vài trăm người tụ tập ngoài Trung tâm Barclays, hô vang "chúng tôi muốn công lý cho Breonna".

Tại Atlanta, biểu tình diễn ra trong yên bình suốt nhiều giờ, khi hàng trăm người tuần hành qua trung tâm thành phố. Tuy nhiên, không khí nóng lên vào buổi tối, khi Lực lượng Tuần tra bang Georgia triển khai hơi cay chống lại người biểu tình.

Biểu tình cũng diễn ra ở những thành phố khác như Nashville ở Tennessee; Columbus ở Ohio; Philadelphia ở Pennsylvania; St. Paul ở Minnesota và Chicago ở Illinois.

Hồng Hạnh (Theo Reuters/CNN

5 nhận xét:

  1. Lại câu chuyện cũ mèm-phân biệt chủng tộc, sắc tộc, da màu ở nước Mỹ. Sau vụ việc anh cảnh sát ghì nghẹt thở đến chết anh da đen, nay bắn chết nữ y tá...cho thấy sự khủng hoảng trầm trọng trong nước Mỹ rất trầm trọng, đến mức khó có thể dung hòa. Mâu thuẫn da màu như cơn lửa đôm đốm nhỏ, nó cứ âm ỉ âm ỉ cháy, chờ một sự vụ nổi lên là bùng lên mạnh mẽ. Có ai ngờ đâu một đất nước suốt ngày rêu rao bình đẳng, tự do, bác ái nhưng đầy rẫy sự bất công. Xem ra đám dân chủ chắc muối mặt lắm đây, cứ bợ đít cho lắm vào...

    Trả lờiXóa
  2. Bất ổn trong long nước Mỹ kể từ cái vụ cảnh sát khiến một người da màu chết do không thể thở được và đã có nhiều biến tướng trong các cuộc biểu tình tại Mỹ. Nhân đây mình cũng gửi bọn rận chủ trong nước tung hô Mỹ bây giờ xem đi đâu là thiên đường, đâu là tốt đẹp, liệu Mỹ nhân quyền có được đảm bảo, mọi thứ đều tốt đẹp nếu thế thì đã không có mâu thuỗn và không có đấu tranh.

    Trả lờiXóa
  3. Thật tệ hại, các bất ổn tại nước Mỹ tiếp tục lan rộng và chưa thấy tình hình khá lên tí nào vậy mà tờ newyork time à? lại đi nghe một đứa bệnh nhân covid số 17 tại Việt Nam xàm xí rồi lên an Việt Nam này nọ, tố Việt Nam nào là vi phạm nhân quyền, định hướng dư luận về covid. Thật buồn cười thay khi chính Mỹ là nơi có tất cả những điều tờ báo đó nói.

    Trả lờiXóa
  4. Một đất nước luôn rêu rao là dân chủ, nhân quyền, luôn lợi dụng danh nghĩa dân chủ nhân quyền để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác vậy nhưng trong xã hội Mỹ, dưới tượng đài tự do vẫn đang có những bất công, đang tồn tại sự phân biệt chủng tộc, phân màu giàu nghèo hết sức sâu sắc. Để thử xem qua các sự việc này Mỹ lấy còn lấy cớ gì để can thiệp vào công việc các nước khác, còn lấy nguyên do gì để kích động gây rối, biểu tình ở các nước.

    Trả lờiXóa
  5. Đây chính là mặt trái của một xã hội sử dụng vũ khí tự do và càng nguy hiểm hơn khi nó dính đến vấn đề sắc tộc. Chưa cần biết đúng sai nhưng chính yếu tố màu da trong câu chuyện này đã có thể trở thành chủ đề phản biện của các nhà dân chủ, nhân quyền

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog