Chia sẻ

Tre Làng

Kêu gọi được hơn 100 tỷ đồng ủng hộ miền Trung, ca sĩ Thủy Tiên không vi phạm pháp luật

Việc ca sỹ Thủy Tiên kêu gọi đóng góp để giúp người dân vùng bị thiên tai khắc phục hậu quả là đáng trân quý. Dù không hề có bất cứ ý kiến phản đối hay nghi vấn nào của chính quyền các cấp về việc làm của Thủy Tiên, nhưng dư luận đã lôi câu chuyện này ra, đặt vấn đề về tính hợp pháp của việc kêu gọi ủng hộ làm thiện nguyện của ca sỹ này. Nhiều người đã lôi Nghị định 64 ra để xuyên tạc nhằm tấn công chế độ, phỉ báng các cơ quan đảng và nhà nước dưới vỏ bọc chỉ trích hoặc bảo vệ ca sỹ Thủy Tiên. Tre Làng Blog chép nguyên văn bài viết của tác giả Thủy Tiên trên báo Đời Sống & Pháp Luật để mọi người tham khảo.

Trước ý kiến cho rằng ca sĩ Thủy Tiên kêu gọi được hơn 100 tỷ đồng ủng hộ miền Trung là vi phạm pháp luật, luật sư Phạm Ngọc Hải cho hay Khoản 2 Điều 5 Thông tư 72/2008/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 64/2008/NĐ-CP thì pháp luật cho phép cá nhân, tổ chức thực hiện hỗ trợ trực tiếp cho các nạn nhân.

Việc ca sĩ Thủy Tiên kêu gọi được hơn 100 tỷ đồng rồi đích thân lặn lội đến tâm lũ ở miền Trung để thăm hỏi, trao qua cho bà con nhưng ngày qua đã khiến mọi người vô cùng xúc động và yêu mến.

Tuy nhiên, không ít người bày tỏ lo ngại cho rằng hành động của nữ ca sĩ Thủy Tiên khi kêu gọi tiền cứu trợ đã vi phạm Điều 5 Nghị định 64/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2008 quy định về các tổ chức, đơn vị được tiếp nhận và phân phối tiền, hàng cứu trợ và ngoài các tổ chức, đơn vị này, không một tổ chức, đơn vị, cá nhân nào được quyền tổ chức tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ.

Cụ thể, Điều 5, Nghị định 64/2008/NĐ-CP quy định: "Các tổ chức, đơn vị được tiếp nhận và phân phối tiền, hàng cứu trợ

1. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; cơ quan thông tin đại chúng của Trung ương, địa phương; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội Chữ thập đỏ các cấp ở địa phương.

2. Các quỹ xã hội, quỹ từ thiện quy định tại Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.

3. Các tổ chức, đơn vị ở Trung ương được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho phép; các tổ chức, đơn vị ở địa phương được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện cho phép.

Ngoài các tổ chức, đơn vị nêu trên, không một tổ chức, đơn vị, cá nhân nào được quyền tổ chức tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ.”

Liên quan đến sự việc này, PV Tạp chí Đời sống và Pháp luật đã có cuộc trao đổi với Luật sư Phạm Ngọc Hải (Công ty Luật AMI) về vấn đề trên. Theo đó, luật sư Hải cho rằng, trước hết cần xem xét tổng quan trên cơ sở tham chiếu các điều khoản khác của Nghị định này thì bản thân Điều 5 Nghị định 64/2008/NĐ-CP quy định về việc tiếp nhận và phân phối tiền, hàng cứu trợ đối với số tiền có nguồn gốc từ hoạt động kêu gọi, vận động đóng góp theo quy định tại Điều 4 Nghị định 64/2008/NĐ-CP.

Theo đó, Điều 4 của nghị định này nêu rõ: "Tổ chức kêu gọi, vận động đóng góp tiền, hàng cứu trợ: Khi thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng xảy ra gây thiệt hại lớn về người, tài sản và phương tiện sản xuất của nhân dân thì tuỳ theo mức độ, phạm vi thiệt hại, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện tổ chức kêu gọi, vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp tiền, hàng cứu trợ nhân dân và các địa phương bị thiệt hại; Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ra lời kêu gọi ủng hộ theo hệ thống Chữ thập đỏ trong nước và ngoài nước; Các quỹ xã hội, quỹ từ thiện quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện (sau đây gọi chung là quỹ xã hội, quỹ từ thiện) được phép vận động đóng góp hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn, sự cố nghiêm trọng theo quy định của pháp luật; Các cơ quan thông tin đại chúng (Báo, Đài); các tổ chức đơn vị quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này, hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp được phép vận động đóng góp hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng theo quy định của pháp luật.”

"Đương nhiên đối với số tiền có nguồn gốc từ hoạt động kêu gọi, vận động của các cơ quan theo quy định tại Điều 4 Nghị định 64/2008/NĐ-CP thì phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật về thẩm quyền tiếp nhận và phân phối tiền, hàng cứu trợ tại Điều 5 Nghị định 64/2008/NĐ-CP. Tuy nhiên, số tiền ca sĩ Thủy Tiên kêu gọi, vận động được dưới danh nghĩa uy tín cá nhân của mình, không phải thuộc các trường hợp có nguồn gốc từ hoạt động kêu gọi, vận động của cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 4 Nghị định 64/2008/NĐ-CP nêu trên nên việc tiếp nhận, phân phối số tiền này cũng sẽ không thuộc sự điều chỉnh của Điều 5 Nghị định 64/2008/NĐ-CP", luật sư Hải nhấn mạnh.

Theo luật sư Hải, mặt khác, theo Khoản 2 Điều 5 Thông tư 72/2008/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 64/2008/NĐ-CP nêu trên thì pháp luật cho phép cá nhân, tổ chức thực hiện hỗ trợ trực tiếp cho các nạn nhân và Ban cứu trợ có trách nhiệm hướng dẫn để các tổ chức, cá nhân đó chuyển trực tiếp số tiền, hàng cứu trợ đến các đối tượng theo yêu cầu của các tổ chức, cá nhân cứu trợ.

Cụ thể, trong trường hợp các cá nhân, tổ chức không có điều kiện về thời gian để trực tiếp thực hiện việc cứu trợ thì hoàn toàn có thể giao phó lại cho người khác, ở đây là ca sĩ Thủy Tiên, một nghệ sĩ có uy tín và sẵn sàng đứng ra thực hiện trọng trách đó, mang tiền, hàng cứu trợ đến từng gia đình nạn nhân. Quan hệ pháp luật giữa các bên được điều chỉnh theo Bộ luật dân sự 2015 trên cơ sở tự do, tự nguyện, cam kết, thỏa thuận và mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội sẽ có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.

Bản chất là một quan hệ dân sự nên trong trường hợp ca sĩ Thủy Tiên có hành vi trục lợi đối với số tiền đã kêu gọi, huy động được thì đương nhiên có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo các tội danh “Lạm dụng chiếm đoạt tài sản” hoặc “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Nhưng với uy tín và tên tuổi của ca sĩ Thủy Tiên thì trường hợp này rất khó để xảy ra.

"Hành động của ca sĩ Thủy Tiên mang ý nghĩa tốt đẹp không chỉ cho các nạn nhân, gia đình được cứu trợ mà còn lan tỏa sâu rộng đến quần chúng nhân dân về tình yêu thương dân tộc, tinh thần tương thân tương ái, đùm bọc lẫn nhau. Thay vì tiếp tục có những ý kiến trái chiều để nghi ngờ, suy xét, lên án thì thực tế xã hội cần rất nhiều người như ca sĩ Thủy Tiên để sẵn sàng hành động, sẵn sàng chung tay, góp sức cho các nạn nhân, gia đình gặp thiên tai có một cuộc sống tốt đẹp hơn", luật sư Phạm Ngọc Hải chia sẻ thêm.

Hoàng Yên

5 nhận xét:

  1. Việc làm của thủy tiên rất được nhiều người ngưỡng mộ và đặt nhiều tình thương, lời cảm ơn. Nó như là một hoa tỏa ngát hương về tình người và tình đời. Việc các trang mạng không chính thống hiện nay cho rằng Thủy tiên liệu có vướng nghị định 64 năm 2008 hay không? để từ đó bỉ bôi chế độ, chính quyền và đòi xóa bỏ một số vấn đề được nêu ra. Thì bài viết tác giả đã nêu rất cụ thể, và xin nói với mấy anh dân chủ chống phá đừng đánh lận con đen,, việc làm của Thủy Tiên rất được chính quyền ủng hộ và bà con rất hạnh phúc. Một lần nữa xin cảm ơn những nghĩa cử của Thủy tiên.

    Trả lờiXóa
  2. Hành động của Thủy Tiên là một nghĩa cử cao đẹp, làm việc thiện cứu người. Với sự xác nhận từ cơ quan chức năng như vậy có thể yên tâm rằng hành động của cô không hề vi phạm pháp luật mà rất được hoan nghênh, cảm kích

    Trả lờiXóa
  3. Không hề là sự từ thiện đánh bóng tên tuổi. Thủy Tiên làm việc thiện như một "cô Tiên" có thực trên đời. Cô không quản khó khăn gian khổ để đi tới thăm hỏi động viên từng hộ gia đình bị thiệt hại do đợt bão lũ lịch sử vừa qua. Chính sự chân thành của cô đã lay động tới các mạnh thường quân, đồng bào bà con cùng nhau góp sức chung tay vì miền Trung ruột thịt. Thủy Tiên đã làm đúng công việc của mình, đó là dùng sức ảnh hưởng của mình để kêu gọi mọi người ủng hộ. Đây là một nghĩa cử cao đẹp, xứng đáng để chúng ta biểu dương và noi theo.

    Trả lờiXóa
  4. Dùng uy tín cá nhân để vận động ủng hộ đồng bào bị thiên tai lũ lụt như Thủy Tiên đang làm là một việc làm tốt; tuy nhiên sau khi nhận được tiền của mọi người rồi thì phải tổ chức cứu trợ trực tiếp đến người cần nhận, hoặc ủy quyền cho 1 đơn vị có uy tín, hoặc cá nhân khác thay mình sử dụng đồng tiền quyên góp đó rõ ràng, rành mạch và đúng mục đích. Nên nhớ : Tiền cứu trợ chống lụt bão miền Trung của mọi người đã cho thì chỉ được sử dụng trong phạm vi các tỉnh miền Trung có lũ lụt và cho mua lương thực, thực phẩm ...khẩn cấp, tu sửa nhà cửa đổ sập, hỗ trợ người thiệt hại sau lũ lụt, hỗ trợ gia đình có người chết vv...chớ không thể đem tiền đó cho anh chị tận bển nào bên nao kêu đang khó khăn, nuôi anh chị đi học dài dằng dặc mấy năm liền ... thì là hành vi sử dụng sai mục đích đồng tiền hỗ trợ của mọi người gửi gắm đó, và như vậy đang là Tiên biến ra Tội đó chứ chẳng chơi; Phải luôn luôn nhớ mình được mọi người gửi gắm đồng tiền thay họ đi cứu trợ là "Tiền Chung của Các Cá Nhân Hảo Tâm", mình chỉ là người Đại Diện cho số đông đó chứ không phải Tiền Riêng Của Mình đem đi cứu trợ mà thích làm sao thì làm là không ổn và dễ mất uy tín lắm đó (nặng thì phạm tội với pháp luật như vị luật sư đã chỉ ra trong bài viết trên)

    Trả lờiXóa
  5. theo như luật sư Phạm Ngọc Hải thì việc Thủy Tiên kêu gọi quyên góp không hề thuộc sự điều chỉnh của nghị định 055, bởi thế mà hoàn toàn đúng với quy định của pháp luật. Chỉ những kẻ ăn không ngồi rồi, ghen ăn tức ở mới soi mói, nói xấu hành động cao cả mà Thủy Tiên và cả ekip đã thực hiện trong những ngày qua.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog