Chia sẻ

Tre Làng

Hà Nội tưởng niệm người mất vì COVID-19 tại Công viên Thống nhất

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về tổ chức Lễ tưởng niệm đồng bào và cán bộ, chiến sĩ hy sinh, tử vong trong đại dịch COVID-19.

Theo kế hoạch, buổi lễ nhằm tưởng niệm đồng bào tử vong và tri ân, biểu dương cán bộ, chiến sĩ, các lực lượng đã hy sinh vì dịch COVID-19, thể hiện sự chia sẻ, động viên của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thành phố Hà Nội trước những mất mát, đau thương của các gia đình, người thân, lan tỏa tình nhân ái cộng đồng, tiếp tục động viên tinh thần các lực lượng tuyến đầu và nâng cao ý thức trách nhiệm của nhân dân trong tham gia phòng, chống dịch. Thông qua đó, khích lệ tinh thần đại đoàn kết, ý chí quật cường của toàn dân tộc, vượt qua khó khăn, thách thức, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, phục hồi sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Việc tổ chức lễ tưởng niệm phải bảo đảm trang nghiêm, trang trọng, tiết kiệm; thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch COVID-19.

Lễ tưởng niệm được tổ chức từ 20h ngày 19/11/2021 (thứ sáu), được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 - Đài Truyền hình Việt Nam và đài truyền hình các tỉnh, thành phố tiếp sóng. Chủ thể tổ chức lễ tưởng niệm là Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh.

Điểm cầu thành phố Hà Nội tại sân khấu đa năng, Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng). Thành phần đại biểu tham dự lễ tưởng niệm gồm đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành trung ương; đại diện lãnh đạo Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội và sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội thành phố Hà Nội; đại diện một số tổ chức tôn giáo; đại diện các đơn vị, lực lượng tuyến đầu tham gia phòng, chống dịch trên địa bàn thành phố Hà Nội; đại diện thân nhân, gia đình đồng bào và cán bộ, chiến sĩ hy sinh, tử vong trong đại dịch COVID-19.

Theo Kế hoạch, Uỷ ban MTTQ Việt Nam thành phố phối hợp với Ban Tôn giáo (Sở Nội vụ) vận động các cơ sở tôn giáo (chùa, nhà thờ) trên địa bàn thành phố căn cứ tình hình thực tế tổ chức hình thức tưởng niệm phù hợp, cùng đánh (thỉnh) chuông tưởng niệm vào 20h30 ngày 19/11.

Nguồn: Trường Phong
Báo Tiền Phong Online

34 nhận xét:

  1. Trong hơn 1 năm rưỡi qua, ngày càng nhiều công trình tưởng niệm người thân, nạn nhân COVID-19 xuất hiện trên khắp thế giới. Một số công trình là ý tưởng của chính quyền, có sự đóng góp của các nghệ sĩ nên quy mô hoành tráng nhằm đánh động về sự nguy hiểm của đại dịch với những người xem thường virus. Phần lớn là các công trình nhỏ, tự phát của những người đã mất thân nhân trong đại dịch.

    Trả lờiXóa
  2. Do dịch bệnh vẫn phức tạp, buổi lễ hạn chế tập trung đông người, tất cả đều phải kiểm tra y tế và test nhanh Covid-19 để vào hội trường. Không khí trang trọng của buổi lễ nhằm tri ân những đồng bào đã tử vong, các cán bộ, chiến sĩ, đội ngũ y tế, đã hy sinh trong tuyến đầu phòng chống dịch.

    Trả lờiXóa
  3. Thời gian vừa qua, tất cả mọi người đều thấy cảnh người ra đi vì Covid-19, nỗi mất mát là quá lớn, chỉ mong những hương linh những người đã mất được an lành, mong những gia đình có người mất vì Covid-19 có thêm sự chia sẻ.

    Trả lờiXóa
  4. Đại dịch covid đã lấy đi không biết bao nhiêu công sức, tiền của và cả tính mạng con người, để lại nỗi đau thương mất mát không thể nào diễn tả được. Lễ tưởng niệm đồng bào,cán bộ, chiến sỹ hi sinh vì covid là một hoạt động vô cùng ý nghĩa của UBND thành phố Hà Nội, đã chia sẻ phần nào nỗi mất mát với gia đình thân nhân.

    Trả lờiXóa
  5. Mong rằng cuộc chiến chống đại dịch sẽ không chỉ là sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị mà còn có sự đồng lòng đồng nhất của nhân dân, của toàn xã hội để cùng chung tay dập dịch, sớm đem lại cuộc sống ổn định , để không có thêm nhiều người dân bình thường phải ra đi vì covid.

    Trả lờiXóa
  6. Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Covid-19 diễn biến nghiêm trọng hơn trên khắp Việt Nam, đặc biệt tại TP.HCM và các tỉnh thành phía Nam, ngày càng nhiều trẻ em phải chịu đựng nỗi đau mất đi người thân. Những đứa trẻ, có thể nghèo khó nhưng đang sống yên bình bên gia đình, bỗng chốc đại dịch tách chúng ra khỏi những người thân yêu nhất, thậm chí đẩy chúng vào những môi trường sống khác. Chúng chỉ có thể gặp lại họ trong nỗi nhớ, trong những ký ức dài đăng đẳng. Có bao nhiêu đứa trẻ đủ vững vàng để chấp nhận mất mát, để tiếp nhận cuộc sống mới? “Di chứng” mà đại dịch để lại với trẻ em không có con số nào thống kê hay đo lường được.

    Trả lờiXóa
  7. Đại dịch COVID-19 đã cướp đi sinh mạng của hơn 1,5 triệu người trên toàn thế giới, tỷ lệ càng báo động hơn vào tuần trước khi cứ mỗi 9 giây lại có một ca tử vong. Đây là sự mất mát đau thương không thể nảo diễn tả nổi với gia đình nhân thân và toàn xã hội, khi những con người đáng ra được sống bình thường lại phải ra đi vì dịch bệnh.

    Trả lờiXóa
  8. Dịch bệnh Covid-19 đã cướp đi sinh mệnh của hàng nghìn người. Họ ra đi có người tuổi đời còn rất trẻ, mắc bệnh khi đang hoàn toàn khỏe mạnh nhưng không có may mắn được sống tiếp. Đây là sự mất mát vô cùng to lớn đối với gia đình có người mất cũng như toàn xã hội

    Trả lờiXóa
  9. Đại dịch covid-19 đã lấy đi biết bao nhiêu sinh mạng, họ đã ra đi một cách mà không ai mong muốn cả, để lại vợ chồng, con cái,... để lại biết bao nhiêu mong ước còn giang giở. Xin chia buồn cũng như dành tình cảm sâu sắc đến gia đình những người đã mất vì covid 19. Cầu mong họ sẽ được bình yên trên thiên đàng.

    Trả lờiXóa
  10. Quá mất mát và đau thương, biết bao nhiêu người đã ra đi vì dịch bệnh covid-19. Có thể nói đây là điều mà đáng buồn nhất trong suốt 2 năm vừa qua. Họ là những con người vô tội, nhưng phải chịu đựng sự giằng xé của bệnh dịch, thật là đáng thương.

    Trả lờiXóa
  11. đây là việc làm đúng đắn, nên làm và phải làm. Nước ta đã và đang cùng chung số phận với đa số các quốc gia khác trên thế giới bởi số lượng người mắc covid ngày càng có dấu hiệu gia tăng trwor lại gấy hoang mang trong dư luận. CHưa kể việc bao nhiều người bị chen chân,

    Trả lờiXóa
  12. Đại dịch đã trải qua một hai năm nhưng di chứng để lại ảnh hưởng không chỉ về mặt kinh tế mà con người, về tất cả cả các mặt của xã hội. việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó, rất nhiều người dân ta đã phải vì nhiễm bệnh mà không qua khỏi. Đó là mất mát lớn đối với đất nước chúng ta, mất về kinh tế có thể kiếm lại được nhưng mất về con người thì rất đau đớn. hà nội đã làm việc rất nhân văn, thể hiện sự cảm thông đối thân nhân mỗi gia đình

    Trả lờiXóa
  13. Chia sẻ với gia đình các nạn nhân để nguôi ngoai đi nỗi đau mất người thân và cũng là lời cảnh tỉnh đối với toàn xã hội về mối nguy hại của Covid XIn ngả mũ tri ân những người đã hy sinh trong cuộc chiến chống dịch Covid! các bạn là những người xứng đáng được tri ân sâu sắc Dành những phút dây trầm lắng để tưởng nhớ đến những người đã khuất, cũng là nhắc nhở mỗi chúng ta hãy nêu cao cảnh giác với dịch bệnh


    Trả lờiXóa
  14. Đây là một hoạt động mang đậm tính nhân văn và nhân đạo của chính quyền HN và người dân HN. Trong trận chiến cam go với dịch bệnh COVID-19, đã có biết bao những người chiến sĩ, anh hùng cam chịu hy sinh vì lợi ích và sức khỏe của toàn xã hội. Họ đã không màng tính mạng mình để đánh đổi an toàn cho người khác.

    Trả lờiXóa
  15. Đây là một hoạt động có ý nghĩa nhân văn sâu sắc của nhân dân và chính quyền TP Hà Nội. Họ thật sự là những người kém may mắn hơn chúng ta rất nhiều khi mắc bệnh và phải bỏ mạng trong đại dịch lần này

    Trả lờiXóa
  16. Lễ tưởng niệm đã diễn ra thành công, tốt đẹp, trong không khí trang nghiêm và thiêng liêng. Không chỉ là nén tâm nhang dành cho những người đã khuất, lễ tưởng niệm là lúc cảnh tỉnh cho tất cả chúng ta, nhắc nhớ chúng ta về nỗi đau và trách nhiệm.

    Trả lờiXóa
  17. Trong cuộc sống, sinh mệnh con người là điều đáng quý nhất. Sẽ chẳng có gì bù đắp được với sự mất mát của hơn 23.000 đồng bào. Vì vậy, lễ tưởng niệm được tổ chức sẽ giải tỏa phần nào nỗi day dứt, xót thương của những người thân. Đó cũng là nguyện vọng, mong muốn của nhân dân, là tình cảm thiêng liêng trong mỗi chúng ta và là sự quan tâm, chia sẻ, động viên của Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với nỗi đau của đồng bào.

    Trả lờiXóa
  18. Lễ tưởng niệm là sự chia sẻ nỗi đau của Đảng, Nhà nước, MTTQ trước những mất mát, đau thương của các gia đình, người thân và lan tỏa tình nhân ái cộng đồng. Những người ở lại - chúng ta phải sống cho cả phần của những người đã mất và đã ra đi vĩnh viễn.

    Trả lờiXóa
  19. Lễ tưởng niệm đồng bào và cán bộ chiến sỹ hy sinh, tử vong trong đại dịch COVID-19 là hoạt động đầy ý nghĩa để an ủi cho những mất mát, đau thương trong đại dịch. Hàng chục ngàn gia đình mất đi người thân yêu, hàng ngàn trẻ em mồ côi cha, mẹ. Những đau thương, mất mát này không thể nào bù đắp được. Khó kể hết những hy sinh thầm lặng của lực lượng tuyến đầu chống dịch, những thành viên Tổ COVID-19 cộng đồng ở cơ sở, của đội ngũ thầy thuốc biết bao ngày đêm chiến đấu giành giật sự sống cho người bệnh COVID-19.

    Trả lờiXóa
  20. Hình ảnh những thanh niên tình nguyện, cán bộ chiến sỹ công an, quân đội đã gác lại hạnh phúc, hưởng thụ riêng tư… để lao vào tâm dịch với quyết tâm cùng chiến thắng dịch bệnh. Sự hi sinh, mất mát của họ sẽ không bao giờ bị lãng quên, bởi đó sẽ là động lực để cả dân tộc cùng đoàn kết, sát cánh bên nhau, vững niềm tin chiến thắng dịch bệnh.

    Trả lờiXóa
  21. Nhiều gia đình có 2-3 người tử vong, có những người đại dịch đã cướp đi cả cha mẹ và những người ruột thịt. Có những em bé sinh ra không được nằm trong vòng tay yêu thương của mẹ, không được uống giọt sữa đầu đời - thật là đau xót. Đại dịch tàn ác đã phá vỡ hạnh phúc của biết bao gia đình đang êm ấm: Cháu mất ông bà, cha mẹ mất con, vợ chồng mất nhau, con mất cha mẹ.

    Trả lờiXóa
  22. Đại dịch "tràn qua", để lại hàng ngàn người già yếu không còn nơi nương tựa, hơn 2.600 trẻ em mất cha mẹ, nhiều em còn quá nhỏ, trên đầu chít khăn tang nhưng vẫn hồn nhiên, thơ dại, chưa cảm nhận được sự mất mát quá lớn trong cuộc đời - thật là xót thương, nhói lòng, rơi lệ.

    Trả lờiXóa
  23. Một nỗi đau chung của toàn dân tộc ta, đại dịch qua đi những hậu quả mà nó để lại cả về kinh tế, xã hội hay sinh mạng con người đều không thể nào đo đếm được. Lễ tưởng niệm cũng xem như phần nào an ủi linh hồn của những người đã khuất cũng như để cho chúng ta nhớ lại về những đau thương quặn lòng của dân tộc ta vừa qua. Mong rằng, với những kinh nghiệm được rút ra, Việt Nam sẽ ngăn chặn thành công đại dịch cũng như phát triển trở lại thịnh vượng và hùng cường.

    Trả lờiXóa
  24. Đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát trên cả nước đã để lại nhiều hậu quả nặng nề, rất nhiều người không thể nhìn mặt người thân lần cuối, hàng ngàn trẻ em phút chốc mồ côi. Buổi lễ nhằm xoa dịu nỗi đau của các gia đình có người thân tử vong do dịch Covid-19, cầu nguyện cho các vong linh tử vong được siêu thoát, đồng thời lan tỏa tình nhân ái yêu thương, tiếp tục động viên, khích lệ tinh thần các lực lượng đã và đang tham gia phòng chống dịch. Qua buổi lễ cũng nhằm phát huy truyền thống đại đoàn kết, ý chí quật cường của dân tộc, vượt qua khó khăn, thách thức. Điều này càng ý nghĩa trong thời điểm hiện tại khi chúng ta đang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

    Trả lờiXóa
  25. Việc tổ chức lễ tưởng niệm đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong đại dịch Covid-19 là rất thiết thực. Khó kể hết những hy sinh thầm lặng của lực lượng tuyến đầu chống dịch, biết bao ngày đêm chiến đấu giành giật sự sống cho người bệnh Covid-19. Rồi những thanh niên tình nguyện đã gác lại hạnh phúc, gác tình riêng... để lao vào tâm dịch với quyết tâm cùng vượt qua dịch bệnh. Lễ tưởng niệm đồng bào đã mất vì Covid-19 là đáp ứng nhu cầu tâm linh, tình cảm thiêng liêng của người dân. Lễ tưởng niệm như một lời nhắc nhở mỗi người, khắc sâu vào ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng, vào tính toán khoa học và lựa chọn quyết sách của chính quyền để nỗi đau không lặp lại.

    Trả lờiXóa
  26. Dịch Covid-19 xảy ra không chỉ gây thiệt hại lớn về kinh tế, đảo lộn cuộc sống mà còn gây ra mất mát, đau thương cho nhiều gia đình. Lễ tưởng niệm đồng bào đã mất vì Covid-19 là đáp ứng nhu cầu tâm linh, tình cảm thiêng liêng của người dân. Lễ tưởng niệm như một lời nhắc nhở mỗi người, khắc sâu vào ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng, vào tính toán khoa học và lựa chọn quyết sách của chính quyền để nỗi đau không lặp lại.

    Trả lờiXóa
  27. ôi rất xúc động khi biết được có nhiều cá nhân, tổ chức, cơ quan, ban - ngành đã có sự thăm hỏi, giúp đỡ rất kịp thời đối với các gia đình có người tử vong do dịch bệnh, nhất là những trẻ em mồ côi cha, mẹ do Covid-19. Qua theo dõi trên các phương tiện thông tin đại chúng, tôi hoan nghênh, ủng hộ Đảng, nhà nước tổ chức lễ tưởng niệm đồng bào đã mất do đại dịch và tri ân, biểu dương cán bộ, chiến sĩ, các lực lượng đã hy sinh vì dịch Covid-19. Tôi cho rằng đây là một việc làm rất đúng đắn, kịp thời của Đảng, nhà nước. Tin rằng qua đó sẽ truyền tải, lan tỏa, nhân lên tình nhân ái cộng đồng, xoa dịu nỗi đau, mất mát; đồng thời cũng tiếp tục động viên, tri ân các lực lượng tuyến đầu.

    Trả lờiXóa
  28. Dù chỉ mới xuất hiện từ năm 2020 nhưng dịch Covid-19 đã cướp đi hàng chục ngàn sinh mạng người dân nước ta. Số người chết vì Covid-19 vẫn còn mỗi ngày, thậm chí đang có xu hướng tăng trong những ngày qua. Những đau thương và mất mát đó không thể nào có thể nào diễn tả hết bằng lời. Buổi lễ tưởng niệm này cũng chính là lời nhắc nhở cho chúng ta – những người đang sống, đang khoẻ mạnh, phải chung tay cùng TP bảo vệ thành quả chống dịch vừa qua. Chúng ta phải luôn ý thức được điều này để tưởng nhớ về đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong đại dịch Covid-19.

    Trả lờiXóa
  29. Lễ tưởng niệm đồng bào và cán bộ chiến sỹ hy sinh, tử vong trong đại dịch COVID-19 là hoạt động đầy ý nghĩa để an ủi cho những mất mát, đau thương trong đại dịch. Hàng chục ngàn gia đình mất đi người thân yêu, hàng ngàn trẻ em mồ côi cha, mẹ. Những đau thương, mất mát này không thể nào bù đắp được. Khó kể hết những hy sinh thầm lặng của lực lượng tuyến đầu chống dịch, những thành viên Tổ COVID-19 cộng đồng ở cơ sở, của đội ngũ thầy thuốc biết bao ngày đêm chiến đấu giành giật sự sống cho người bệnh COVID-19. Hình ảnh những thanh niên tình nguyện, cán bộ chiến sỹ công an, quân đội đã gác lại hạnh phúc, hưởng thụ riêng tư… để lao vào tâm dịch với quyết tâm cùng chiến thắng dịch bệnh. Sự hi sinh, mất mát của họ sẽ không bao giờ bị lãng quên, bởi đó sẽ là động lực để cả dân tộc cùng đoàn kết, sát cánh bên nhau, vững niềm tin chiến thắng dịch bệnh.

    Trả lờiXóa
  30. Do làn sóng dịch bệnh lần thứ tư này chưa có tiền lệ, lây lan nhanh, cực kỳ nguy hiểm, đã có hơn 1 triệu người nhiễm COVID-19, dịch bệnh đã cướp đi sinh mạng của hơn 23 ngàn đồng bào của chúng ta. Đây là những công dân mẫu mực, những người lao động, những cán bộ, thầy thuốc, nhân viên tận tụy với công việc; những chiến sỹ dũng cảm, những nhà thiện nguyện, tình nguyện viên nhiệt huyết, hết lòng, hết sức vì cộng đồng.

    Trả lờiXóa
  31. Nhiều gia đình có 2-3 người tử vong, có những người đại dịch đã cướp đi cả cha mẹ và những người ruột thịt. Có những em bé sinh ra không được nằm trong vòng tay yêu thương của mẹ, không được uống giọt sữa đầu đời - thật là đau xót. Đại dịch tàn ác đã phá vỡ hạnh phúc của biết bao gia đình đang êm ấm: Cháu mất ông bà, cha mẹ mất con, vợ chồng mất nhau, con mất cha mẹ. Lễ tưởng niệm như góp phần để an ủi những nỗi đau mất mát lớn lao này.

    Trả lờiXóa
  32. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, quân và dân cả nước sẽ biến đau thương thành hành động, chung sức, đồng lòng, khắc phục mọi khó khăn, trở ngại. Nước ta đang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, vừa nỗ lực khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết hậu quả nặng nề của dịch bệnh. Nhất định đất nước ta sẽ vượt qua được mọi khó khăn, thử thách, tiếp tục phát triển hơn nữa, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.

    Trả lờiXóa
  33. chúng ta chỉ có thể thấy phần nào những chịu đựng, những mất mát, những giọt nước mắt, nhưng không hề có sự cam chịu. Tất cả đều thể hiện một ý chí, một tinh thần Việt Nam mạnh mẽ, đối mặt và quyết tâm vượt qua dịch Covid-19 để cuộc sống sớm bình yên trở lại.

    Trả lờiXóa
  34. Họ đã mất đi trong nỗi cô đơn, không một người thân bên cạnh, để lại một nỗi đau tột cùng cho cho người thân, cầu mong đại dịch sớm qua mau để cuộc sống trở lại bình thường, cầu mong những người đã mất sớm được siêu thoát .... Một năm quá nhiều mất mát, quá nhiều nỗi đau. Nhìn con số mà đau thắt trong lòng. Mong những người ra đi sớm siêu thoát. Mong chờ những người ở lại được bình an và tiếp tục chiến thắng dịch bệnh Xin Thành kính chia buồn đến tất cả gia đình đồng bào đã ra đi trong đợt dịch. Rất mong Tổ quốc ta sớm vượt qua đại dịch, trở lại thái bình thịnh vượng. Trân trọng tri ân những lực lượng tuyến đầu đã đóng góp công sức tham gia chống dịch.


    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog