Chia sẻ

Tre Làng

Không có chuyện cầu Yên Hòa giá 38 tỷ

Khoai@

Đúng là cùng là báo, nhưng cũng có báo this, báo that. Không phải bài nào đăng trên báo chính thống cũng đúng, cũng khiến ta tin tưởng. Vụ cây cầu Yên Hòa bắc ngang Tô Lịch là một ví dụ nhỏ xinh.

Mấy hôm vừa rồi các con giời nổi đóa như lên đồng rằng, "Ủ ôi, Hà Nội xây cầu bê tông cốt vàng hay sao mà cây cầu Yên Hòa bắc ngang sông Tô Lịch dài chỉ 36m, rộng 21m mà ngốn hết 38 tỷ đồng". Ngay sau đó, đám chuyên rình rập phá thối chính quyền nhảy vào hòa thanh "Ăn cả giầy lẫn tất",.. đại loại thế.

Nếu không nhầm, trong vòng 4 ngày liền, hàng loạt báo đều đăng cây cầu Yên Hòa có vốn đầu tư 38 tỷ đồng. Thậm chí, các báo dường như sao chép của nhau đều đồng thanh phán rằng, cây cầu Yên Hòa dài 36m, rộng 21m.

Hóa ra các con số đó đều sai toét. Nguyên nhân vì sao báo đưa tin sai thì tôi chịu.

Thực tế thì sao?

Công trình cầu Yên Hòa có chiều dài 41,4 m, rộng 21,25 m do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội là chủ đầu tư cho biết công trình cầu Yên Hòa có chiều dài 41,4m, rộng 21,25m.

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội là đơn vị phụ trách quản lý dự án cầu Yên Hòa cho biết giá tổng mức đầu tư thực tế của công trình cầu Yên Hòa là 27,9 tỷ đồng.

Cụ thể: Chi phí xây lắp là 23,5 tỷ đồng; Chi phí tư vấn là 1,6 tỷ đồng; Chi phí quản lý dự án là 531 triệu đồng; Chi phí dự phòng là 1,3 tỷ đồng và chi phí khác là 850 triệu đồng.

Người đại diện Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội nói rõ: "Con số 38 tỷ đồng đang lan truyền trên mạng xã hội là mức khái toán ban đầu của Dự án. Chi phí thi công thực tế đã giảm xuống do nhiều yếu tố, trong đó có việc đấu thầu chọn được đơn vị xây lắp với mức giá thấp".

Vậy là đã rõ, nhưng thông tin trong mấy ngày qua về mức giá 38 tỷ đồng cho cây cầu Yên Hòa là sai sự thật. Không rõ các báo này có đăng lời xin lỗi rồi cải chính hay không?

Bonus: 


5 nhận xét:

  1. Quả đúng là những con giời chuyên đi bàn tán chuyện vớ vấn, sai sự thật, không chỉ vậy các nhà báo tự xưng cũng viết bài báo, tuyên truyền trên mạng xã hội, gây nhiều bức xúc trong dự luận. Tuy nhiên thực tế thì tất cả tổng mức đầu tư này chỉ có 27,9 tỷ đồng mà thôi, nhưng những thông tin sai sự thật lại đội lên con số 38 tỷ đồng. Khi khong biết 1 chuyện gì đúng sai thì xin những nhà báo online hãy im mồm lại ăn hôi viết những bài báo sai sự thật như vậy.

    Trả lờiXóa
  2. Hóa ra lũ báo kền kền chống phá chuyên đi moi tin bẩn thế này đây, u là trời hóa ra chúng dắt mũi định hướng dư luận bằng chính sự chà đạp, bỉ ổi vô liêm sỉ như vậy. mình cứ nghĩ sao mà một cây cầu mà chi phí đắt đỏ hóa ra đó chỉ là chi phí dự phòng, thực tế thì ít hơn nhiều...Phải nói rằng báo chí làm tầ bậy như này đã gây ảnh hưởng và dắt mũi cho chính những lũ chống phá cào phím chống phá, bôi nhọ chính quyền. Chán không buồn lói....

    Trả lờiXóa
  3. Về con số 38 tỷ đồng đang lan truyền trên mạng xã hội, người đại diện Ban Quản lí đầu tư dự án xây dựng công trình giao thông Hà Nội giải thích đó là mức khái toán ban đầu của dự án. Chi phí thi công thực tế đã giảm xuống do nhiều yếu tố, trong đó có việc đấu thầu chọn được đơn vị xây lắp với mức giá thấp.

    Trả lờiXóa
  4. Giá thực tế thế kia vẫn có cha còn kêu quá cao. Xin thưa hạ tầng cầu cống nó ko như dăm ba căn nhà phố đâu mà tưởng rẻ, hơn 20 tỷ là hợp lý thậm chí là giá tốt rồi. Vấn đề chất lượng đến đâu thôi. Cái gì ko biết hoặc ko có thông tin thì bớt phán lại và đừng cảm tính.

    Trả lờiXóa
  5. Công dân có quyền tự do ngôn luận qua các việc đưa thông tin lên mạng nhưng phải trong khuôn khổ pháp luật và đạo đức xã hội. người dân cần nhận thức rõ về hành vi lợi dụng các diễn đàn, trang mạng xã hội để đăng tải các thông tin, bài viết sai sự thật, chưa được kiểm chứng là hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại đến các quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức mà pháp luật bảo vệ.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog