Chia sẻ

Tre Làng

Tự trọng

Khoai@

Chuyện "lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều" hay chuyện "Bầu bí tương thân" là không hiếm ở Việt Nam, đặc biệt là trong lúc khó khăn, hoạn nạn, dịch giã. 

Chưa cần nói đến chính quyền các cấp chăm lo cho dân như thế nào, chỉ riêng chuyện các cá nhân thể hiện tinh thần tương thân tương ái đã tràn khắp các mặt báo và mạng xã hội.

Câu chuyện mới nhất là rạng sáng hôm 3/8, chị Lê Thị Trâm là công nhân Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị Hà Nội bị 4 đối tượng cướp chiếc xe máy trong khi đi làm trên địa bàn phường Đại Mỗ, đã được anh chị em công an quận Nam Từ Liêm quyên góp tặng xe mới. Không dừng lại ở đó, cũng trong ngày, chị Trâm tiếp tục được người dân tặng cho 4 chiếc xe máy nữa. Đó là cái kết đẹp như cổ tích cho một câu chuyện buồn. Trả lời báo giới, chị Trâm nói trong niềm vui sướng: "Tôi rất bất ngờ, không biết nói gì ngoài lời cảm ơn với các chiến sĩ công đã quyên góp, ủng hộ tôi để có chiếc xe tiếp tục công việc". 

Nhưng đó mới chỉ là một phần câu chuyện đẹp. Cái đẹp đã được nhân lên khi chị Trâm chỉ giữ lại cho riêng mình chiếc xe của anh chị em công an quận Nam Từ Liêm tặng, 4 chiếc còn lại, chị nhường cho các chị em làm cùng công ty có hoàn cảnh khó khăn như mình. Ở đây, ngoài câu chuyện "nhường cơm sẻ áo" thì đó còn là câu chuyện văn hóa, câu chuyện của lòng tự trọng.

Ở ta, những câu chuyện đẹp trọn vẹn như thế không thiếu. Vào Facebook của anh Đoàn Ngọc Hải (cựu Phó Chủ tịch quận 1, TP HCM) các bạn sẽ cảm nhận được nhiều điều. Bỏ qua những lấn cấn khác thì những đóng góp của anh Hải cho công tác thiện nguyện là không thể phủ nhận và đó là những nét đẹp xứng đáng được xã hội ghi nhận. Đó là chưa kể đến các mạnh thường quân như vợ chồng ông Dũng Lò vôi, những người đứng đầu các tập đoàn kinh tế... đã có những đóng góp cực lớn cho xã hội.

Nhưng ở chiều ngược lại, bên cạnh những trường hợp khó khăn cần trợ giúp thì cũng không hiếm những trường hợp lợi dụng khó khăn để thực hiện các mục đích đen tối khác trong đó có mục đích cá nhân rất ích kỷ.

Có trường hợp anh Đoàn Ngọc Hải đăng lên Facebook lời kêu cứu của một "gia đình" nói rằng họ ở phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân "đang cầu cứu thực phẩm, bạn nào ở gần giúp họ". Trong lời kêu cứu đó, có đoạn viết rằng "Chính quyền không thiết tha giúp đỡ" và người này cho cả số điện thoại cá nhân sau khi được anh Hải yêu cầu (xem hình bên).

Tuy nhiên, khi chính quyền cử người đến địa chỉ đó thì không có ai kêu cứu như thế. Người dân nơi đây vẫn nhận được sự chăm lo từ chính quyền và các nhà hảo tâm. Thông thường, với anh Đoàn Ngọc Hải, khi ai đó cần giúp, anh sẽ đăng yêu cầu đó lên kèm theo ảnh chụp màn hình và khi lời yêu cầu đó được đáp ứng thì anh Hải cũng phản hồi là đã giải quyết xong. Nhưng trường hợp này, cho đến ngày hôm nay, vẫn không có phản hồi nào.

Như vậy, rất có thể lời kêu cứu kia chỉ là một hình thức để bôi xấu chính quyền địa phương lên mạng xã hội, thông qua Facebook của anh Đoàn Ngọc Hải. Nếu điều này là đúng thì đó là lời kêu cứu của kẻ vô sỉ.

Một câu chuyện khác về lòng tự trọng từ một bạn Facebook đăng tải sáng nay với tựa đề "Thế nào là đủ". Theo đó, "Sáng 04/8, các cán bộ huyện Bình Chánh rà soát, phát hiện lời kêu cứu thương tâm trên mạng xã hội. Họ nhanh chóng đem nhu yếu phẩm đến số nhà trong ảnh để cứu trợ, đúng với phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau”. Nhưng đến nơi, họ bật ngửa khi thấy “kho hàng dự trữ” của đối tượng khó khăn này đã nhiều đến mức đủ để đi cứu trợ cho cả xóm.".

Có thể khẳng định, trường hợp vừa nêu là điển hình của loại người không có lòng tự trọng. Nó trái ngược hoàn toàn với nhiều tấm gương, tuy có khó khăn nhưng khẳng khái nói rằng: "Gia đình tôi đã nhận đủ, xin không nhận thêm" hoặc "Gia đình tôi vẫn còn, xin nhường cho người khác". Đối tượng (xem hình bên) rõ ràng là một tay "Nhận cứu trợ chuyên nghiệp". Với loại này, đừng mong 2 chữ "Tự trọng".

Thực tế, những kẻ không có lòng tự trọng, nhưng lại thừa lòng tham và sự vô sỉ chỉ là một bộ phận không lớn, nhưng hành động của họ đã góp phần làm người dân đánh giá sai lệch công tác hỗ trợ của chính quyền các cấp, làm cho người dân giảm sút lòng tin với hệ thống chính trị, và lấy đi mất cơ hội của những người thực sự khó khăn khác.

8 nhận xét:

  1. Một câu chuyện đáng suy ngẫm nhất mấy hôm nay mà tôi đau đáu là chuyện chị lao công, chị bị mất xe, tất nhiên CA có trách nhiệm tìm ra kẻ lấy xe cho chị. Nhưng ngạc nhiên hơn họ không chỉ bắt được những tên cướp đó, mà họ còn tặng chị một chiếc xe mới và chị được nhận nhiều xe nữa(do các nhà hải tâm cho và chị nhường cho bạn chị-những người chưa có). Đúng, đó là tự trọng, đủ rồi thì xin nhường, đó còn là câu chuyện hàng rau mùa dịch của ông anh gì gì đó...Nó khiến ta ngẫm về con người, về cách mà chính quyền ta đã hết mình phục vụ nhân dân ta, không ai bỏ lại phía sau. Đúng, hãy như vậy, hãy tin vào chính quyền, và những kẻ cảm thấy tự nhục hãy tự sỉ vả vào mặt mình xem liệu mình sống vậy đã ổn chưa thưa a Hải...

    Trả lờiXóa
  2. Lòng tự trọng nó là cái gì đó rất đỗi cao thượng đối với người Việt Nam nói riêng và con người trên trái đất này nói chung. Từ đó mà có những sự việc diễn ra để lại cho to nhiều bài học quí giá cũng như nhiều sự khâm phục. Tuy nhiên nó cũng phản ánh nhiều thứ trái chiều đang hiện hữu quanh ta.

    Trả lờiXóa
  3. Có thể thấy những sự việc trải qua gần đây đã cho ta nhận thức rõ thêm về tự trọng. Thầm cảm ơn các chiến sĩ, chính quyền, đã phục vụ nhân dân một cách tận tình nhất, không để ai bị bỏ lại cả. Điều đó cho phép người dân tin vào Đảng vào Nhà nước...

    Trả lờiXóa
  4. cho và nhận là hai điều cơ bản trong cuộc sống. Khi đã nhận đủ và muốn giành những thứ tốt đẹp còn lại cho những người khác cần điều đó hơn, ấy là người có lòng tự trọng. CÒn những kẻ cố tình lợi dụng khó khăn của người khác để bôi nhọ tổ chức, cá nhân thì ấy là kẻ hám lợi, vô liêm sỉ.

    Trả lờiXóa
  5. nghe câu chuyện của chị lao công thật ấm lòng, chị vô cùng cảm ơn những người đã hỗ trợ có được những chiếc xe máy và sẵn sàng chia sẻ điều tuyệt vời đó với những người đồng nghiệp có hoàn cảnh khó khăn như chị. Chị chính là niềm cảm hứng và tấm gương sáng giữa cuộc đời.

    Trả lờiXóa
  6. Chiếc xe bị cướp là tài sản lớn nhất, hai vợ chồng chị Trâm phải vất vả lao động để trả góp trong thời gian dài. Từ lúc mất xe, nữ lao công rơi vào trạng thái hoảng loạn, bất an nhưng chị vẫn tiếp tục công việc vì đó là nguồn thu nhập duy nhất của gia đình chị trong mùa dịch COVID-19.

    Trả lờiXóa
  7. Ở đâu cũng có người thế này, kẻ thế kia. Mong các nhà hảo tâm khi thực hiện thiện nguyên cũng với trái tim nóng nhưng cái đầu phải lạnh!

    Trả lờiXóa
  8. Tấm lòng thơm thảo lẽ ra phải được nhiều người ủng hộ, song có một số kẻ lại lợi dụng lòng tốt đó để trục lợi hay là tạo sự chú ý, xuyên tạc gây hoang mang dư luận. Các câu chuyện được đưa ra trên khiến chúng ta phải suy nghĩ về trường hợp một số người không có lòng tự trọng, làm xấu đi những tấm gương, hình ảnh đẹp của những người dân tốt, cần phải lên án những trường hợp trên một cách mạnh mẽ và có biện pháp xử lý nghiêm.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog