Chia sẻ

Tre Làng

"Cô gái vót chông": Ai mới là người có "văn hóa thấp kém" hả anh Luân Lê?

 Khoai@

Hóa ra chuyện Hoa hậu Đỗ Thị Hà đến Miss World 2021 đem theo màn thi thể hiện tài năng chơi đàn T'rưng với nhạc phẩm "Cô gái vót chông" của nhạc sĩ Hoàng Hiệp khiến anh em BBC, Nguyễn Đình Bổn và anh Ls tuột xích Luân Lê a kay phết.

Từ trong bóng tối của hằn học, hôm nay anh Luân Lê có status với tựa "Sự thấp kém về văn hóa" để chỉ trích Hoa hậu Đỗ Thị Hà là thấp kém về văn hóa. 

Anh Luân Lê viết rằng, "Người Việt vẫn nói “nhập gia tuỳ tục”, cũng như “đừng khơi lại vết thương lịch sử”, thế mà một hoa hậu lại hát lên bài hát cô gái vót chông giữa đất Mỹ để thể hiện “tài năng” của mình (nội dung của nó là đánh đuổi và giết giặc Mỹ). Đấy là nỗi kiêu ngao của sự ngu ngốc hay là sự ngây thơ của một thứ hồ đò khờ khạo, mà dù theo nghĩa nào thì đó đều là thứ văn hoá thấp kém.".

Có lẽ quý anh Luân Lê và Nguyễn Đình Bổn muốn rằng,khi đến Mỹ dự thi Miss World 2021 thì cần phải biết nâng bi kèn sáo cho nước Mỹ thì mới là có văn hóa, có phỏng?

Trước hết, trên khía cạnh pháp luật, đến Mỹ dự thi Miss World 2021 Hoa hậu Đỗ Thị Hà có quyền lựa chọn chơi bài gì cô ấy muốn. Đó là quyền tự do ngôn luận, tự do biểu đạt của cô ấy. 

Đây là quyền Hiến định theo pháp luật Việt Nam và nó cũng được thể hiện trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền năm 1948. Thật tiếc, anh Luân Lê từng là Luật sư lại không biết, không hiểu được điều này.

Tôi trích điều 19: "Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và biểu đạt; bao gồm tự do giữ ý kiến mà không bị can thiệp, cũng như tự do tìm kiếm, thu nhận và truyền bá thông tin và tư tưởng bằng bất cứ phương tiện truyền thông nào và không giới hạn về biên giới". Nguyên bản tiếng Anh là "Everyone has the right to freedom of opinion and expression; this right includes freedom to hold opinions without interference and to seek, receive and impart information and ideas through any media and regardless of frontiers".

Văn hóa gì thì văn hóa, ở đâu cũng vậy, sống và làm việc theo pháp luật, thượng tôn pháp luật mới là biểu hiện cao nhất của văn hóa, anh Luân Lê ạ.

Vậy tại sao anh lại cay cú? 

Có lẽ Đỗ Thị Hà chơi đàn T'rưng bài "Cô gái vót chông" là "đánh đuổi, giết giặc Mỹ" là động đến thứ mà anh Luân Lê tôn thờ hơn cả dân tộc nên anh mới phản ứng tiêu cực như thế. 

Cô Hà chơi bài này đơn giản vì nó là giai điệu văn hóa dân tộc, là âm hưởng Tây Nguyên. Đây mới là văn hóa anh ạ. 

Dưới khía cạnh ngữ nghĩa trong không gian có phân kỳ thì người Việt Nam chỉ đánh đuổi đánh đuổi "bọn Mỹ cọp beo", có nghĩa chỉ đánh đuổi quân Mỹ xâm lược mà thôi, chứ không hề đánh đuổi những người bạn Mỹ. Đến đây anh Luân Lê đã hiểu chưa?

Tôi lại tiếp, quý anh Luân Lê thể hiện văn hóa cao bằng cách khuyên cô Hà, rằng "đáng ra tranh thủ sự ủng hộ, cô ta phải nói về Trung Quốc xâm chiếm biển Đông mới là điều đúng (với vai trò đại diện cái đẹp và văn hoá) tại nơi cần thiết có tiếng nói cụ thể".

Thưa quý anh, đi thi mà lại phải "tranh thủ sự ủng hộ" như anh là loại "vô văn hóa" mới đúng. Hãy cứ ngạo nghễ, sòng phẳng mà thi, đó mới là cái chất đáng được tôn vinh.

Lại nữa, quý anh còn lấy ví dụ rất buồn cười là "Hoa hậu Lan Khuê đã đứng giữa đất Trung Quốc để lên án chính quyền nước này bành trướng trên biển, trong đó có việc xâm phạm thường xuyên chủ quyền của Việt Nam" để củng cố cho suy nghĩ của mình. Việc Lan Khuê đứng giữa đất Trung Quốc khẳng định "Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam" thì khác gì Đỗ Thị Hà đứng giữa đất Mỹ hát bài "Cô gái vót chông" hả anh Luân Lê? Hay anh muốn các Hoa hậu Việt Nam đứng ở nước này thì nói xấu nước kia?

Tôi thực sự thất vọng khi cả anh lẫn anh Nguyễn Đình Bổn và thậm chí là cả BBC nữa cũng chỉ có tầm nhìn cỡ "Sè sè nấm đất bên đường, Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh" mà thôi.

Cuối cùng, khuyên quý anh Luân Lê, trước khi chê người khác văn hóa thấp kém thì nên nhìn nhận lại bản thân mình đã nhé. Trong mắt người tử tế, văn hóa của anh còn lùn lắm, quý anh ạ.

15 nhận xét:

  1. https://www.youtube.com/watch?v=L0oo8PsUKrA
    BBC is not trusted even in the UK

    Trả lờiXóa
  2. Đỗ Thị Hà sử dụng thành thạo đàn T'rưng, nét đặc trưng của núi rừng Tây nguyên bất khuất, anh hùng và âm vang của núi rừng Tây nguyên không thể gắn với những bài hát kiểu phương Tây hay những bài hát mang âm hưởng của đồng bằng. Đàn đàn T'rưng không còn là chính nó khi lấy râu ông nọ chắp cằm bà kia. Sau phần thi, Hoa hậu Đỗ Thị Hà đã lọt top 27 người đẹp tài năng cùng với các thí sinh đến từ Ireland, Bulgaria, Jamaica, Ecuador, Scotland, Singapore... tại Puerto Rico. Ban Giám khảo và người hâm mộ đánh giá cao tiết mục này và những người tham gia chẳng ai có ý kiến gì. Vậy lý do gì để phản đối? hay chăng do lũ khát nước, lưu vong bị nhột vì sợ hãi khi nghe bài hát hùng hồn này nên kêu gào chăng?

    Trả lờiXóa
  3. Lòng tự tôn dân tộc ít nhiều đều chảy trong huyết quản của con người ta, người Nga vẫn biểu diễn Kachiusa ở mọi nơi trên thế giới, người Mỹ vẫn hát The Star-Spangled Banner có đoạn: “Lồng lộng gió trên chiến hào/Hồn non sông hiên ngang vẫy chào/Đầy trời rền vang tiếng pháo/Tiếng bom gào như xé gió”. Người Pháp vẫn nghêu ngao bài La Marseillaise với những đoạn như: “Cầm vũ khí, hỡi đồng bào! Lập thành những đoàn quân! Cùng tiến bước! Tiến bước! Máu quân thù ô uế! Sẽ tưới đẫm ruộng ta” …Vậy tại sao Cô gái vót chông lại không thể vang lên? Tôi đồ rằng, những người phản đối đa số là những kẻ từng ôm chân Mỹ, Pháp hoặc con cháu họ. Những kẻ từng bị người Việt Nam, trong đó có nhân dân các dân tộc Tây nguyên anh hùng đánh cho phiến giáp bất hoàn nên vẫn còn cay cú. Nên nhớ cuộc thi Miss World 2021 tổ chức tại Puerto Rico chứ không phải ở Hoa Kỳ. Cứ cho là ở Hoa Kỳ thì người Mỹ cũng chẳng ai phản đối Tiến Quân Ca và Đại Hồng Kỳ của Việt Nam ngoài đám vong quốc nô.

    Trả lờiXóa
  4. Bài hát Cô gái vót chông được khai sinh trong thời kỳ nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đang huy động sức người, sức của để đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào. Tiêu diệt “bọn giặc Mỹ cọp beo” đã gây bao tang thương mất mát cho nhân dân Việt Nam. Nhờ máu xương của hàng hàng lớp lớp các thế hệ người Việt Nam thì đất nước này mới có hòa bình, độc lập, mới có được chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; mới có được cái tình hữu nghị Việt - Pháp, Việt - Mỹ. Vót chông để diệt giặc Mỹ xâm lược năm xưa chứ không phải là những người bạn Mỹ ngày nay. Đó là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau!

    Trả lờiXóa
  5. Chẳng có gì là không thích hợp cả, bắt tay hợp tác đôi bên cùng có lợi không đồng nghĩa với việc quên đi lịch sử dân tộc, xóa đi ký ức đau khổ vì một thời bom đạn giặc Mỹ cày xéo, gieo rắc đau thương trên đất nước này. Mà thực ra, Đỗ Thị Hà vẫn hiên ngang, kiêu hãnh lọt vào bán kết phần thi tài năng với tiết mục này đấy thôi. Ban giám khảo, người dân bên đó vẫn trân trọng một nét đẹp của loại văn hóa truyền thống này, chỉ có bọn khát nước, lưu vong mới thấy nhột hay nói thẳng ra là sợ hãi thôi.

    Trả lờiXóa
  6. Ủa rồi không biết thấp kém chỗ nào luôn á? Lịch sử là để con cháu ghi nhớ và khắc sâu thêm, để thêm yêu quê hương đât nước mình hơn. Nói như thằng dở hơi này thì học lịch sử để làm gì? CHưa kể là, người ta nhớ lại những tháng năm kháng chiến gian khổ để khắc sâu hơn tinh thần bất khuất trước giặc ngoại xâm, lòng anh dũng của con người Việt Nam, Luân Lê nói như thế thì chắc hắn ta không phải người Việt Nam đâu. Thật nhục nhã khi đấty nước này đã sinh ra một người như mày Luân Lê à

    Trả lờiXóa
  7. Những cô gái Tây Nguyên vót chông đánh giặc để giữ nước và góp phần thống nhất tổ quốc thì mới có chuyện người Pháp, Mỹ phải đầu hàng vô điều kiện và buộc phải công nhân Việt Nam; nhờ thế thì mới có cái tình hữu nghị như ngày nay. Nhắc lại quá khứ hay tự hào về những giai điệu của một thời hoa lửa không phải là kích động thù hận. Đó chính là sự tri ân những người đã ngã xuống để tổ quốc được đứng dậy và bay vút lên cao! Chỉ những kẻ mang tư duy nô lệ, thân phận tôi đòi thì mới phản đối Đỗ Thị Hà biểu diễn tiết mục Cô gái vót chông. Riêng việc này, đại đa số người Việt Nam ủng hộ Đỗ Thị Hà. Cũng là Hoa hậu những tâm, tầm của Đỗ Thị Hà hơn rất, rất xa cô Hoa Hậu Thùy Dung, người mới sang Mỹ vài năm đã vội chê cái không khí ở Việt Nam "khó thở". Đúng là chỉ có BBC, RFA, Việt Tân thì mới ngợi khen cô Thùy Dung. Với người Việt Nam chân chính thì đó là lời lẽ của cái giống "vô loài".

    Trả lờiXóa
  8. Nếu không có những con người như CÔ GÁI VÓT CHÔNG thì Đất nước ta đâu có được ngày hôm nay. Hãnh diện và tự hào khi giai điệu đó được cất lên, dù là nó ở nơi đâu. Càng tự hào hơn khi giai điệu đó được cất lên với các nước bạn bè trên thế giới. Chỉ những kẻ tư tưởng nô lệ ,vong nô mới không đồng tình thôi.

    Trả lờiXóa
  9. Tôi hoàn toàn ủng hộ bài viết của tác giả, cả dân tộc Việt nam đã phải chịu nhiều đau thương, hàng triệu người dân Việt nam đã bị các đế quốc và xâm lược giết hại. Để có được độc lập dân tộc và cuộc sống ngày càng tốt đẹp như ngày hôm nay nhân dân ta đã phải hy sinh quá nhiều. Chỉ có loại phản động mới có tư tưởng và hành động chống phá đất nước, cuối cùng lũ chúng nó cũng sẽ bị diệt vong.

    Trả lờiXóa
  10. Bài viết đã viết đúng tinh thần , ý chí của dân tộc Việt Nam ta, luôn luôn rạch ròi , rõ ràng, không vì Mỹ viện trợ nhiều vaccin mà Viet Nam không được làm điều này, điều kia.Quan hệ Việt- Mỹ đang phát triển rất tốt đẹp, đó là thiện chí của hai bên, vì lợi ích của hai dân tộc hiện tại và tương lai.Nhà nước Việt Nam là một quốc gia độc lập, họ sẽ làm những gì mà họ cho là tốt, là mang lại lợi ích cho dân tộc họ... hoàn toàn không phụ thuộc vào quan hệ xấu tốt giữa các quốc gia,kể cả với Mỹ,Trung Quốc hay bất cứ nước nào.Việt Tân,RFA,BBC tiếng Việt, họ luôn luôn mang tư tưởng thù địch với Việt Nam,cho nên họ chọc ngoáy, gây chia rẽ,mất đoàn kết trong nhân dân và các dân tộc Việt Nam ta,do đó chúng ta phải luôn luôn cảnh giác và đấu tranh chống lại và bảo vệ chính sách, đường lối của nhà nước Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  11. bài hát ” độc nhất vô nhị ” này đã để lại tiếng vang lớn trong lịch sử Việt Nam. Nó thắm đượm tình yêu đất nước, lòng căm thù giặc Mỹ của một cô gái dân tộc. Là người Việt Nam yêu quê hương đất nước thì chẳng có gì ngại ngùng mà không mang ra quốc tế cả. Ý nghĩa cao cả như thế thì chẳng có gì đáng để lên án cả, chỉ có bọn nào thấy nhột thì mới cay cú thôi

    Trả lờiXóa
  12. “Cô gái vót chông” là một trong những ca khúc nổi tiếng bậc nhất của nhạc sĩ Hoàng Hiệp (1931-2013). “Cô gái vót chông” nằm trong chùm 6 tác phẩm mà nhạc sĩ Hoàng Hiệp được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2000. Bài hát thể hiện được tinh thần dân tộc, vì thế chả có gì lên án ở đây cả.

    Trả lờiXóa
  13. Mang một bài nhạc truyền thống của dân tộc ta đi ra thế giưới thì có gì là văn háo thấp kém, có gì là sai trái nhỉ? Do ông này nghxi nheieuf hay do cái bản chất đê tiện như những kẻ xâm lược ngày trước nên mới tự cảm thấy nhục nhã mà lên tiếng chửi rủa nhưu thế, chắc nghĩ nhân cách mình thanh cao lắm

    Trả lờiXóa
  14. Ăn cơm chúa múa chúa xem. Nếu Bổn hay Luân Lê cũng giữ quan điểm như vậy thì cô Hà hay những người yêu nước khác cũng sẽ vậy thôi. còn nếu nói về những ca khúc viết trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước thì anh Bổn với anh Lê có đủ can đảm nghe hết không? Anh Luân Lê không phải văn hóa thấp kém,mà anh ấy thích bợ đít ngoại bang. Chơi bài đó trong trường hợp này thật ý nghĩa mọi đường, không khen thì thôi chứ chê bai gì tụi đàn ông não ng.ắn


    Trả lờiXóa
  15. a kay phết, tỏ ra mình là luật sư nhưng tôi trịnh trọng nói với anh rằng với trong mắt những người tử tế, "Người Việt chúng tôi" thì cái gọi là "văn hóa" của anh còn cùn và phèn lắm. thêm vào đó nữa, biểu diễn bài gì thì cũng là quyền của cô Hoa hậu này, mắc gì anh phải nhảy cẫng lên như thế, phải nhột và tức lắm, thấy anh và một số kẻ khác bị như thế tôi rất vui, hiiii

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog