Chia sẻ

Tre Làng

Nga chuẩn bị các đòn trừng phạt trả đũa “gây đau đớn” cho phương Tây

Phản ứng của Nga được nói không kém phần mạnh mẽ, có khả năng “gây đau đớn”, nhắm vào những điểm yếu của phương Tây.

Hôm 25/2, Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện Nga) Valentina Matvienko cho biết, Moscow đã chuẩn bị các biện pháp trừng phạt trả đũa nhằm vào các nước phương Tây.

"Các biện pháp trừng phạt trả đũa đã chuẩn bị sẵn sàng... Chúng tôi nhận thức rõ những điểm yếu của phương Tây.”, bà Matvienko nói với báo chí.

Trong khi người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói, quá trình xem xét trả đũa các lệnh trừng phạt của phương Tây, Nga sẽ xuất phát từ lợi ích của mình và sẽ áp dụng nguyên tắc có đi có lại.

Tuyên bố của Nga được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố một loạt các biện pháp trừng phạt mới chống lại Nga, mô tả chúng là những biện pháp “đắt giá”, tác động trước mắt và lâu dài đối với nền kinh tế Nga.

Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga Valentina Matvienko. Ảnh: RIA.

Ông Biden nói, các lệnh trừng phạt nhằm mục đích gây thiệt hại cho lĩnh vực công nghệ của Nga, bao gồm cắt giảm hơn một nửa nhập khẩu công nghệ cũng như các ngành công nghiệp vũ trụ, hàng không và quân sự. Tuy vậy việc ngắt Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT như đề xuất của một số đồng minh châu Âu, đã không được đưa ra.

Trong một diễn biến liên quan, Anh đã công bố bổ sung 11 danh sách trừng phạt mới và áp dụng các biện pháp hạn chế kinh tế đối với hơn 100 cá nhân, thực thể, bao gồm hãng hàng không Nga Aeroflot, ngân hàng VTB và công ty nhà nước Rostec,.. Tài sản của các tổ chức này tại Anh sẽ bị đóng băng.

Ngày 25/2, sau cuộc họp khẩn của Hội đồng châu Âu, Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Ursula von der Leyen đã công bố một loạt biện pháp trừng phạt chống Nga.

Sớm ngày 25/2, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen công bố một số biện pháp trừng phạt chống Nga. Ảnh: POOL / AFP / Getty.

“Thứ nhất, gói này bao gồm các biện pháp trừng phạt tài chính đối với 70% khu vực ngân hàng Nga và các công ty nhà nước chủ chốt, bao gồm cả các công ty quốc phòng. Thứ hai, chúng tôi tập trung vào năng lượng là lĩnh vực kinh tế trọng yếu của Nga. Lệnh cấm xuất khẩu của chúng tôi sẽ ảnh hưởng đến ngành dầu mỏ, khiến Nga không thể hiện đại hóa các nhà máy lọc dầu. Thứ ba, chúng tôi cấm bán máy bay và thiết bị cho các hãng hàng không Nga.”, bà Von der Leyen cho biết.

Thứ tư, Liên minh châu Âu hạn chế Nga tiếp cận các công nghệ quan trọng như chất bán dẫn hoặc phần mềm tiên tiến. Biện pháp thứ năm là hạn chế về thị thực. Theo bà Von der Leyen, các nhà ngoại giao Nga và các công dân có liên quan với họ, cũng như các doanh nhân, sẽ không còn được ưu tiên (cấp thị thực) vào Liên minh châu Âu.

Diễn biến này diễn ra sau khi Nga khởi động một chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào sáng 24/2, được nói để đáp lại đề nghị của hai nước cộng hòa ly khai tự xưng Donetsk và Lugansk ở Donbas, đông Ukraine. Ông Putin nhấn mạnh Nga không còn lựa chọn nào khác sau khi Donbass bị pháo kích trong hơn một tuần và các thỏa thuận hòa bình Minsk 2015 bị hủy bỏ.

Văn Phong/Sputnik

9 nhận xét:

  1. Nặc danh06:32 26/2/22

    Khi Tổng thống Nga Putin đưa quân vào Ukraine,ông đã lường trước hết mọi chuyện có thể xảy ra,kể cả chiến tranh toàn diện với NATO.Điều này có nghĩa là Thế Chiến Thứ Ba,chứ đừng nói mấy chuyện cấm vận lặt vặt vốn cũng" chả làm gì được ai ".Tuy nhiên,Putin phải làm như vậy bởi thật sự từ bao năm qua chính quyền Ukraine với sự xúi giục ngấm ngầm của Phương Tây luôn quấy rối Nga bằng nhiều cách.Lần này khi đưa quân vào Ukraine, ông Putin phải giải giới quân đội Ukraine cho bằng được ,bắt đầu hàng,chứ không phải đánh chiếm Thủ đô Kiev gây tiếng vang rồi rút về bởi như vậy rồi mọi chuyện sẽ trở lại y cũ(quấy rối Nga).Tuy nhiên việc này xem ra không dễ bởi chính quyền Ukraine có thể phân tán quân đội,đánh du kích gây thiệt hại để khiến Nga sa lầy ,bị mất mặt rồi rốt cuộc rút về như họ đã từng bị trong cuộc chiến ở Afganistan trước đây.Dường như do định mệnh lịch sử,các nước Châu Âu như Đức Anh,Pháp,Ba Lan,...,ngay từ thời Napoleon (tướng tài của Pháp đánh Nga nhưng rốt cuộc bị sa lầy vì mùa Đông và thua )cách đây hàng trăm năm luôn không thích sự ổn định của Nga !

    Trả lờiXóa
  2. trong tuyên bố gần đây của Nga "Chúng tôi đang chuẩn bị các biện pháp trừng phạt trả đũa. Các lệnh trừng phạt này sẽ không giống hệt các biện pháp trừng phạt Nga, nhưng chúng tôi hiểu rõ yếu điểm của phương Tây và chúng tôi cũng đã chuẩn bị một gói các lệnh trừng phạt sẽ được áp đặt với các quốc gia đã trừng phạt Nga". T thấy rằng Nga không những không run sợ trước đòn trừng phạt của phương tây mà còn hứa trả đũa mạnh mẽ vào điểm yếu của họ. kịch tính đây.

    Trả lờiXóa
  3. Rằng đợt trừng phạt lần này của Mỹ và các nước châu âu sẽ mạnh mẽ hơn những đòn trừng phạt năm 2014, tuy nhiên những trừng phạt này có lẽ chưa thể dẫn đến những thay đổi về dự định và kế hoạch của Nga trong thời gian ngắn, thay vào đó phản đòn cực mạnh sẽ được Nga áp dụng đối với Mỹ và các nước Châu Âu.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Các biện pháp chắc chắn sẽ gây khó khăn hơn cho nền kinh tế Nga trong việc cung cấp tài chính về ngắn hạn, nhưng trong cái rủi có cái may là về lâu dài sẽ tăng cường sự độc lập của Nga với hệ thống tài chính phương Tây, đồng thời giảm bớt dòng vốn chảy ra ngoài của Nga

      Xóa
  4. Khí đốt vẫn là con át chủ bài của Nga đối với phương tây. Có lẽ rằng Liên minh châu Âu đang tự mình và nhờ vả các đồng minh trong NATO ráo riết tìm kiếm nguồn cung đề phòng khả năng Nga làm gián đoạn nguồn cung khí đốt đối với họ để trả đũa các đe dọa trừng phạt từ phương Tây liên quan đến vấn đề Ukraine.

    Trả lờiXóa
  5. từ những đòn trừng phạt kinh tế trước đây của phương tây, ta thấy rằng thiệt hại về phiá Nga vânx ít hơn đối với phương tây. Đến nay Nga đã giảm rất nhiều vào sự lệ thuộc của phương Tây, thậm chí Nga giờ còn trở thành đối thủ cạnh tranh với châu Âu chí ít trong lĩnh vực nông nghiệp. Hơn nữa trong khi lá bài “chí mạng” mà Nga đang nắm trong tay là khí đốt. Khoảng 1/3 lượng khí đốt tiêu thụ của EU đến từ Nga, đặc biệt, Đức nhập khẩu hơn 55% lượng khí đốt của Nga.Nếu EU trừng phạt Nga, Moscow có thể trả đũa bằng cách giảm nguồn cung.

    Trả lờiXóa
  6. giá khí đốt tại châu Âu trong năm qua và hiện nay luôn ở mức cao kỷ lục, nếu Nga tiếp tục làm gián đoạn nguồn cung, kinh tế và xã hội EU có thể rơi xuống vực. Ý thức được điểm yếu này, có lẽ EU đang tự mình ra sức hoặc nhờ Mỹ tìm kiếm các nguồn cung thay thế.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nga có một vai trò quá lớn trong thị trường năng lượng toàn cầu. Họ là nhà sản xuất dầu lớn thứ ba sau Mỹ và Saudi Arabia, cung cấp khoảng 10% lượng dầu được tiêu thụ trên toàn thế giới. Phần lớn số dầu đó bán sang châu Âu, khu vực cũng phụ thuộc vào khí đốt từ Nga

      Xóa
  7. Bộ Ngoại giao Nga trước đó cũng tuyên bố Nga sẽ “đáp trả mạnh mẽ” các lệnh trừng phạt của Mỹ, không nhất thiết phải đối xứng mà sẽ được tính toán kỹ lưỡng để gây tổn thất cho phía Mỹ. Trong khi theo chiều ngược lại, những biện pháp trừng phạt Nga không chỉ khiến Matxcơva thiệt hại mà sẽ tác dụng ngược lại nền kinh tế của phương Tây. Thực sự rất khó đoán tình hình sắp tới sẽ có thiệt hại thế nào

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog