Khoai@
Vụ sử dụng văn bằng Ngôn ngữ Anh giả của ĐH Đông Đô lùm xùm mãi mà chưa xong khiến người dân bức xúc, các nhà khoa học (thật) thì cảm thấy chua xót, bị xúc phạm vì dư luận gom cả người học thật và người mua bằng vào một giỏ.
Trong số 20 trường đại học có cả những tên tuổi lớn. Sơ sơ thì ĐH Quốc gia Hà Nội có 5 trường hợp, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội có 8 trường hợp, Học viện Báo chí và Tuyên truyền có 4 trường hợp, ĐH Huế có 4 trường hợp....
TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GD-ĐT nhấn mạnh: "Giáo dục cần phải trung thực hàng đầu. Thầy cô giáo mà gian dối thì không thể làm thầy được, làm sao dạy được học trò trung thực. Những người đang làm công tác giảng dạy ở các Trường ĐH cần phải chuyển nghề, không nên làm giáo viên".
Ông Vinh cũng cho rằng: "Trong học thuật đã không liêm chính thì khi có chức, có quyền, làm sao học đảm bảo liêm chính được. Vì thế đối với cán bộ công chức cố tình sử dụng bằng giả, cần buộc thôi việc, kỷ luật nghiêm theo đúng quy định".
Thực tế, hầu hết các trường Đại học đều từ chối chấp nhận văn bằng 2 Ngôn ngữ Anh của trường ĐH Đông Đô. Điều kiện để làm Nghiên cứu sinh hoặc bảo vệ Luận án Tiến sĩ là phải có văn bằng Ngôn ngữ Anh của trường ĐH được phép đào tạo và cấp bằng (Bộ GD-ĐT có danh mục rõ ràng) hoặc chứng chỉ quốc tế theo quy định.
Trước đó, VKSNDTC vừa ra quyết định trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung vụ án "Giả mạo trong công tác" xảy ra tại Trường ĐH Đông Đô Hà Nội.
Theo VKSNDTC, có 626 trường hợp được cấp văn bằng 2 tiếng Anh nhưng cơ quan điều tra Bộ Công an chỉ làm rõ 193 trường hợp được cấp bằng không qua đào tạo. Trong đó, hồ sơ thể hiện có trường hợp tham gia học thật, thi thật đã được cấp bằng. Do vậy, cần xác định những trường hợp nào được cấp bằng không qua đào tạo của từng lần cấp bằng giả và từng bị can phải chịu trách nhiệm về việc làm giả đối với các trường hợp cụ thể ra sao?
VKSNDTC cũng yêu cầu các đơn vị chủ quản phải xử lý trách nhiệm các đảng viên, công chức, viên chức với 193 trường hợp dùng bằng không được cấp đúng quy định. Trong số này, cơ quan điều tra mới thu giữ 67 bằng gốc.
Đối với 60 trường hợp dùng bằng giả, đến nay mới xác định được 25 trường hợp gồm 22 người rút hồ sơ và dừng chương trình nghiên cứu sinh khi khởi tố vụ án; 1 trường hợp thôi học thạc sĩ; 1 trường hợp công chức nghỉ việc; 1 trường hợp xin rút kết quả nâng ngạch thanh tra viên.
VKSNDTC cho rằng 35 trường hợp còn lại vẫn cần xác định đã dùng bằng giả thế nào để xử lý theo quy định. Cơ quan chức năng phải xử lý trách nhiệm của đảng viên, công chức, viên chức khi sử dụng bằng giả và cơ quan điều tra phải điều tra bổ sung trong thời gian không quá 2 tháng.
Có lẽ, việc cần làm ngay vào lúc này của Bộ GD-ĐT là khẩn trương công khai ngay danh tính những cán bộ, giảng viên đã sử dụng bằng giả của ĐH Đông Đô để bảo vệ danh dự của các nhà khoa học chân chính.
Có lẽ, việc cần làm ngay vào lúc này của Bộ GD-ĐT là khẩn trương công khai ngay danh tính những cán bộ, giảng viên đã sử dụng bằng giả của ĐH Đông Đô để bảo vệ danh dự của các nhà khoa học chân chính.
Ngành giáo dục nên xem xét lại nhiều cơ sở giáo dục cứ làm ẩu, mua bán bằng giả như này làm mất uy tín cũng như là sức nặng của ngành giáo dục trong nhân dân. Không biết là còn bao nhiêu trường, bao nhiêu cơ sở giáo dục trên toàn quốc còn tình trạng này, nếu không quyết liệt chấn chỉnh liệu ngành giáo dục sẽ đi về đâu khi toàn những GS,PGS,TS rởm như này....Cần vào cuộc quyết liệt, toàn dân giám sát khi đó mới đạt được hiệu quả được.
Trả lờiXóaBạn nói rất đúng, cần phải rà soát lại toàn bộ bằng cấp để xử lý nghiêm các trường hợp có sai phạm
XóaĐề nghị tất cả các cơ quan tổ chức rà soát các văn bằng chứng chỉ xem cá nhân nào sử dụng các văn bằng - chứng chỉ do Đại học Đông Đô cấp tiến hành xem xét việc học thật hay mua bằng để xử lý, loại bỏ ra khỏi tổ chức. Nếu những con người đó còn việc tại tổ chức thì sẽ gây ra hậu quả rất lớn và làm cho quần chúng rất phẫn nộ, những con sâu làm rầu nồi canh như vậy thiết nghĩ nên loại bỏ.
Trả lờiXóaThiết nghĩ cần phải công khai danh sách những người dùng bằng cấp giả trên hệ thống truyền thông đại chúng. Hiện nhiều người trong số đó đang len lỏi vào các cơ quan nhà nước thậm chí giữ những chức vụ quan trọng và giảng dạy tại các trường, phải công khai thì thì mới có sự công bằng trong giáo dục đào tạo, loại bỏ những người trình độ nhận thức và đạo đức kém ra khỏi đội ngũ cán bộ công chức.
Trả lờiXóaĐã là bằng giả thì phải xử lý cả người bán, người mua thật nghiêm khắc vì hành vi vi phạm pháp luật này rất nguy hiểm, về sâu xa hậu quả rất nặng nề cho bộ máy quản lý nhà nước và tính nghiêm minh, công bằng của pháp luật. Những người cầm tấm bằng giả trên tay thì đều có nhân cách đạo đức kém và không đủ tiêu chuẩn đứng trong đội ngũ cơ quan, tổ chức của Đảng, nhà nước.
Trả lờiXóaXử lý nghiêm túc cả người làm, bán và cả người mua bằng giả
XóaKhi mà trình độ và tài năng được mua bằng tiền thì xã hội sẽ sớm bị suy thoái và hủy hoại thôi! Một xã hội mà những kẻ không có kiến thức và thiếu đạo đức được đứng vào những vị trí hàng đầu thì đó là thảm họa, cho nên hành vi mua, bán bằng giả cần phải xử lý nghiêm khắc nhất để răn đe đối với những kẻ đang nhen nhóm ý định dùng tiền để mua bằng!
Trả lờiXóaTrình độ và năng lực là thước đo giá trị của một con người chứ không phải những tấm bằng mà họ có được trên tay! Những người đã mua và bán bằng giả thì đạo đức quá kém, dù có năng lực hay không thì khi trình độ nhận thức yếu kém như vậy cũng không đủ tiêu chuẩn để phục vụ nhân dân. Tốt nhất cứ xử thật nghiêm xử mẫu để răn đe những người khác!
Trả lờiXóaNhững người mua và bán bằng thì thực sự đạo đức bằng con số 0, cơ quan nhà nước hay bất kì chỗ nào mà có những kẻ dùng bằng giả để ngồi vào vị trí nào đó, quả thực quá nguy hiểm. Có lẽ cơ quan chức năng nên mạnh tay xử lý, nghiêm trị những kẻ coi thường pháp luật, coi rẻ đạo đức nghề nghiệp để làm gương cho những người khác!
Trả lờiXóaNgười làm bằng giả bán và cả người mua đều phải bị xử lý nghiêm túc thì mới ngăn chặn được tình trạng bằng giả tràn lan trong xã hội
Trả lờiXóa