Chia sẻ

Tre Làng

Ông Biden: Mạng xã hội "đang giết người" vì cho đăng tin sai về vaccine Covid-19

Ngọc Trang - Chia sẻ với báo giới tại Nhà Trắng ngày 16/7, Tổng thống Mỹ Joe Biden nói rằng các mạng xã hội như Facebook “đang giết người” khi để cho những thông tin sai lệch về vaccine covid-19 được đăng tải tràn lan...

Tổng thống Mỹ Joe Biden trong trả lời báo giới tại Nhà Trắng ngày 16/7 - Ảnh: Reuters

“Họ đang giết người... Hãy nhìn xem, đại dịch duy nhất mà chúng ta thấy là ở nhóm người chưa tiêm vaccine”, ông Biden nói khi được hỏi về thông tin sai lệch và thông điệp mà ông muốn gửi tới các nền tảng như Facebook.

Theo Reuters, thời gian qua, thông tin sai lệch về Covid-19 trở nên phổ biến trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Twitter và YouTube (thuộc sở hữu của Alphabet). Các nhà nghiên cứu và nhà lập pháp Mỹ từ lâu đã cáo buộc Facebook không kiểm soát được nội dung độc hại trên nền tảng của mình.

Trước ông Biden, thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cũng chỉ trích Facebook, cho rằng công ty này chưa hành động đủ để ngăn chặn tin giả.

"Họ đã có hành động. Nhưng rõ ràng họ có thể hành động nhiều hơn nữa”, bà Psaki nói và cho biết chính quyền của Tổng thống Biden thường xuyên liên hệ với Facebook và gắn cờ những bài đăng có vấn đề.

Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki chỉ trích Facebook chưa hành động đủ để ngăn chặn tin giả - Ảnh: Getty Images

Trước đó, Tổng y sĩ Vivek Murthy cũng lên tiếng về làn sóng thông tin sai lệch về dịch bệnh Covid-19 và các loại vaccine. Ông cho rằng điều này khiến cuộc chiến chống đại dịch càng trở nên khó khăn hơn.

Đồng tình với quan điểm này, bác sĩ Nahid Bhadelia, người sáng lập Trung tâm bệnh truyền nhiễm mới nổi tại Đại học Boston, cho rằng mạng xã hội đóng vai trò lớn trong việc làm lan tràn những thông tin sai lệch, khiến nhiều người không tiêm vaccine.

“Sự thật là dịch bệnh Covid-19 giờ đây có thể ngăn chặn bằng vaccine”, bà Nahid Bhadelia khẳng định.

Dẫn một khảo sát của Kaiser Family Fund, bà cho biết 54% người Mỹ không thể phân biệt những thông tin về vaccine là sự thật hay hư cấu.

Chia sẻ với CNBC, bà Bhadelia tin rằng các nền tảng mạng xã hội có thể hành động nhiều hơn nữa để ngăn chặn việc phát tán thông tin sai lệch.

“Họ cần đầu tư nhiều nguồn lực hơn nữa, hành động tốt hơn nữa để nhanh chóng gỡ bỏ những thông tin đó, đầu tư nhiều hơn vào việc thay đổi thuật toán. Bởi vì hiện tại, những thông tin ở trên đầu trang không phải là sự thật nhưng lại rất phổ biến”, bà Bhadelia nói.


Bà cũng đề xuất những công ty này hợp tác hơn nữa với các cơ quan y tế cộng đồng để mang đến thông tin chính xác cho người dùng.

Trước những chỉ trích, Facebook đã đưa ra nhiều quy định nhằm ngăn chặn những thông tin sai lệch về dịch bệnh và vaccine Covid-19, đồng thời cho biết công ty đã và đang cung cấp cho người dùng những thông tin đáng tin cậy về các chủ đề này.

“Chúng tôi sẽ không bị phân tâm bởi những cáo buộc không dựa trên sự thật”, người phát ngôn Kevin McAlister của Facebook cho biết ngày 16/7. "Sự thật là hơn 2 tỷ người đã xem được những thông tin của nhà chức trách về Covid-19 và vaccine Covid-19 trên Facebook, nhiều hơn bất kỳ nơi nào trên internet”.

Ông Kevin McAlister cũng cho biết hơn 3,3 triệu người dùng Mỹ đã sử dụng công cụ tìm vaccine của Facebook để tìm các địa điểm tiêm vaccine.

“Những số liệu thực tế này cho thấy Facebook đang giúp cứu sống nhiều người. Chấm hết”, ông McAlister khẳng định.

Ngày 16/7, các quan chức Mỹ cho biết biến thể Covid-19 Delta hiện là chủng virus chiếm chủ đạo trên toàn cầu và số ca tử vong tại Mỹ tăng mạnh chủ yếu ở nhóm người chưa tiêm vaccine.

Thời gian gần đây, tốc độ tiêm chủng tại Mỹ đang có dấu hiệu chậm lại trong khi số ca nhiễm tăng lên. Trong tuần trước, số ca nhiễm Covid-19 tại Mỹ tăng 70% và số ca tử vong tăng 26%, chủ yếu xảy ra tại những khu vực có tỷ lệ tiêm vaccine thấp.

Theo số liệu từ Đại học Johns Hopkins, trong tuần qua, tất cả 50 bang đều chứng kiến số ca nhiễm mới tăng lên. Nước này ghi nhận trung bình hơn 26.000 ca nhiễm mỗi ngày - con số cao nhất trong 2 tháng.

11 nhận xét:

  1. Các đơn vị thông tấn báo chí phải là những cơ quan truyền thông đáng tin cậy, mỗi cá nhân phải có trách nhiệm với phát ngôn của mình để củng cố lực lượng phòng chống dịch bệnh chứ không phải biến thành một phe đói lập với chính phủ, đưa các thông tin vô căn cứ lên mạng

    Trả lờiXóa
  2. Số ca mắc COVID-19 tại Mỹ đã tăng hơn 70% trong tuần qua, riêng số ca tử vong tăng tới 26% tại các vùng có tỉ lệ tiêm chủng thấp. Các quan chức Mỹ đặc biệt lo ngại cho nhóm chưa tiêm chủng trong bối cảnh biến thể Delta nguy hiểm đang dần chiếm ưu thế tại nước này.Thông tin sai lệch về COVID-19 trở nên phổ biến trong đại dịch, đặc biệt trên mạng xã hội Facebook, Twitter và YouTube. Các nhà nghiên cứu và nhà lập pháp Mỹ từ lâu đã cáo buộc Facebook không kiểm soát được nội dung có hại trên nền tảng của mình.Thông tin sai lệch về COVID-19 trở nên phổ biến trong đại dịch, đặc biệt trên mạng xã hội Facebook, Twitter và YouTube. Các nhà nghiên cứu và nhà lập pháp Mỹ từ lâu đã cáo buộc Facebook không kiểm soát được nội dung có hại trên nền tảng của mình.



    Trả lờiXóa
  3. Không chỉ ở Mỹ, tại Việt Nam, hiện nay tình hình dịch covid-19 diễn biến rất phức tạp, do vậy người dân đang rất lo lắng về dịch bệnh, nhất là việc cập nhật, nắm bắt chính xác, kịp thời thông tin về số ca mắc mới, lịch trình di chuyển của ca bệnh trường hợp tiếp xúc và các thông tin chỉ đạo,điều hành của các cơ quan. Lợi dụng tình hình trên, một số đối tượng đã đăng tải, chia sẻ thông tin trên các trang mạng xã hội (Facebook, Youtube,…) sai sự thật, mang tính giật gân nhằm “câu like, câu view” hoặc với ý đồ khác, gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch. Ngoài ra, có trường hợp còn đăng tải công khai trên mạng xã hội danh tính, lịch trình di chuyển của bệnh nhân Covid-19 và người nghi nhiễm, xâm phạm đời tư, ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh và gia đình họ. Hành vi lợi dụng mạng xã hội để tung tin đồn thất thiệt có thể xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân về mặt kinh tế, tinh thần; gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong công tác phòng, chống dịch; việc đưa thông tin sai sự thật, gây hoang mang dư luận ở mức độ nghiêm trọng thì có thể bị xử lý hình sự. Cần phải tăng cường công tác quản lý, phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành để xử lý nghiêm vi phạm về truyền, đưa thông tin xấu, độc, sai sự thật trên mạng liên quan đến dịch Covid-19; khuyến cáo người dân cần tỉnh táo tìm hiểu, chọn lọc thông tin, thường xuyên theo dõi trên các báo, website chính thống của cơ quan nhà nước (Cổng thông tin Chính phủ, website của Bộ Y tế,...)

    Trả lờiXóa
  4. Dẫn một khảo sát của Kaiser Family Fund, bà cho biết 54% người Mỹ không thể phân biệt những thông tin về vaccine là sự thật hay hư cấu. Vâng! Cái việc này không phải chỉ riêng Mỹ đâu mà nó là vấn đề chung với những người sử dụng Facebook ạ. Nhiều người coi đây là một công cụ, là một nơi để tìm kiếm tin tức thì dĩ nhiên là họ có xu hướng tin tưởng một cách dễ dàng các thông tin họ đón nhận được từ trên fb rồi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Công nhận là tình hình chung thật. Khi tiếp nhận một tin không tốt thì rõ ràng phản ứng chung là hoang mang chứ số ít mới có thể giữ tình táo rồi nghĩ đến việc tìm nguồn tin để so sánh đối chiếu. Quan trọng bọn này chúng nó chơi trò giật tít cũng khá là hiểm mà

      Xóa
  5. Tính chất 2 mặt cuâ mạng xã hội đã thể hiện rõ là thế. KHông phải tự dưng mà một đất nước như Trung Quốc nó còn không cho người dân dùng facebook mà có một mạng xã hội riêng như vậy :) Căn bản nó muốn quản lý dễ dàng và nó đã sớm nhìn ra được cái tương lai , những mặt trái của việc sử dụng mạng xã hội rồi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chúng ta cũng đang khao khát một cái ước mong là xây dựng được một cái mạng xã hội riêng cho đất nước mình, nhưng phần vì thói quen của mọi người để mà thay đổi thì cần thời gian, phần vì các trang mạng đó vẫn còn gì đó bất tiện chưa quen với người dân nên đều chưa thành công

      Xóa
  6. Bắt buộc phía facebook dần dần phải nâng cao mọi tính năng để kiểm duyệt, đấy là cách để nó tồn tại và hoạt động hợp pháp trong các quốc gia. Thời gian vừa qua, Việt Nam ta đã yêu cầu phía facebook siết chặt và hạn chế không cho đăng tải các bài đăng chống phá nhà nước nên có thể thấy tình hình đúng là có tiến triển hơn thật

    Trả lờiXóa
  7. Làm vậy người dân lại nghi ngờ vắc xin ròi không đi tiêm thì vỡ mồm. Minh chứng cho việc vắc xin có hiệu quả phòng dịch đó là việc số ca nhiễm có tăng lại nhưng cũng không tăng mạnh như những đợt dịch trước, rồi là chỉ tăng ở những vùng có tỷ lệ tiêm thấp thôi, hoàn toàn không đơn giản là trùng hợp đúng không ạ

    Trả lờiXóa
  8. Các nước có số lượng người sử dụng facebook nhiều như Việt Nam đều cần có những chính sách yêu cầu phía những người phụ trách trang mạng này cần siết chặt các hoạt động kiểm soát đăng tải các tin xấu liên quan đến chống dịch, chống đảng và nhà nước ! Có như vậy mới giúp thuận tiện trong quản lý và chống dịch

    Trả lờiXóa
  9. Joe Biden cũng biết nói về fake news cơ đấy. Gậy ông đập lưng ông, với quốc gia khác thì họ cổ súy cho việc dung túng đăng tin giả, xuyên tạc. Giờ đến quốc gia mình bị thì lại la làng Mạng xã hội xuất phát từ đâu thế ông Biden


    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog