Chia sẻ

Tre Làng

CSGT Hà Nội xử phạt 200 tỷ đồng sau 1 năm thực hiện Nghị định 100

Sau 1 năm thực hiện Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính Phủ, Cảnh sát giao thông Hà Nội đã xử lý trên 430.000 trường hợp vi phạm pháp luật giao thông, phạt thành tiền trên 200 tỷ đồng...

Ngày 21/2, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an thành phố Hà Nội thông tin, qua 1 năm thực hiện Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính Phủ, đơn vị đã xử lý trên 430.000 trường hợp vi phạm pháp luật giao thông, phạt thành tiền trên 200 tỷ đồng, tạm giữ hơn 20.000 phương tiện, 120.000 bộ giấy tờ.

Trong đó, vi phạm liên quan đến ô tô khách là gần 10.000 trường hợp, xe con con gần 40.000 trường hợp, xe tải 12.627 trường hợp, taxi là hơn 5.000 trường hợp, mô tô, xe máy 265.953 trường hợp.

Qua phân tích, các lỗi vi phạm chủ yếu là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới ùn tắc tai nạn giao thông như sai phần đường, làn đường, không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông, đi vào đường cấm, ngược chiều, dừng đỗ sai quy định và nồng độ cồn…

Cùng với đó là tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố đã có những dấu hiệu tích cực, giảm trên cả 3 tiêu chí số vụ, số người chết và bị thương. Trong năm 2020 đã xảy ra 427 vụ tai nạn giao thông làm chết 440 người và bị thương 116 người (so với cùng kỳ năm 2019 giảm 60 vụ, 75 người chết và 21 người bị thương). Đáng chú ý, số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giảm sâu, 44 vụ 44 người chết và 12 người bị thương.

Đại tá Dương Đức Hải, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) đánh giá, kết quả này do Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính Phủ đã có tác động sâu sắc tới thói quen và đi vào đời sống người dân. Đa số người dân đều rất đồng tình, ủng hộ với việc xử phạt nặng các phường hợp vi phạm giao thông, đặc biệt là vi phạm về nồng độ cồn khi tham gia giao thông.

Trong thời gian tới, Phòng Cảnh sát giao thông và các đơn vị chức năng Công an thành phố sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp góp phần bảo đảm tình hình trật tự an toàn giao thông, trong đó tập trung các biện pháp phòng ngừa, hạn chế đến mưc thấp nhất tai nạn giao thông xẩy ra.

Kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm về nồng độ cồn, đặc biệt là các trường hợp không chấp hành yêu cầu kiểm soát và chống người thi hành công vụ theo đúng quy định pháp luật.

Đẩy mạnh tuyên truyền về Luật Phòng, chống tác hại rượu bia và Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính Phủ để nâng cao ý thức người dân khi tham gia giao thông.

Song Bình/báo Công an Nhân dân

4 nhận xét:

  1. Từ khi có Nghị định số 100/2009/NĐ-CP của Chính phủ, tình hình tham gia giao thông không uống rượu bia được cải thiện rõ rệt. Người dân cũng có ý thức hơn về việc đã uống rượu bia thì không lái xe. Một khi luật pháp có đủ sức răn đe thì ý thức của người dân chấp hành pháp luật cũng được nâng cao.

    Trả lờiXóa
  2. Nghị định 100 không chỉ phục vụ thực thi Luật phòng chống tác hại của rượu bia mà còn để bổ sung, quy định nhiều hành vi liên quan đến Luật giao thông đường bộ và Luật đường sắt khi thực tế phát sinh những yếu tố.Nghị định 100 vừa đáp ứng nhu cầu bức thiết về an toàn giao thông và để thực thi Luật phòng chống tác hại của rượu bia.

    Trả lờiXóa
  3. Rõ nét nhất là tình trạng tham gia giao thông của người dân được đảm bảo an toàn hơn hẳn, đẩy lùi được tệ nạn bia riệu khi tham gia giao thông. Nói gì thì nói người dân ai cũng ủng hộ nghị định này ủa CP. Hy vọng CSGT xử lý mạnh tay, không nề hà mà xử phạt để tình trạng đảm bảo ATGT được đảm bảo.

    Trả lờiXóa
  4. rất tốt, ngân sách nhà nước lại thêm 1 khoản thu mà dân lại chấp hành tốt hơn, số liêu thống kê về tai nạn giao thông do bia rượu giảm đáng kể Thật vui vì nghị định 100 đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống, giúp cho xã hội ngày càng an toàn hơn mỗi khi tham gia giao thông

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog