Chia sẻ

Tre Làng

Không ai có thể gây sức ép với Việt Nam về cái gọi là “Nhân quyền”

“Blogger Điếu Cày” mới đây đã đăng tin rằng Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) muốn “xúi dại” các chính trị gia Mỹ gây sức ép đòi Việt Nam trả tự do cho các đối tượng bị buộc tội giả danh “nhân quyền” để kích động, chống phá Nhà nước. Bản thân việc can thiệp nội bộ vào công việc của một nước khác đã là phi pháp và phi lý, can thiệp đòi thả các tội phạm đang bị điều tra giam giữ lại càng xằng bậy. Các đối tượng này cần hiểu không ai và không có một thế lực nào có thể “bắt ép” Việt Nam làm bất cứ điều gì.

“Chuyên gia vu vạ” Phil Robertson của tổ chức HRW.

Theo lời HRW vu vạ thì “có ít nhất 145 người đang bị giam giữ ở Việt Nam chỉ vì thực hành các quyền cơ bản và có 31 người bị kết án trong năm nay”. Một “tổ chức” khác tự xưng là Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam cũng vu vạ cho Việt Nam đang giam giữ gần “300 tù nhân lương tâm”, với ít nhất 79 người bị bắt trong năm qua. Cần biết, ở Việt Nam không có cái gọi là “tù nhân lương tâm” và chính quyền chỉ giam giữ cũng như kết án những người vi phạm pháp luật. Theo thống kê thì năm 2020, Tòa án cấp sơ thẩm đã ra quyết định thi hành án đối với 85.177 người bị kết án. Nếu cứ nay có một “tổ chức” tự xưng này, mai một tổ chức khác lấy các lý do vô lý và phi pháp để đòi “thả tự do” cho một vài người trong số đó thì không hiểu kỷ cương xã hội của Việt Nam sẽ đi về đâu? Làm thế nào mà họ, những kẻ chỉ sống ở nước ngoài nghe “tin nồi chõ” lại có thể tin rằng những đối tượng vi phạm pháp luật ở Việt Nam cần được thả tự do chỉ vì có suy nghĩ giống như họ? Quốc có quốc pháp, mọi quốc gia trong đó có Việt Nam đặt ra luật pháp là để bảo đảm kỷ cương, trật tự xã hội, bảo vệ cuộc sống của người dân. Và hiển nhiên, những kẻ vi phạm pháp luật phải bị kiên quyết xử lý.

Luận điệu trịch thượng và xằng bậy của Blogger Điếu Cày.

Quyền con người – hay nhân quyền – là giá trị phổ quát mà tất cả người dân các quốc gia đều mong muốn. Ở Việt Nam, bảo đảm và thúc đẩy quyền con người, mà trước hết là quyền dân tộc tự quyết – được ghi nhận tại Điều 1 của Công ước về các quyền dân sự chính trị (ICCPR), chính là mục tiêu và thành quả quá trình đấu tranh, hy sinh gian khổ của nhiều thế hệ người dân Việt Nam. Đại hội XIII của Đảng xác định: “Tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân theo Hiến pháp năm 2013; gắn quyền công dân với nghĩa vụ và trách nhiệm công dân đối với xã hội”. Từ khi Hiến pháp năm 2013 được thông qua đến nay đã có hơn 100 luật, bộ luật có liên quan đến quyền con người được ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung. Đặc biệt, ngày 20/11/2019, Quốc hội đã thông qua Bộ luật Lao động (sửa đổi) với nhiều quy định mới, bảo đảm tốt hơn quyền của người lao động, cơ bản tương thích với các điều ước quốc tế quan trọng của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO). Theo Báo cáo của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) năm 2018, Việt Nam thuộc nhóm trung bình cao về Chỉ số phát triển con người (xếp hạng 116/189 quốc gia); Chỉ số bình đẳng giới (xếp hạng 67/160 quốc gia).

Đại dịch Covid-19 vừa qua, với tinh thần “Chống dịch như chống giặc”, “Không để ai bị bỏ lại phía sau”, Việt Nam đã nhanh chóng đưa ra các chính sách, biện pháp đồng bộ, hiệu quả, với ưu tiên hàng đầu là kiểm soát dịch bệnh nhằm bảo vệ sức khỏe của người dân; đồng thời cũng duy trì và phục hồi sản xuất, kinh doanh, bảo đảm việc làm, an sinh xã hội và đời sống của người dân.

Được biết, trước chuyến thăm của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris tới Hà Nội hồi cuối tháng 8/2021, nhiều “tổ chức nhân quyền” cũng kêu gào bà thúc giục các nhà lãnh đạo Việt Nam trả tự do cho các đối tượng vi phạm pháp luật vì các tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước”. Nhưng cuối cùng, câu nói ấn tượng nhất của bà Kamala Harris tại Việt Nam là trong cuộc họp với Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: “Chúng ta có thể làm gì để nâng cấp quan hệ hai nước lên tầm đối tác chiến lược?”. Điều này không những thể hiện sự tôn trọng của nước Mỹ với Việt Nam như một người bạn, một đối tác mà còn cho thấy nước Mỹ cũng đồng tình với các chính sách của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Bản thân nước Mỹ trước đây từng có lúc tuyên bố rút khỏi Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc vào năm 2018 vì “bất bình” với các nhận xét và chỉ trích của cơ quan này. Điều đó cho thấy trong quan hệ quốc tế, người ta cần phải tôn trọng quyền tự quyết của nhau, và việc nhân danh các quyền tự do, dân chủ để nhằm xâm phạm hoặc phá hoại lợi ích của nước khác là việc không thể chấp nhận.

Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) đã dành Điều khoản đầu tiên để nói về quyền tự quyết của các dân tộc: “Mọi dân tộc đều có quyền tự quyết. Xuất phát từ quyền đó, các dân tộc tự do quyết định thể chế chính trị của mình và tự do phát triển kinh tế, xã hội và văn hoá.”. Với hành vi “xúi giục” phi lý của mình, cái gọi là “Tổ chức theo dõi nhân quyền” đã thực sự vi phạm Công ước này, là văn bản quốc tế mà đáng ra họ phải là người tuân thủ đầu tiên.

Nguồn: An Diễm
Blog Cánh Cò

32 nhận xét:

  1. Trong âm mưu, hoạt động chống phá Việt Nam, vấn đề nhân quyền luôn được các thế lực thù địch coi là một mũi tấn công gây sức ép lớn. Nhưng những gì mà Đảng và Nhà nước ta đã và đang làm là minh chứng rõ nét nhất, bác bỏ mọi luận điệu xuyên tạc về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  2. Nhân quyền là một vấn đề nhạy cảm, phức tạp và thường xuyên bị các thế lực thù địch, phản động lợi dụng nhằm chống phá Đảng, Nhà nước ta, thực hiện các mưu đồ chính trị đen tối. Bởi vậy, hơn lúc nào hết mỗi chúng ta cần phải nhận thức đúng đắn, hiểu đúng, đầy đủ về nó và luôn tỉnh táo, cảnh giác để nhận diện các luận điệu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề nhân quyền để chống Việt Nam của các thế lực, thù địch, phần tử xấu

    Trả lờiXóa
  3. Trước thủ đoạn xuyên tạc vấn đề nhân quyền ở Việt Nam ngày càng tinh vi, xảo quyệt, việc nhận diện và đấu tranh chống âm mưu, hoạt động lợi dụng nhân quyền xâm phạm an ninh quốc gia Việt Nam là vấn đề quan trọng cần thiết đòi hỏi sự tham gia của các cơ quan, ban, ngành chức năng và mỗi người dân, tạo thế trận an ninh vững chắc bảo vệ sự tồn vong, vững mạnh của chế độ ta.

    Trả lờiXóa
  4. Cần tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền chính sách, thành tựu bảo đảm quyền con người ở Việt Nam. Kết hợp chặt chẽ giữa tuyên truyền đối nội và tuyên truyền đối ngoại; tận dụng thế mạnh của các kênh ngoại giao, đối thoại, hợp tác làm cho cộng đồng quốc tế, kiều bào ta ở nước ngoài hiểu đúng quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và thành tựu đã đạt được trong bảo đảm quyền con người ở Việt Nam, góp phần đấu tranh có hiệu quả với các luận điệu vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền, đàn áp dân tộc, tôn giáo hòng can thiệp nội bộ nước ta.

    Trả lờiXóa
  5. Chủ động triển khai nắm tình hình, dự báo kịp thời mọi âm mưu, hoạt động lợi dụng dân chủ, nhân quyền của các thế lực thù địch để triển khai những biện pháp phòng ngừa, đấu tranh. Trong xử lý các vấn đề nhạy cảm về dân chủ, nhân quyền phải tính toán, cân nhắc thời điểm phù hợp, bảo đảm yêu cầu chính trị, pháp luật, đối ngoại theo hướng kiên định về nguyên tắc nhưng khôn khéo, linh hoạt về phương pháp, tranh thủ được sự ủng hộ rộng rãi của nhân dân trong nước và cộng đồng quốc tế, kiên quyết không làm phức tạp thêm tình hình, không sơ hở để địch lợi dụng vu cáo, xuyên tạc.

    Trả lờiXóa
  6. Nhân quyền là giá trị thiêng liêng mà toàn thế giới hướng tới. Thế nhưng đây cũng là chủ đề nhạy cảm mà các thế lực thù địch và một số tổ chức phi chính phủ được sự bợ đỡ của phương Tây luôn tìm cách lợi dụng nhằm thực hiện những động cơ đen tối, trong đó có Tổ chức Theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch-HRW)-đặt trụ sở tại New York, Hoa Kỳ.

    Trả lờiXóa
  7. Có ai, có tổ chức nào đã trực tiếp đến Việt Nam, ở Việt Nam, được hưởng cái gọi là nhân quyền tiến bộ ở Việt Nam chưa mà lên tiếng phán như đúng rồi. Việt Nam là đất nước dân chủ nhân quyền, moi quyền lực thuộc về nhân dân và thực sự thuộc về nhân dân. Những người chưa từng được thấy tận mắt, tự trải nghiệm thì ngậm miệng lại giùm

    Trả lờiXóa
  8. Mọi dân tộc đều có quyền tự quyết. Xuất phát từ quyền đó, các dân tộc
    tự do quyết định thể chế chính trị của mình và tự do phát triển kinh tế, xã hội và
    văn hoá, với hành vi xúi giục phi lý của mình, cái gọi là tổ chức theo dõi nhân quyền rõ ràng là vi phạm công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị.

    Trả lờiXóa
  9. nhân quyền là vấn đề mà thế địch thù địch, bọn phản động lợi dụng để chống phá nhà nước. Mỗi chúng ta cần hiểu nhân quyền nó khác hoàn toàn với việc lợi dụng nhân quyền để chống phá Nhà nước. Đến thời điểm hiện tại thì Việt Nam không hề có dấu hiệu nào cho thấy việc hạn chế nhân quyền cả, vì đây là quyền cao quý và thiêng liêng nhaasrt của con người

    Trả lờiXóa
  10. cần tăng cường hươn nữa công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân để dân hiểu rõ, biết rõ về nhân quyền để không bị thế lực thù địch lợi dụng kích động, chống phá. Bên cạnh đó nhà nước ta nước cân có những giải pháp quyết liệt hơn nữa trong việc giải quyết những trường hợp lợi dụng nhân quyền chống phá Nhà nước, làm tác động xấu đến lợi ích cá nhân và tổ chức.

    Trả lờiXóa
  11. Bản thân việc can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác đã là vi phạm luật pháp quốc tế. Không một cá nhân hay một tổ chức, nhà nước nào có quyền phán xét hay can thiệp về tình hình "nhân quyền" tại Việt Nam, Việt Nam không chấp nhận những nội dung xuyên tạc như vậy

    Trả lờiXóa
  12. Âm mưu chủa chúng quá rõ ràng khi chính chúng bao giờ cũng đòi hỏi rằng chúng ta phải nhân quyền, nhân quả này kia và yêu cầu làm theo những gì chúng muốn. Phải nói rằng các tổ chức đó đã làm phai nhạt đi giá trị của họ khi tiếng nói đó chỉ là tiếng nói cỏn con, bé nhỏ không tạo được bất kì giá trị nào. Việt Nam ta có quyền, có tiếng nói và địa vị pháp lý trên trường quốc tế. Do đó không ai bắt ép hay vu vạ được chính chúng ta...những kẻ chống phá tự chiu mình vào rọ..chúng phải nhận kết cục, xử lý

    Trả lờiXóa
  13. Con bài "nhân quyền" từ lâu luôn được các thế lực thù địch, phản động lợi dụng để can thiệp vào chính trị Việt Nam, xuyên tạc, chống phá đất nước ta. Tuy nhiên chúng đang lầm tưởng quá cao về sức ép, quyền lực chính trị của chúng khi liên tục có những động thái xúi giục, kêu gọi các quốc gia lớn dùng vấn đề nhân quyền, dân chủ để ép Việt Nam làm như thế này, thế khác. Và sự thật là sẽ không có một cá nhân, tổ chức, hay quốc gia nào có thể gây sức ép với Việt Nam bởi đất nước chúng tôi là đất nước của dân, do dân và vì dân, mọi vấn đề đều xuất phát từ nhân dân và do dân làm chủ.

    Trả lờiXóa
  14. Nhân quyền luôn là một vấn đề nóng mà các thế lực thù địch luôn lợi dụng để chống phá Việt Nam. Tuy nhiên họ quên rằng họ không hề có quyền phán xét về tình hình nhân quyền của chúng ta, tình hình cụ thể trong nước như thế nào không đến lượt bên ngoài đánh giá

    Trả lờiXóa
  15. Luật pháp Việt Nam bảo đảm quyền con người và phù hợp với Bộ Luật Nhân quyền quốc tế. Từ khi ra đời và lãnh đạo nhân dân ta tiến hành thắng lợi Cách mạng tháng Tám năm 1945, dành độc lập dân tộc, lập nên nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, tiến hành thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, thống nhất nước nhà, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, và sau đó là thực hiện công cuộc đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm tới vấn đề nhân quyền, coi vấn đề nhân quyền là cốt lõi trong mục tiêu xây dựng chế độ xã hội mới.

    Trả lờiXóa
  16. Trong giai đoạn hiện nay, Đảng, Nhà nước ta luôn tôn trọng và bảo vệ những giá trị cao quý được nhân loại thừa nhận về quyền con người. Hiến pháp hiện hành của Việt Nam (Hiến pháp năm 2013) dành một chương (chương 2) với 36 điều (từ điều 14 đến điều 49) hiến định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Pháp luật của Việt Nam bảo đảm mọi công dân có quyền bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quyền khiếu nại và tố cáo; quyền lao động, học tập, chăm sóc sức khỏe,… không phân biệt giới tính, sắc tộc, tôn giáo.

    Trả lờiXóa
  17. Những quy định pháp luật của Việt Nam về quyền con người là hoàn toàn phù hợp với Bộ Luật Nhân quyền Quốc tế (bao gồm Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa, và Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị). Điều đó đã bác bỏ luận điệu sai trái của HRW

    Trả lờiXóa
  18. Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm tới vấn đề nhân quyền, coi vấn đề nhân quyền là cốt lõi trong mục tiêu xây dựng chế độ xã hội mới. Hiện nay, Đảng, Nhà nước ta tiếp tục khẳng định quyền con người luôn được bảo vệ và phát triển; đồng thời luôn lên án mạnh mẽ các hành động lợi dụng danh nghĩa nhân quyền để can thiệp, xâm phạm chủ quyền, độc lập của Việt Nam, coi “dân chủ”, “nhân quyền” thực chất là một “chiêu bài” để can thiệp vào công việc nội bộ, quyền tự quyết của Việt Nam, áp đặt trắng trợn những giá trị không phù hợp với tình hình cụ thể và truyền thống của Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  19. Chính sách nhất quán của Việt Nam là luôn tôn trọng và thúc đẩy các quyền cơ bản của người dân. Những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong việc không ngừng đảm bảo và cải thiện các quyền cơ bản của người dân trong thời gian qua đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.

    Trả lờiXóa
  20. Liên Hợp quốc đánh giá cao Việt Nam về bảo đảm quyền con người, đặc biệt là quyền của nhóm dân tộc thiểu số. Trên thực tế, Việt Nam đứng thứ hai trong khối châu Á – Thái Bình Dương và đứng thứ chín về tỷ lệ phụ nữ làm việc trong Chính phủ trên 135 nước. Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước của Liên Hợp quốc về Quyền trẻ em. Đặc biệt là, việc Việt Nam được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc bầu vào Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014 – 2016 với số phiếu cao nhất (184/192) là minh chứng cho việc tôn trọng nhân quyền ở Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  21. Lợi dụng trang mạng xã hội để tuyên truyền những luận điệu sai trái, xuyên tạc, bóp méo sự thật về nhân quyền ở Việt Nam là thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch nhằm phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kích động chống đối Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, phá hoại uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Chúng ta cần nêu cao cảnh giác với âm mưu thâm độc này.

    Trả lờiXóa
  22. Thực tiễn ở Việt Nam cho thấy, mọi đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân, có sự tham gia ý kiến của nhân dân, thực hiện “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Nhân dân lao động là chủ thể mọi quyền lực; quyền lợi, nghĩa vụ, quyền hạn và trách nhiệm; cống hiến và hưởng thụ luôn gắn bó chặt chẽ với nhau.

    Trả lờiXóa
  23. Hệ thống pháp luật cũng như thực tiễn của Việt Nam, quyền con người luôn được đề cao và được pháp luật bảo đảm. Tuy nhiên, HRW vẫn cố tình xuyên tạc, bóp méo sự thật về nhân quyền ở Việt Nam. Sự xuyên tạc, phủ nhận của HRW là vô căn cứ, một sự bịa đặt, vu khống trắng trợn và thâm độc. Chúng ta cần phải lên án, kiên quyết đấu tranh và bác bỏ.

    Trả lờiXóa
  24. Ở một đất nước thượng tôn pháp luật như Việt Nam thì bất kỳ công dân Việt Nam hay người nước ngoài nào vi phạm pháp luật Việt Nam đều sẽ bị xử lý nghiêm minh. Giả dụ những trường hợp này có hành vi xâm phạm an ninh quốc gia của Mỹ và bị các cơ quan bảo vệ pháp luật của Mỹ bắt giam. Vậy liệu HRW có dám lên tiếng đòi Chính phủ Mỹ trả tự do cho số này không? Chắc chắn một điều là chuyện đó không bao giờ xảy ra. Còn lý do vì sao chắc không cần phải nói ra.

    Trả lờiXóa
  25. HRW không thể tự mình phán quyết và lớn tiếng đặt ra những yêu cầu này, yêu sách nọ đòi Chính phủ Việt Nam trả tự do vô điều kiện các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật của Việt Nam. Thật là một trò hề lố bịch và vô lý.

    Trả lờiXóa
  26. Đây không phải là lần đầu tiên HRW can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam mà đã có hệ thống. Tác giả nhận định HRW đang rời xa tôn chỉ mục đích hoạt động của mình, lợi dụng cái tên “theo dõi nhân quyền” để phục vụ các mưu đồ khác. Thiết nghĩ, tốt nhất HRW hãy làm tốt chức phận của mình, không có quyền can thiệp vào công việc nội bộ nước khác, nếu không muốn bị cộng đồng quốc tế tẩy chay!

    Trả lờiXóa
  27. Lại là cái cớ" nhân quyền" cũ rích của đám dân chủ, nhằm lợi dụng cái gọi là nhaann quyền để kêu gọi chống phá, bôi nhọ Nhà nước

    Trả lờiXóa
  28. Dân chủ, nhân quyền là phạm trù chính trị, pháp lý, lịch sử, văn hóa, xã hội gắn liền với mỗi hình thái kinh tế - xã hội, với mỗi chế độ chính trị và mỗi quốc gia khác nhau, nên có nhiều quan điểm, tư tưởng khác nhau về các phạm trù này. Do đó, cần phải hiểu đúng về dân chủ, nhân quyền để kiên quyết đấu tranh với việc áp đặt quan điểm, tư tưởng về dân chủ, nhân quyền của quốc gia này đối với quốc gia khác, cũng như việc lợi dụng dân chủ, nhân quyền để chống phá Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  29. Nói đến nhân quyền, chúng ta cần có cách nhìn bao quát về nó. Nói theo nghĩa đen, nhân quyền là các quyền cơ bản của con người. Và bảo vệ nhân quyền là một việc làm hết sức đúng đắn không chỉ ở một hay vài quốc gia mà nó là tất cả các nước. Nhưng nhân quyền lại là thứ bị lợi dụng cho những mục đích phi nghĩa của một số quốc gia. Hãy nhìn sang các nước châu Phi, có rất nhiều quốc gia đã được trao trả độc lập, tự do và nhân quyền cho nhân dân, nhưng những ràng buộc về kinh tế khiến đời sống nhân dân vô cùng khó khăn, nghèo nàn và lạc hậu. Nhân quyền mà nhân dân k được ăn no, mặc ấm thì nhân quyền đó k có ý nghĩa.

    Trả lờiXóa
  30. Nói về nhân quyền thì Việt Nam sẵn sàng đối thoại với bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào có "nhu cầu" tìm hiểu. Nói vậy cho vuông. Tổ chức Theo dõi nhân quyền quốc tế không được vào Việt Nam hoạt động nên mới cay cú như thế. Nhân quyền từ trước tới nay vẫn là lĩnh vực béo bở để bọn dân chủ chọc ngoáy vào Không được nước nào có quyền can thiệp vào nội bộ của nước Việt Nam


    Trả lờiXóa
  31. Nói đến nhân quyền, chúng ta cần có cách nhìn bao quát về nó. Nói theo nghĩa đen, nhân quyền là các quyền cơ bản của con người. Và bảo vệ nhân quyền là một việc làm hết sức đúng đắn không chỉ ở một hay vài quốc gia mà nó là tất cả các nước. Nhưng nhân quyền lại là thứ bị lợi dụng cho những mục đích phi nghĩa của một số quốc gia. Hãy nhìn sang các nước châu Phi, có rất nhiều quốc gia đã được trao trả độc lập, tự do và nhân quyền cho nhân dân, nhưng những ràng buộc về kinh tế khiến đời sống nhân dân vô cùng khó khăn, nghèo nàn và lạc hậu. Nhân quyền mà nhân dân k được ăn no, mặc ấm thì nhân quyền đó k có ý nghĩa. Không ai đủ tư cách nói về nhân quyền ở Việt Nam. Lịch sử Việt Nam gắn với các cuộc chiến tranh vệ quốc, lớp lớp thế hệ đã ngã xuống vì độc lập, tự do, nhân quyền. Nên chúng ta hiểu giá trị của nó hơn bất cứ nước nào khác.

    Trả lờiXóa
  32. Những chiêu thức đòi hỏi về vấn đề NHÂN QUYỀN của vài nhân vật trong các tổ chức tự dựng ở các nước ngoài không bao giờ có một chút giá trị mang tính pháp lý quốc tế .Những tên giặc cỏ chống phá chính quyền VN luôn trông chờ vào những chiêu thức ngu dốt ngạo ngược ấy . Thật đúng là một bọn người NGU MÙ ĐIẾC

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog