Chia sẻ

Tre Làng

“Tự ứng cử”, trò kiếm cơm mới của nghề “dân chủ”

Sau Đại hội Đảng lần thứ XIII, bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm 2021 – 2026 là nhiệm vụ chính trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng sẽ diễn ra trong năm 2021. Với mục đích tấn công, chống phá đất nước, các thế lực thù địch, chống phá, cơ hội chính trị đang tích cực tuyên truyền các thông tin, luận điệu sai trái, lố bịch.

Luận điệu xuyên tạc bầu cử của “Hội anh em dân chủ”.

Ngày 17/11/2020, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 133/2020/QH14 về ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Theo đó, Quốc hội quyết nghị ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 là Chủ nhật, ngày 23 tháng 5 năm 2021.

Cũng tương tự như hoạt động chống phá Đại hội XIII của Đảng, các đối tượng đang tích cực lợi dụng mạng xã hội và những kênh truyền thông “lề trái” để tiến hành các chiến dịch “truyền thông đen” chống phá bầu cử.

Chiêu trò tự ứng cử

Trên trang “Hội anh em dân chủ” và nhiều hội nhóm chống phá khác đang tiến hành mở chiến dịch “truyền thông đen” chống phá bầu cử. Trong đó, những luận điệu có thể dễ dàng bắt gặp như: “Tôi đã từng rất ngây thơ khi tự ứng cử vào Quốc Hội và tin mình có thể trúng cử”, “Đảng muốn ai vào là vào, ai không là không”, “Đảng nói sao Quốc hội nghe vậy, không một cơ quan nào có thể trái ý đảng” v.v…

Theo một kế hoạch đã được xây dựng từ trước, hiện nay, các đối tượng núp dưới vỏ bọc “dân chủ” đang tiến hành nhiều hoạt động công kích công tác bầu cử. Đặc biệt, chiêu trò “tự ứng cử” đang được các đối tượng triệt để tiến hành. Dĩ nhiên, trải qua công tác Hiệp thương và xác minh tư cách ứng cử đại biểu, các “nhà dân chủ” đã bị loại bỏ do không đáp ứng tiêu chuẩn. Việc bị loại bỏ là điều các đối tượng “dân chủ” đã thấy trước, vì thực tế, nếu đối chiếu với các tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND, các “nhà dân chủ” chẳng ai có đủ tư cách. Cần phải thấy rằng tiêu chuẩn đầu tiên, cơ bản, cốt yếu nhất của một người đại biểu của nhân dân là “Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Vậy nhưng những “nhà dân chủ” luôn miệng đòi xóa bỏ Điều 4, Hiến pháp, liên tục đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, liên tục đòi thay đổi thể chế chính trị, liên tục đòi “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập” thì làm sao đủ tiêu chuẩn?

Các “nhà dân chủ” thừa hiểu điều trên nhưng tại sao vẫn tích cực tự ứng cử?

Thông qua chiêu trò “tự ứng cử”, các đối tượng tìm cách đánh bóng tên tuổi, nâng cao vị thể của bản thân trong giới “dân chủ”. Một điều mà ai cũng biết đó là “dân chủ” đã trở thành nghề kiếm cơm của nhiều đối tượng, mà đã “nghề” thì phải có sự cạnh tranh. Trong nghề “dân chủ”, kẻ nào có hoạt động chống phá càng quyết liệt thì càng dễ dàng lọt vào “mắt xanh” của các thế lực thù địch, càng dễ dàng nhận được các “giải thưởng nhân quyền”, càng dễ dàng được sự chống lưng, giúp sức của các tổ chức bên ngoài. Và dĩ nhiên, đi liền với đó là những khoản vật chất không hề nhỏ.

Đồng thời, thông qua chiêu trò tự ứng cử, các đối tượng chờ đợi đến thời điểm bản thân bị loại bỏ để có cớ “cào mặt ăn vạ”, xuyên tạc công tác bầu cử, vu khống rằng chỉ có những người “theo phe Đảng mới được vào Quốc hội, HĐND”. Từ đây, các đối tượng ra sức chê bai, công kích thể chế, công kích Đảng, công kích Nhà nước rồi đòi “đa nguyên chính trị”, “đa đảng đối lập”. Suy cho cùng, đây cũng chỉ là một thủ đoạn để tiến hành chống phá về mặt chính trị đối với Việt Nam, hiện thực hóa chiến lược “diễn biến hòa bình”.

Bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND đúng quy định, khách quan, toàn diện, thể hiện rõ ý chí, nguyện vọng của nhân dân

Công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐNQ các cấp được Đảng lãnh đạo chặt chẽ, được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Trong đó, hệ thống pháp luật gồm Hiến pháp, Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân v.v… đã hình thành một hành lang pháp lý quan trọng để điều chỉnh hoạt động bầu cử. Cùng với đó, các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ sở vững chắc để bảo đảm cuộc bầu cử được tiến hành dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, góp phần lựa chọn được những người tiêu biểu về phẩm chất, đạo đức và năng lực, có quan điểm, lập trường chính trị vững vàng, đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật, có điều kiện thực hiện nhiệm vụ tham gia làm đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân

Bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp chính là hình thức dân chủ trực tiếp, là phương thức thể hiện ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân trong việc xây dựng Nhà nước nói chung và cơ quan đại diện – cơ quan quyền lực nhà nước từ trung ương đến địa phương ở nước ta nói riêng. Vì vậy, cần nhận diện rõ các âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch và các cá nhân, tổ chức phản động, chống đối, cơ hội chính trị; kiên quyết không để các “bàn tay bẩn” quấy nhiễu, phá hoại công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Bảo An

* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog