Chia sẻ

Tre Làng

Tình thế bần cùng của những người vô gia cư ở Đức


Đó là tên bài báo của tờ Thế giới trẻ (Junge Welt) ở Thủ đô Berlin đăng hôm 21-10-2020.
Tác giả: Kristian Stemmler
Tên bài trong bản tiếng Đức: LAGE DER OBDACHLOSEN - Totale Verelendung.

Dưới đây là toàn bộ bài viết do tôi (Hồ Ngọc Thắng) chuyển ngữ:

Lời dẫn: Trong cuộc khủng hoảng Corona, những hổ trợ cho những người vô gia cư đã bị phá vỡ. Những người hổ trợ lo lắng khi nghĩ đến mùa đông.

Ở giữa đồng cỏ dưới chân tượng đài Bismarck trên đường St. Pauli, những người qua đường đã phát hiện ra một phụ nữ đã chết vào thứ Tư tuần trước. Các nhân viên cứu hộ chỉ có thể xác định cái chết của cụ bà 63 tuổi. Theo một bài báo đăng trên tạp chí thành phố Hinz & Kunzt hôm thứ Năm, bà là người vô gia cư thứ tám được tìm thấy đã chết trên đường phố hoặc trong một ngôi nhà trống ở Hamburg kể từ tháng Năm năm nay - một con số đáng báo động. Bởi vì mùa đông, nơi mà cái gọi là chết vì lạnh giá phải được than khóc hàng năm, thậm chí còn chưa bắt đầu. Tất cả tám người này đều không chết vì Covid-19. Tuy nhiên, họ là nạn nhân của cuộc khủng hoảng Corona, hay chính xác hơn là: Nạn nhân của một chính sách khủng hoảng bỏ mặc các nhóm bên lề xã hội thậm chí còn kiên quyết hơn bình thường.

Đối với Stephan Karrenbauer, một nhân viên xã hội tại Hinz & Kunzt từ một phần tư thế kỷ nay, mối liên hệ này là rõ như lòng bàn tay. Có lẽ không ai hiểu rõ cảnh tượng của khoảng 2.000 người vô gia cư ở thành phố cảng biển này hơn ông. "Chúng ta đang trải nghiệm việc bỏ mặc người vô gia cư hơn bao giờ hết", ông nói hôm thứ Sáu trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo Thế giới trẻ (Junge Welt). Ngay từ sáng sớm tại ga xe lửa chính, ông thấy những người vô gia cư đang nằm trong vũng nước tiểu của họ và hầu như không còn phản ứng. Quần áo của họ bẩn thỉu và rách rưới.

Sự hoàn toàn bần cùng là hậu quả trực tiếp của đại dịch. Với đại dịch Corona, hệ thống trợ giúp dành cho những người vô gia cư và những người cần được giúp đỡ khác, chẳng hạn như những người nghiện ma túy, "thực tế đã sụp đổ", ông Karrenbauer giải thích. Nhiều cơ sở đóng cửa hoàn toàn vào mùa xuân, một số giảm mặt hàng hổ trợ. Giữa chừng, các cơ sở đã mở cửa trở lại, nhưng vì các yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh, dịch vụ đã giảm đi rất nhiều, ví dụ như ở các trung tâm cho lưu trú ban ngày. Ông Karrenbauer cho biết: “Trước đây 70 người được phép ngồi cùng lúc, thì giờ chỉ còn 10 người.

Điều này gây ra hậu quả thảm họa cho những người sống trên đường phố. Các nơi cho lưu trú qua ngày, cũng như các cơ sở khác của hỗ trợ cho người vô gia cư, là những điểm cố định trong cuộc sống khó khăn hàng ngày của họ. Cho đến nay, họ đã có thể ngồi đó một hoặc hai giờ trong không gian ấm áp, uống cà phê, ăn gì đó, trò chuyện, giặt giũ, tắm - và trên hết, nghỉ ngơi sau cuộc đấu tranh sinh tồn hàng ngày. Nhân viên xã hội cho biết: Nhân viên xã hội cho biết: “Những người vô gia cư thường có cơ sở lưu trú thường hay đến của họ mà việc thăm viếng là một phần trong thói quen hàng ngày của họ. Điều đó mang lại cho họ sự ổn định. Nếu tất cả những gì người ta nhận được từ cơ sở chỉ còn là một bữa trưa đóng gói, "thì người ta ngồi một mình trên băng ghế công viên và rồi để cho phó mặc một mình". Bởi vì họ trở nên cô đơn, ngày càng nhiều người vô gia cư tìm đến với rượu và ma túy. Ông Karrenbauer nói rằng xe cấp cứu phải được gọi thường xuyên hơn nhiều vì việc lạm dụng đó dẫn đến các trường hợp khẩn cấp.

Michael Edele, giám đốc của Hiệp hội Caritas Hamburg (tổ chức từ thiện - HNT), xác nhận phân tích này của Karrenbauer. Trong những tháng đầu tiên của cuộc khủng hoảng, "nhiều bộ phận của nguồn cung cấp thực phẩm, quần áo và các lựa chọn lưu trú trong ngày đã sụp đổ", ông nói thế với tờ Thế giới trẻ (Junge Welt) hôm thứ Hai. Phần lớn các cơ sở vẫn không hoạt động hoặc làm việc trở lại trong hoạt động một phần. Tổ chức giúp đỡ người vô gia cư có vẻ lo lắng vì mùa thu và mùa đông đang đến gần, ông Edele nói vậy. Corona và giá lạnh sẽ đặt ra những thách thức lớn đối với các cơ sở và dịch vụ.

Đối với những người vô gia cư ở các thành phố khác, vấn đề cũng giống như vậy. Nhóm Công tác Liên bang (BAG) Trợ giúp Người vô gia cư vào đầu tháng Chín đã chỉ ra tình trạng bị đe dọa của người vô gia cư. Đối với họ, cuộc khủng hoảng Corona có nghĩa là "một sự suy thoái nghiêm trọng trong hoàn cảnh sống vốn đã bấp bênh của họ." Kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng, các trung tâm tư vấn đã phải cắt giảm các dịch vụ của họ và các liên hệ thường chỉ có thể được thực hiện qua điện thoại hoặc trực tuyến. Đây là một gánh nặng, cũng như việc đóng cửa hoặc giảm các ưu đãi ở ngưỡng thấp như các cuộc gặp gỡ trong ngày và xuất ăn trưa. Ví dụ, nếu chỉ một số lượng hạn chế người có thể ở lại tại các cơ sở lưu trú ban ngày, thì đó là một vấn đề, Giám đốc điều hành BAG Werena Rosenke nói với tờ báo Thế giới trẻ vào hôm thứ Sáu. Người vô gia bị tách khỏi "cấu trúc chăm sóc hàng ngày". Ông Rosenke nhấn mạnh rằng, vào cuối tháng 3, BAG đã chỉ ra tình hình bấp bênh và cùng với những vấn đề khác, kêu gọi ngừng ngay lập tức tất cả các vụ cưỡng chế thu hồi nhà cho thuê, kiếm thêm phòng để làm chỗ ở cho người vô gia cư, ví dụ như ở khách sạn và nhà khách, trong một "chương trình 10 điểm".

Chương trình hành động ngay lập tức của BAG kết thúc với một lời kêu gọi khẩn cấp. Có thể thấy trước “những thiếu hụt về nguồn cung cấp cho người vô gia cư sẽ xuất hiện và tồn tại dai dẳng trong mọi lĩnh vực cốt yếu của đời sống”. Đó là lý do tại sao BAG kêu gọi "người dân ở Đức thể hiện tình đoàn kết với những người đồng bào vô gia cư của mình". Họ cần điều đó, bởi vì một "gói giải cứu" từ nhà nước cho những người vô gia cư, những người nghiện ma túy và các nhóm yếu thế khác không được đưa ra.

Ảnh: Một người đàn ông vô gia cư đang ngủ trên đường phố Reeperbahn ở Hamburg

Đường link của bài báo:

10 nhận xét:

  1. Hóa ra ở xứ cờ hoa phồn hoa đô thị vẫn có sự ngăn cách, phân biệt giàu nghèo. con cúm tài nó gật cho Mỹ, và phương tây méo cả họng, kinh tế siêu điêu, nhân dân khốn đốn....sự cách biệt phân hóa như ngày càng gay gắt trong xã hội. Thế mà những anh dân chủ ở Đức như Hiếu nghiện không thấy đăng lên để khoe khoang gì cả,...Nói chung là quá buồn, buồn vì cả một đất nước.

    Trả lờiXóa
  2. Ở những nơi càng giàu có xa xỉ như vậy thì càng có thể thấy được cái sự phân biệt giàu nghèo một cách rõ ràng ở đó. Những người nghèo khổ, vô gia cư không có nhà cửa hay tiền bạc đành chấp nhận cái chết đường chết chợ mà không một ai quan tâm nếu chẳng may mắc virus corona hay đơn giản là họ chẳng có cái gì để lót dạ. Thật đáng thương làm sao

    Trả lờiXóa
  3. Tại sao bọn rận chủ không nhìn vào rồi đặt câu hỏi xem cái nơi mà chúng nó vẫn đang mơ đến ví dụ như Đức hay Mỹ này, cái nơi lúc nào cũng đề cao cái gọi là dân chủ và quyền con người nhưng tại sao lại có những cái chết chẳng được ai quan tâm, cũng chẳng có ai nhận làm người thân thế? Sự quan tâm đến từ chính quyền của những nước này đâu?

    Trả lờiXóa
  4. Chính quyền thì không hề có sự chuẩn bị để đối phó với dịch; còn dĩ nhiên kẻ giàu thì vẫn có tiền để có thể mua sắm và chi trả cho tất cả các dịch vụ y tế cũng như chăm sóc họ tốt nếu chẳng may bị nhiễm dịch; chỉ có dân vô gia cư, những người bị thất nghiệp do ảnh hưởng của dịch dẫn đến suy thoái nền kinh tế và mất việc vẫn là thiệt thòi nhất. Không có một cơ quan, tổ chức cá nhân nào quan tâm đến họ, đúng với hình ảnh "chỉ là ngọn cỏ ven đường", ngọn cỏ này chết thì chắc chắn sẽ có ngọn cỏ khác mọc lên

    Trả lờiXóa
  5. Không biết được là khi nào dịch mới thực sự được kiểm soát để cho những người đan trong tình trạng thất nghiệp có cơ hội tìm kiếm việc làm mới. Có vẻ nhưng có quá nhiều người thất nghiệp khiến chính sách chi trả cho người thất nghiệp bị ảnh hưởng, và người nước ngoài có xu hướng không chuẩn bị nên khi rơi vào tình cảnh này họ đều không có khoản tiết kiệm cho phòng cho bản thân

    Trả lờiXóa
  6. Hóa ra ở nơi hoa lệ ấy cũng có những giọt nước mắt lặng thầm rơi bên lề phố những ngày đông. Tưởng chừng ở nơi dân chủ, nhân quyền được phát huy tối đa, tất cả mọi người đều được hưởng ấm no, hạnh phúc...Vì đâu mà nhân dân nơi đó vẫn phải khổ cực...Vì đâu sợi dây phân cách giữa giàu và nghèo ngày một lại nối dài thêm

    Trả lờiXóa
  7. Nhìn những hình ảnh này để thấy được cuộc sống ở Việt Nam quá là hạnh phúc rồi. Phúc lợi xã hội tuy chưa cao nhưng cơ bản đã được đảm bảo, không để tình trạng người vô gia cư phải nằm la liệt trên đường phố. Bọn rận chủ thử nhìn vào đây xem còn bênh được nữa không

    Trả lờiXóa
  8. Qua thông tin trên của anh Hồ Ngọc Thắng thì ta thấy rằng với năng lực, trình độ của Hiếu nghiện thì chắc là chết rũ như bà già nọ và các người vô gia cư ở đất nước luôn được tung hô đứng thứ 3 (sau Mỹ, Anh) của thế giới phương Tây; Thế nên chả có gì khó hiểu là Hiếu và đồng bọn nếu không nghe lời chủ chê bai dân tộc, đất nước, gia đình đã đẻ ra hắn thì hắn lấy gì mà nhét vào mồm để duy trì kiếp làm chó giữ nhà đây, thế mới biết cái trình độ, lý tưởng chống cộng của Hiếu và bè lũ chỉ vì cái ăn cho qua ngày đoạn tháng chứ chả có cao siêu gì cả. Với thông tin này thì lũ dận chủ trong nước còn khen chế độ phương Tây còn thơm nữa không hả?.

    Trả lờiXóa
  9. nước Đức vốn tồn tại khoảng cách giàu nghèo rất lớn, những người vô gia cư cả ngày lầm lũi ở những góc xó ven đường. Nay đại dịch Covid 19 hoành hành khiến cho nhiều người dân ở đây cũng thành người vô gia cư, tình trạng ngày càng tồi tệ hơn vì nguồn ngân sách của nhà nước cũng bị hạn chế. Dưới chân sự hào nhoáng của nước phát triển bậc nhất châu Âu là những con người khốn khổ.

    Trả lờiXóa
  10. những người vô gia cư Đức ngày một tăng lên do đại dịch Covid-19. Đại dịch đã ảnh hưởng đến nền kinh tế của toàn cầu, khiến cho người lao động nhiều quốc gia, trong đó có Đức bị thất nghiệp, mất nhà cửa, gia đình ly tán. Đây là vấn nạn nghiêm trọng mà Đức và nhiều quốc gia trên thế giới phải đối mặt.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog