Chia sẻ

Tre Làng

Hà Nội: Chuẩn bị đủ lương thực, thực phẩm cần thiết cho nhân dân trong mọi tình huống

TPO - "Thành phố đã chỉ đạo chuẩn bị đầy đủ lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm cần thiết trong mọi tình huống cho nhân dân", Công điện của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh nêu.

Trong Công điện hoả tốc chiều 18/7 về công tác phòng chống dịch COVID-19, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh yêu cầu Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố triển khai công tác phòng chống dịch trên địa bàn. Cùng với đó, phối hợp các Sở Công Thương, Y tế, Giao thông vận tải và các đơn vị khác có liên quan đảm bảo hỗ trợ cho các doanh nghiệp lưu thông hàng hóa, nơi tập kết hàng hóa, bán hàng lưu động (nếu có)… phục vụ nhu cầu thiết yếu của nhân dân.

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu Sở Công Thương chỉ đạo việc vận chuyển, cung cấp hàng hóa về các chợ đầu mối, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ dân sinh đảm bảo đầy đủ các mặt hàng thiết yếu; chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát việc sắp xếp các quầy hàng thiết yếu trong các chợ đầu mối, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ dân sinh đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch; bố trí khu vận chuyển hàng hóa trung gian, đảm bảo giãn cách, hạn chế tiếp xúc trực tiếp; chỉ đạo Ban Quản lý Chợ xây dựng phương án cụ thể quản lý số lượng người ra, vào trong chợ cùng một thời điểm; bố trí khu vực vận chuyển hàng hóa trung gian…và các công tác phòng, chống dịch khác.

"Phối hợp UBND các quận, huyện, thị xã kiểm tra việc cung ứng hàng hóa, đảm bảo nhu cầu thiết yếu của nhân dân; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm và yêu cầu đóng cửa các cơ sở kinh doanh không đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch", Chủ tịch Hà Nội yêu cầu.

Chủ tịch Hà Nội cũng yêu cầu Sở Công Thương chỉ đạo Tổng công ty Điện lực Hà Nội đảm bảo điện phục vụ công tác phòng chống dịch, hoạt động sản xuất kinh doanh và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội được giao nhiệm vụ chỉ đạo duy trì sản xuất nông nghiệp, các hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy hải sản; phối hợp Sở Công Thương đảm bảo nguồn cung lương thực, thực phẩm, hàng hóa tới hệ thống phân phối đảm bảo nhu cầu thiết yếu của nhân dân trên địa bàn.

Cục Quản lý thị trường Hà Nội tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm không để xảy ra tình trạng đầu cơ, thổi giá đối với các mặt hàng phục vụ công tác phòng chống dịch và hàng hóa thiết yếu.

"Đề nghị nhân dân Thủ đô tiếp tục ủng hộ các biện pháp phòng chống dịch của thành phố; mỗi người dân hãy là một chiến sĩ phòng, chống dịch; tiếp tục chung sức, đồng lòng để tiếp tục kiểm soát và đẩy lùi dịch bệnh. Trước mắt thực hiện nghiêm các biện pháp không tụ tập đông người; chỉ ra khỏi nhà trong trường hợp thật sự cần thiết; thực hiện các biện pháp phòng dịch cho bản thân và cộng đồng khi ra ngoài. Thành phố đã chỉ đạo chuẩn bị đầy đủ lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm cần thiết trong mọi tình huống", Công điện của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội nêu.

***

Trao đổi với báo chí, bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, với phương châm 4 tại chỗ (Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, nguồn hàng tại chỗ, phục vụ tại chỗ) và 3 sẵn sàng (Chủ động nguồn hàng, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương), Hà Nội bảo đảm dự trữ đầy đủ 17 nhóm hàng thiết yếu, đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng của người dân, vì vậy, người dân không phải lo lắng mua hàng tích trữ.

Theo đó, lượng hàng hóa thiết yếu tăng gấp 3 lần so với bình thường. Dự kiến, lượng hàng hóa chuẩn bị trong 3 tháng khoảng 194.000 tỷ đồng; lượng hàng hóa dự kiến hỗ trợ cho các tỉnh, thành phố khoảng 21.500 tỷ đồng.

Về khối lượng cụ thể, Sở Công Thương cho biết đã dự trữ 836.000 tấn gạo; 167.346 tấn thịt lợn; 48.150 tấn thịt trâu, bò; 55.782 tấn thịt gia cầm; trên 1 triệu quả trứng gia cầm… Ngoài ra, Sở Công Thương còn căn cứ mức độ lây lan dịch để có các phương án dự trữ, cung ứng hàng hóa cụ thể.

Trường Phong

21 nhận xét:

  1. Tình hình dịch bệnh căng thẳng đặt ra yêu cầu trong việc đảm bảo nguồn cung lương thực, thực phẩm cho người dân. Tuy nhiên nguồn cung cấp hàng hóa vẫn rất dồi dào và được các công ty đảm bảo nên người dân có thể yên tâm, không cần phải tích trữ quá nhiều

    Trả lờiXóa
  2. Tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, khó lường, không biết sẽ xảy ra như thế nào nữa nhưng đảm bảo sức khỏe, đảm bảo đời sống nhân dân được ổn định, lương thực thực phẩm được ổn định là điều chúng ta cần ngay lúc nãy. Hãy chung tay đẩy lùi dịch bệnh, chung tay đẩy lùi những khó khăn hơn nữa nhé, Vn thân yêu

    Trả lờiXóa
  3. Bên cạnh việc tăng cường các biện pháp, thực hiện công tác phòng chống dịch tại Hà Nội. Cần phải đề xuất các địa phương lân cận kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 tại các khu công nghiệp, khu chế xuất theo hướng dẫn của Bộ Y tế; xây dựng phương án hạn chế thấp nhất việc di biến động lực lượng lao động di chuyển giữa các tỉnh, thành phố; lập danh sách, lưu trữ, trao đổi thông tin người lao động, chuyên gia tại các khu công nghiệp, chế xuất hiện đang cư trú trên địa bàn các tỉnh, thành phố khác, trong đó có Hà Nội; cập nhật thông tin phương tiện và đơn vị kinh doanh vận tải có hợp đồng vận chuyển người lao động, chuyên gia (biển kiểm soát, chủng loại xe, hành trình vận tải, thời gian đi và đến).

    Trả lờiXóa
  4. Trước tình hình dịch bệnh đang căng thẳng và phức tạp như hiện nay nhưng tại các trung tâm thương mại lớn tại Hà Nội như Eonmall, BigC Thăng Long,... vẫn diễn ra tình trạng người dân đổ xô đi tích trữ lương thực, thực phẩm mặc cho lời kêu gọi của lãnh đạo Thủ đô. Thật đúng là đáng buồn! Bao nhiêu nguy hiểm tiềm ẩn khi hàng ngàn người chen lấn, tập trung đông như vậy. Rồi sẽ thế nào khi người người mua đồ, cố gắng mua nhiều nhất có thể để rồi gây thiếu hụt lương thực, ai cũng có tư tưởng tích trữ thì làm sao có thể cân bằng được lượng hàng hóa cho tất cả mọi người. Bài học từ TPHCM còn đó, đổ xô tích trữ lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng làm rối loạn thị trường, số ca bệnh thì mỗi ngày đạt một kỷ lục khác nhau. Chiến thắng đại dịch hay không thì đều phụ thuộc rất lớn vào ý thức của từng người dân, mọi người hãy cùng nhau nâng cao ý thức, trách nhiệm của mình thì dịch bệnh mới có thể đẩy lùi đc.

    Trả lờiXóa
  5. Sau khi Hà Nội triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 kể từ 0 giờ ngày 19/7 trên địa bàn toàn Thủ đô, trong ngày và tối 18/7 tại nhiều siêu thị có hiện tượng người dân đến mua sắm hàng hóa đông hơn bình thường. Tuy nhiên, Sở Công Thương Hà Nội khẳng định, hàng hóa được dự trữ gấp 3 lần, người dân không nên tích trữ hàng hóa.

    Trả lờiXóa
  6. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương, TP Hà Nội, ngày 18/7, Sở Công Thương đã có buổi làm việc với các hệ thống phân phối trên địa bàn về công tác chuẩn bị hàng hóa phòng chống dịch. Theo báo cáo của các doanh nghiệp, hiện tại doanh nghiệp đã dự trữ tăng từ 30% - 50% lượng hàng hóa thiết yếu, đồng thời, để lưu thông hàng hóa, doanh nghiệp đã bố trí đầy đủ phương tiện,nguồn nhân lực, sẵn sàng vận chuyển hàng hóa đến các điểm bán xuyên đêm.

    Trả lờiXóa
  7. Để phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19, thành phố đã rà soát bố trí sẵn sàng 1.920 địa điểm tại các quận, huyện đã bố trí làm kho dự trữ hàng, các điểm bán hàng lưu động khi cần thiết.

    Mặc dù đang phải đối mặt với một khó khăn song đại diện Sở Công Thương Hà Nội khẳng định, trong bất kỳ tình huống nào các hàng hóa cũng đảm bảo đáp đầy đủ ứng nhu cầu của nhân dân kể cả khi nhu mua sắm tăng cao, không để xảy ra thiếu hàng.

    Cùng với đó, các doanh nghiệp cũng đổi mới nhiều phương thức phục vụ, đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, bán hàng onile…để hạn chế tập trung đông người tại hệ thống phân phối . Sở Công Thương khuyến cáo người dân yên tâm không dự trữ hàng hóa, hạn chế tập trung đến các hệ thống phân phối tránh lây nhiễm dịch bệnh, thành phố đảm bảo đầy đủ hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu người dân.

    Trả lờiXóa
  8. Trước tình hình dịch bệnh căng thẳng thì cả nước đã đưa ra các phương án phòng chống dịch cho cả nước phòng trường hợp xấu nhất, đặc biệt là Hà Nội thủ đo của cả nước cũng đã xác nhận sẽ có đủ lương thực thực phẩm có cả thủ dô nếu như người dân thực hiện tốt các phương án phòng chống dịch không làm lây lan nhanh ra diện rộng.

    Trả lờiXóa
  9. Có thông bảo và chỉ đạo rõ ràng như vậy, như thế mà một số người dân vẫn không tuân thủ các nguyên tắc phòng chống dịch, người thì lơ là chủ quan. Người thì lo quá rồi lao ra các sieu thị để mua sắm đồ dự trữ như sắp hạn hán đến nơi. Vì vậy điều cần thiết hiện nay là tát cả mọi người cẩn phải bình tĩnh để Nhà nước, chính phủ có thể có phương án giải quyết một cách tốt nhất.

    Trả lờiXóa
  10. Do vậy, người dân không cần phải đi mua hàng tích trữ. Việc đổ xô đến siêu thị có thể dẫn đến không bảo đảm về khoảng cách tiếp xúc, nguy cơ lây nhiễm chéo dịch bệnh

    Trả lờiXóa
  11. Chủ tịch UBND Thành phố đề nghị mỗi người dân Thủ đô bình tĩnh, yên tâm, tiếp tục tin tưởng, ủng hộ các biện pháp phòng, chống dịch. Thành phố đã chỉ đạo chuẩn bị đầy đủ lương thực, thực phẩm, các nhu yếu phẩm cần thiết.

    Trả lờiXóa
  12. vì vậy, mọi người hãy yên tâm và tham gia có trách nhiệm với các hoạt động phòng, chống dịch của các cơ quan chức năng và cộng đồng; người đứng đầu doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu trách nhiệm áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch tại cơ sở, bảo đảm sức khỏe, an toàn cho người lao động.

    Trả lờiXóa
  13. Thành phố đã chỉ đạo chuẩn bị đầy đủ lương thực, thực phẩm, các nhu yếu phẩm cần thiết, nhân dân không tập trung đông người mua và tích trữ hàng hóa. Việc tập trung đông người lúc này sẽ rất dễ có nguy cơ lây nhiễm cao trong cộng đồng

    Trả lờiXóa
  14. Để đảm bảo ổn định đời sống, sinh hoạt cho người dân, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các địa phương xây dựng “kịch bản” cung ứng lương thực, thực phẩm, vật tư y tế.

    Trả lờiXóa
  15. Sở Công Thương chỉ đạo đảm bảo cung ứng lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, hàng hóa thiết yếu cho nhân dân; có phương án dự trữ trong tình huống phải kéo dài thời gian áp dụng cách ly.

    Trả lờiXóa
  16. trước diễn biến dịch phức tạp, Sở Công thương đã triển khai các phương án đảm bảo nguồn cung đối với các nhóm hàng nhu yếu phẩm để phục vụ người dân trong mọi kịch bản diễn biến của dịch COVID-19, kể cả trong tình huống dịch diễn biến xấu nhất.

    Trả lờiXóa
  17. “Các doanh nghiệp sẵn sàng mở cửa thêm giờ, cam kết đảm bảo đủ lượng hàng hoá phục vụ nhu cầu người dân ngay cả khi nhu cầu tiêu dùng tăng” - Sở Công thương khẳng định.

    Trả lờiXóa
  18. Theo Sở Công thương Hà Nội hiện các doanh nghiệp thực hiện dự trữ hàng hoá theo phương án 5 của Sở, trong thời gian 3 tháng và tăng gấp 3 lần so với tháng bình thường. Lượng hàng hoá dự trữ cho chương trình bình ổn thị trường năm 2021 hiện nay là 5.698 tỷ đồng.

    Trả lờiXóa
  19. Để nhân dân yên tâm, không lo tích trữ lương thực, thực phẩm một cách không cần thiết, thành phố chỉ đạo chuẩn bị phương án cung ứng đủ lương thực, thực phẩm, các nhu yếu phẩm khác cho các địa phương của thành phố khi phải tiến hành cách ly.

    Trả lờiXóa
  20. Lãnh đạo thành phố khẳng định trong trường hợp xảy ra dịch, thành phố cam kết đảm bảo các biện pháp để cung cấp đầy đủ thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết cho người dân trong khu vực bị khoanh vùng cách ly, do vậy người dân không nên quá lo lắng, tích trữ lương thực thực phẩm trong thời điểm hiện nay.

    Trả lờiXóa
  21. người dân cần hết sức yên tâm, tin tưởng vào sự chỉ đạo của thành phố, tránh đổ xô ra đường tụ tập mua hàng hóa tích trữ

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog