Chia sẻ

Tre Làng

Truyền thông tử tế thời dịch: bớt chỉ trích phê phán những người đang nỗ lực dập dịch

Những tin đồn “Sài Gòn sắp trở thành Ấn Độ thứ 2; Thành phố sắp ban hành lệnh giới nghiêm; Ăn trứng, sử dụng Tylenol, vitamin C, E mỗi ngày giúp diệt virus…” chen nhau tới tấp truy sát người dân Sài Gòn vốn đang “ốm yếu” bởi đại dịch Covid-19 bủa vây. Không chỉ đội ngũ y tế mà người dân cũng bị stress tập thể. Virus Sars-Cov-2 lẩn khuất khắp nơi cùng lúc virus sợ hãi dấy lên trong nhiều người dân.

Đáng báo động có không ít người làm truyền thông, KOLs (người ảnh hưởng trên mạng xã hội) cứ thao thao bất tuyệt hết trách móc lại phê phán, thấy ca nhiễm rồi điểm tên địa phương đứng đầu như tội đồ mà tuyệt nhiên không đưa ra được giải pháp nào nên hồn. Giữa muôn vàn tin tức xám xịt ấy, người ta tuyệt nhiên chẳng đoái hoài đến những tin tức truyền năng lượng như số ca được chữa khỏi; tỉ lệ tiêm vaccine; những xe hàng lưu động chở thịt, rau củ, gạo đến tận khu dân cư; Trung tâm công tác xã hội vận động doanh nghiệp, nhà hảo tâm đóng góp thêm đến các ăn từ thiện trong khu cách ly; 130 bác sĩ đăng ký tư vấn sức khỏe miễn phí cho người dân qua điện thoại; biểu đồ số ca mắc đã có biến động giảm; gói hỗ trợ 886 tỉ của TP đã đến tay bà con;…Khách quan hơn, là những đánh giá của truyền thông quốc tế đối với nỗ lực phòng chống dịch của Việt Nam. Như trang Brookings (Mỹ) đánh giá “VN là hình mẫu ứng phó đại dịch với chi phí thấp, tinh thần đoàn kết toàn dân, trong đó hệ thống y tế cộng đồng là mô hình lí tưởng để học hỏi”. Hay tờ Bloomberg đánh giá mô hình 3 tại chỗ tại các KCN là cách làm hiệu quả giúp vừa đẩy lùi dịch bệnh vừa phục hồi kinh tế.

Biết rằng chuyện giăng dây hay giấy thông hành âm tính, số ca nhiễm… đã đang làm người dân vô cùng não nề. Nhưng như nhà báo Ngô Nguyệt Hữu chia sẻ: “lãnh đạo chân thành! thật đáng quý khi Bí thư Nguyễn Văn Nên đã gặp gỡ các chuyên gia dịch tễ, bác sĩ đầu ngành để lắng nghe góp ý. Một hành động cần thiết và đúng đắn“. Để thấy rằng, mỗi quyết sách đều được đắn đo kỹ lưỡng và mục tiêu tối thượng không gì khác ngoài việc bắt kịp tiến trình của các quốc gia sống với “cúm mùa”, giảm thiểu thấp nhất những thiệt hại. Nói thêm, phong tỏa để khoanh vùng, truy vết khu vực có dịch, nếu chẳng may rơi vào trường hợp này, cũng không cần quá lo lắng, chính quyền địa phương, tấm lòng người Sài Gòn không để ai thiếu đồ ăn, thức uống.

Phải nhìn nhận thực tế, TP.Hồ Chí Minh có tổng số dân gần bằng vương quốc Campuchia, gấp gần 1,5 lần Israel và gần 3 lần dân số Singapore. Đối với một đất nước đang phát triển như Việt Nam việc quản trị một siêu thành phố như vậy không phải việc đơn giản. Nói thì dễ nhưng xắn tay vào làm, nhất là chống dịch chưa từng có tiền lệ sẽ khó tránh khỏi sai sót, mò mẫm. Mỗi giai đoạn dịch bệnh sẽ có những phương án khác nhau. TP đã nhanh chóng bỏ kiểm tra giấy xét nghiệm trong nội thành khi những đám đông ùn tắc ở nhiều cửa ngõ; F1 được cách ly tại nhà với những điều kiện bớt ngặt nghèo hơn; cách phong tỏa chưa hợp lý dần được điều chỉnh lại; Hai chợ đầu mối Thủ Đức, Hóc Môn đang tái mở một phần, chợ truyền thống hoạt động trở lại để hàng hóa không còn khan hiếm, tăng giá; Hàng chục ngàn phiếu đi siêu thị 0 đồng được phát đến tay người dân đang khó khăn; vaccine cho số đông đã ló dạng dần… Chưa đủ để dịch giảm xuống, người dân hết những vất vả, nhưng như lời BS Trương Hữu Khanh “nhà quản lý đã tung chiêu hợp lý dần” ít nhiều những hiến kế đang được lắng nghe và áp dụng vào thực tiễn phần nào. Trong lúc nguy nan và khó khăn chưa từng thấy này thì lắng nghe từ nhiều phía, trân trọng những điều đúng đắn chắc chắn sẽ có kết quả tốt.

Thành phố đang trong những ngày trong đợt giãn cách xã hội nghiêm ngặt nhất, không ít khó khăn và vất vả lại ập, chúng ta cần thông cảm, chia sẻ, bình tĩnh cùng TP vượt qua giai đoạn khó khăn. Đây là lúc cần thiết các phương tiện truyền thông làm nhiệm vụ để trấn an mọi người, cũng là lúc những lãnh đạo cân chỉnh lại cách chống dịch để cho dân có thêm lòng tin. Muốn thế, tất cả phải sáng suốt, sống có ý thức hơn và cố gắng chịu đựng những khó khăn trong những ngày sắp tới. Tất cả đang còn ở phía trước, mong mỗi ngày con số dịch bệnh được công bố càng lúc càng đi xuống và niềm hi vọng càng lúc càng được tăng lên.

Mùa dịch, xin hãy chọn tử tế với nhau. Chẳng cần phải góp tiền cứu trợ đồng bào mới là tử tế. Chỉ cần đừng buông lời sắc mỏng, mạt sát chê bai những người đang cố gắng làm điều tốt cho cộng đồng, cho dù họ chưa hoàn hảo, đó là sự tử tế. Chỉ cần đừng lợi dụng chuyện đau lòng của người khác để mưu lợi câu view, thậm chí kích động, kêu gọi người dân xuống đường biểu tình, cũng là đại tử tế lắm rồi. Dịch bệnh hoành hành khắp thế giới, không ai có lỗi, phải siết chặt tay nhau mà vượt qua thôi.

Ái Dân

8 nhận xét:

  1. Truyền thông phải là lực lượng tuyên truyền, cổ vũ cho công tác chống dịch nói chung và các lực lượng chống dịch tuyến đầu nói riêng chứ không phải là lực lượng đối lập, đưa tin sai lệch, làm dư luận thêm hoang mang

    Trả lờiXóa
  2. Cần phải tập trung tăng cường rà soát, phát hiện, ngăn chặn thông tin xấu, độc, nhận diện, xử lý tin giả, tin sai sự thật trên môi trường mạng, kịp thời thông tin các nội dung cần thiết để người dân hiểu rõ bản chất vấn đề, không để tác động xấu đến dư luận.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

      Xóa
    2. Hành vi này không chỉ làm nhiễu loạn thông tin, tạo tâm lý hoang mang, mà còn gây nhiều khó khăn cho công tác phòng chống dịch và tâm lý của người bệnh, người được cách ly y tế

      Xóa
  3. Các cơ quan báo chí tiếp tục thông tin, tuyên truyền kịp thời, chính xác, hiệu quả về công tác phòng, chống dịch bệnh, phải lưu ý tránh đưa tin thụ động, một chiều, phải có phân tích, so sánh, đánh giá khách quan, trung thực, để nhân dân hiểu được, biết được về tình hình dịch bệnh, các biện pháp, trách nhiệm phòng, chống dịch; truyền cảm hứng để nhân dân thêm tin tưởng, ủng hộ và tích cực hợp tác, tự giác thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch; tinh thần chung truyền thông là để “dân hiểu, dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát và dân thụ hưởng thành quả”...

    Trả lờiXóa
  4. Tin giả (fake news) được hiểu là những thông tin không chính xác, chưa được kiểm chứng, kiểm duyệt, xuất hiện sai lệch về nội dung, được khuếch tán trên Internet và các phương tiện truyền thông. Một điều tệ hại là những thông tin sai lệch có xu hướng lan truyền nhanh hơn tin thật trên các dịch vụ truyền thông xã hội. Đây là một thực trạng đáng báo động, khiến các nhà chức trách, cơ quan thực thi pháp luật gặp nhiều khó khăn

    Trả lờiXóa
  5. Thay vì chỉ trích báo chí chân chính phải là nguồn động lực khích lệ, động viên những người trên tuyến đầu ngày đêm lao tâm khổ tứ vì công cuộc chống dịch chung của cả xã hội, định hướng đúng dư luận chứ còn nếu ngược lại thì không xứng đáng gọi là báo chí, mà nên gọi là “lá cải”

    Trả lờiXóa
  6. nhiều người ngứa mồm hay sao ý . người ta thì đang lo chống dịch mình thì ngồi xỉa xói Lũ mồm vẩu cứ đợi đấy mà xem những biện pháp chống dịch của chúng ta phát huy hiệu quả, tại sao không đồng hành cùng người dân chống dịch mà cứ buông lời hôi thối? truyền thông để tạo định hướng tốt cho dư luận, niềm tin cho quần chúng nhân dân, đằng này lại cứ đi ngược lại những gì đảng và nhà nước, toàn dân đang nỗ lực cố gắng


    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog