Chia sẻ

Tre Làng

Chia rẽ, kỳ thị vùng miền không phải là phản biện, ông Ngô Ngọc Trai ạ!

Cuteo@

Hôm nay, đọc bài "Vụ xử phạt Trác Thuý Miêu nói gì về tự do ngôn luận ở VN?" của 
Luật sư Ngô Ngọc Trai gửi cho BBC từ Hà Nội, tôi thấy, ông Ngô Ngọc Trai đang cố tình nhập nhèm giữa "Chia rẽ", "kỳ thị vùng miền" với "phản biện xã hội", nhằm đưa tới độc giả góc nhìn méo mó về quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam.

Bài viết của ông Ngô Ngọc Trai lấy cảm hứng từ việc "Lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM nói sẽ làm việc với Trác Thúy Miêu và xử lý theo quy trình sau “bài viết gây kích động”. Lý do là trước đó bà này đã đăng trên Facebook cá nhân một bài phê phán xung quanh việc tổ chức cho các em sinh viên y tế tỉnh Hải Dương vào TP Hồ Chí Minh giúp chống dịch. 

Thực tế, hầu như bất kể ai khi đọc bài viết của bà Trác Thúy Miêu đều có thể nổi giận vì có lời lẽ kích động, gây mâu thuẫn, kỳ thị vùng miền, chia rẽ Nam - Bắc và đặc biệt nó cản trở việc thực hiện công tác phòng chống dịch Covid-19 của TP Hồ Chí Minh. 

Sau khi bài viết của bà Trác Thúy Miêu được đăng tải, phản ứng của người dân Việt Nam là rất phẫn nộ. Xin nhắc lại, đó là phản ứng của người dân và từ đó cơ quan quản lý mới vào cuộc.

Từ góc nhìn của mình ông Ngô Ngọc Trai cho rằng, với bài viết ấy thì "không đáng phạt" và "Vụ việc của bà Trác Thúy Miêu xem ra quyền tự do ngôn luận chưa được tôn trọng bởi phía quản lý truyền thông".

Tôi không nghĩ như ông luật sư Ngô Ngọc Trai.

Bỏ qua việc viện dẫn các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước Việt Nam về quyền tự do ngôn luận của công dân, chỉ xét trong phạm vi mạng xã hội, mà cụ thể là mạng Faceboook thì ai cũng sẽ thấy, quyền tự do ngôn luận của công dân ở Việt Nam được đề cao như thế nào. Trên mạng, công dân được bày tỏ quan điểm rộng rãi về mọi vấn đề từ chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, luật pháp,... cho đến các ngóc ngách sâu kín nhất của cuộc sống. Ở đó, chúng ta nhận ra rằng, với mỗi vấn đề được đăng tải, vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều, còn nhiều xung đột về cách nhìn nhận. Và không có ai bị bắt bớ, tù đày, trừ khi bài viết hay nhận xét đó là vi phạm pháp luật. Có thể nói, Facebook ở Việt Nam là bức tranh phản chiếu mức độ cởi mở về quyền tự do ngôn luận của công dân. Do đó, chê trách quyền tự do ngôn luận của công dân qua vụ Trác Thúy Miêu là không thỏa đáng.

Trong bài viết gửi BBC, ông Ngô Ngọc Trai sử dụng thủ pháp "đánh bùn sang ao" để bênh vực bà Trác Thúy Miêu. Ông Trai cho rằng đó chỉ là phản biện xã hội. Đây là thủ đoạn mập mờ, "đánh lận con đen" của ông Ngô Ngọc Trai, để cho rằng, quyền tự do ngôn luận của công dân bị xâm phạm. 

Trở lại vấn đề, ông Trai cho là bà Trác Thúy Miêu chỉ phản biện xã hội và câu từ không có khả năng gây hại gì đến vật chất.... Ông Ngô Ngọc Trai viết trên BBC: "Xét cho cùng những lời nói hay bài viết vốn chỉ là ngôn từ không có khả năng gây hại gì đến vật chất, điều cần thiết chỉ là điều chỉnh tâm lý thái độ tiếp nhận của người nghe. Không gian mạng hiện nay là môi trường dễ khiến người ta đưa ra những quan điểm phản biện chê trách cho nên mỗi người cần trui rèn khả năng tiếp nhận những tranh cãi".

Phải nói thế này, phản biện xã hội được xem là hình thức thể hiện quyền tự do ngôn luận của của công dân. Ở Việt Nam, phản biện xã hội được tôn trọng, khuyến khích nhằm thúc đẩy quá trình dân chủ hóa trong đời sống chính trị xã hội và xây dựng nhà nước pháp quyền. 

Theo nghĩa nguyên bản, phản biện xã hội là việc phân tích, đánh giá, lập luận, tranh luận có tính chất độc lập, khoa học của các lực lượng xã hội (bao gồm cá nhân hoặc tổ chức trong xã hội) nhằm khẳng định hoặc bác bỏ, hay đề xuất sửa đổi chính sách, từ đó giúp cho cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh chính sách phù hợp hơn với lợi ích chung của cộng đồng.

Một bài phản biện phải hội đủ 4 tiêu chí: (1) mang tính khoa học, có tính xây dựng; (2) vì lợi ích của cả xã hội, của cộng đồng; (3) khách quan, trung thực; và (4) tạo ra hiệu ứng xã hội tốt, làm thay đổi xã hội theo chiều hướng tích cực.

Theo 4 tiêu chí trên, bài viết của bà Trác Thúy Miêu không phải là bài phản biện vì:

Thứ nhất, bài viết không hướng tới việc xem xét, lập luận, phân tích một cách khoa học để từ đó lựa chọn hoặc đề xuất phương án thay đổi hiện thực theo hướng tích cực. Nói cách khác là bài viết đó không có tinh thần xây dựng, trái lại nó là bài viết gây mâu thuẫn, chia rẽ vùng miền và kỳ thị xã hội, đồng thời làm ảnh hưởng tới nỗ lực phòng chống dịch bệnh ở Việt Nam.

Thứ hai, bài viết của Trác Thúy Miêu hoàn toàn không xuất phát từ mục tiêu cao nhất là vì lợi ích chung của cộng đồng và tạo ổn định xã hội, nhất là trong bối cảnh TP Hồ Chí Minh đang cần sự chung tay của cả nước để chống dịch. Bài viết tạo nên hiệu ứng tối màu cho xã hội. Làm giảm sự nhiệt huyết của không chỉ các sinh viên đại học kỹ thuật Y Dược Hải Dương mà tác động xấu tới toàn bộ xã hội. Bài viết mà mang lại tác động xấu với xã hội thì chắc chắn đó không phải là phản biện.

Thứ ba, một bài phản biện xã hội phải thể hiện tính độc lập, khách quan, trung thực. Với tiêu chí này, bài viết của bà Miêu đã không đạt, cho đù nó là góc nhìn độc lập, nhưng lại dựa trên những thông tin thiếu khách quan, thiếu trung thực. Nên nhớ, câu slogan "... giải phóng miền Nam" là của hãng hàng không chứ không phải của các em sinh viên và nó cũng chỉ là câu slogan có tác dụng tích cực chứ không phải tiêu cực. Còn "Chảnh chọe" thì đó là do bà Miêu tự cảm thấy, tự nghĩ ra trước phản ứng của sinh viên khi người dân đòi hỏi khám ngay. Cần nói thêm, phòng dịch khác với vui chơi giải trí, đó là công việc nghiêm túc cần đến kỷ luật cao và kiến thức chuyên ngành. Ở đây các sinh viên không thể tự làm khi mà "Chủ nhà", tức cơ quan Y tế của TP HCM chưa cho phép.

Cuối cùng, phản biện xã hội là hoạt động có tính lan tỏa, tạo hiệu ứng tích cực cho xã hội, xuất phát từ tâm huyết của người phản biện và phải được sự ủng hộ, đồng tình của dư luận, được khuếch tán tự nhiên trong đời sống xã hội. Mức độ ảnh hưởng của phản biện xã hội đến đâu trong đời sống xã hội cũng chính là một trong những thước đo cho hiệu quả và chất lượng của hoạt động phản biện xã hội. Với tiêu chí này, bài viết của bà Trác Thúy Miêu không phải là phản biện như ông luật sư Ngô Ngọc Trai viết. Sau khi bài viết được đăng tải, bà Trác Thuy Miêu bị cộng đồng nguyền rủa và sau đó phải gỡ bài trước khi cơ quan có thẩm quyền xử lý. Phản ứng của cộng đồng và của chính bà Trác Thúy Miêu chính là tiêu chí để phân biệt một bài phản biện xã hội với bài viết chia rẽ, kích động mâu thuẫn và kỳ thị vùng miền.

Thưa ông Ngô Ngọc Trai, người bình thường có thể có sự nhầm lẫn giữa phản biện với việc phát biểu tạo scandal để hâm nóng tên tuổi và cũng khác với việc chỉ trích người khác. nhưng ông là luật sư thì điều đó nghe có vẻ buồn cườiBài viết của ông có nhiều nội dung không chính xác, xin được đề cập đến ở những bài viết tiếp theo.

10 nhận xét:

  1. Quyền tự do ngôn luận đã được pháp luật quy định nhưng phải phù hợp với những quy định không phải thích gì thì nói, nếu như vậy làm cho xã hội rối ren, thế lực thù địch lợi dụng không gian mạng để kích động lôi kéo nhân dân. phải nói rằng ở Việt Nam phản biển xã hội được khuyến khích, tôn trọng nhằm dân chủ hóa trong xã hội, vì vậy việc chê trách của Trác Thúy Miêu là không hợp lý.

    Trả lờiXóa
  2. Phản biện phải được thực hiện trên cơ sở bình đẳng, lí lẽ khoa học chứ không phải là những điều vô căn cứ, chưa kể còn có thái độ thù hằn, phân biệt vùng miền. Đó là những suy nghĩ phiến diện, hạn hẹp

    Trả lờiXóa
  3. Xin lỗi, cái quyền tự do ngôn luận thì đầy. Trên mạng xã hội ý, bất cứ ai ai có quan điểm như thế nào cũng thoải mái mà trình bày. Nhưng cái quyền tự do ngôn luận này nó vẫn phải nằm trong cái vòng pháp luật nha, đặt trên cái quy chuẩn xã hội nữa. Nếu bài viết của bà Trác Thúy Miêu không phải là gây kích động cớ sao nhận được nhiều ý kiến trái chiều chỉ trích dướt comment bài viết đến vậy?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cứ cho mình cái quyền to quá để rồi lại vô tình quên đi nhiệm vụ phải làm, chán luôn mấy cái con người chỉ ngày ngày biết đòi với cả hỏi. Bản thân là người nổi tiếng mà cái mồm không biết giữ, rồi người ta chỉ trích dưới comment cũng không biết đường mà thay đổi đi

      Xóa
  4. Đây là không phải là những lời lẽ kích động chia rẽ vùng miền chí chắc Ông Ngọc Trai cần xem xét lại quan điểm của mình, liệu có "quá thoáng" và đặt nhẹ những tiêu chuẩn quá không? Đến nỗi còn không quan tâm đến hậu quả mà những lời nói tưởng chừng chỉ đăng lên mạng nhưng hậu quả lại là bằng thật xảy ra đấy là sự kích động tâm lý người dân thành phố HCM

    Trả lờiXóa
  5. Đúng là tâm sinh tướng. Nhìn mặt con mụ này trên các show truyền hình mà mình không thể có cảm tình nổi. Cái giọng văn thì cố tổ ra mình am hiểu trải sự đời, nhưng qua sự việc này thì vẫn chốt lại đây là cái thành phần có lớn mà quả thực không có khôn. Phát ngôn như đấm vào mồm thế này thì bố ai mà chấp nhận nổi

    Trả lờiXóa
  6. Từ đầu đến giờ chưa bao giờ ủng hộ cho những phát ngôn của Trác Thúy Miêu, thấy sai quá sai luôn. Hậu quả thế nào chắc các bạn thấy rõ, rất nhiều người đã hiểu lầm và có cái nhìn không tốt về phía các bạn học viên của đoàn y tế hải dương mặc dù họ chưa hiểu rõ mà nắm được tình hình sự việc

    Trả lờiXóa
  7. Đúng ra một bài phản biện xã hội phải thể hiện tính độc lập, khách quan, trung thực. Với tiêu chí này, bài viết của bà Miêu đã không đạt, cho đù nó là góc nhìn độc lập, nhưng lại dựa trên những thông tin thiếu khách quan, thiếu trung thực. Thế là không được rồi

    Trả lờiXóa
  8. Nhiều người dân thành phố Hồ Chí Minh cũng phải bức xúc thay trước cái hành động đăng tải lời lẽ này của Trác Thúy Miêu, và họ cũng bày tỏ đấy không phải là ý kiến mang tính đại diện cho người dân Sài Gòn. Chính những kẻ như Trác Thúy Miêu sẽ là đối tượng dễ bị kích đểu và tiếp tay cho hoạt động của các đối tượng phản động đây

    Trả lờiXóa
  9. Mình đồng ý với nhận sét của bạn nhìn vào tổng thể con người của trác thúy miu mặt khỉ chẳng ra khỉ rự cho mình cái quyền phán xét nó thể hiện con người thiếu văn hóa trầm trọng chưa nói đến việc chống dịch con người miền nam hay miền bắc cũng đều là con lạc cháu hồng vậy trác miu chui từ đâu ra hay là chui từ đít con khỉ nên mới có cách hành sử theo kiểu hoang dã loại người này chúng ta cần phải lên án mạnh mẽ và đề nghị chính quyền sử phạt thật nặng cho chừa thói ngông cuồng

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog