Chia sẻ

Tre Làng

Biểu tình phản đối phân biệt chủng tộc tiếp diễn tại Michigan, Mỹ

Vụ việc một cảnh sát da trắng bắn chết một thanh niên da màu hồi đầu tháng này đã châm ngòi hàng loạt cuộc biểu tình suốt 3 ngày qua tại thành phố Grand Rapids, bang Michigan của Mỹ.

Vụ việc một cảnh sát da trắng bắn chết một thanh niên da màu hồi đầu tháng này đã châm ngòi hàng loạt cuộc biểu tình suốt 3 ngày qua tại thành phố Grand Rapids, bang Michigan của Mỹ. Ảnh: fox17online.com

Ngày 15/4, nhiều cư dân ở Grand Rapids đã tập trung tại công viên Rosa Parks Circle, sau đó tuần hành tới trụ sở Sở cảnh sát thành phố nhằm bày tỏ phản đối nạn phân biệt chủng tộc. Nhiều cuộc biểu tình và tuần hành khác cũng diễn ra tại thành phố này.

Cuộc biểu tình đầu tiên diễn ra ngày 13/4 sau khi Sở cảnh sát Grand Rapids công bố một số đoạn video ghi hình vụ việc xảy ra hồi đầu tháng này giữa một cảnh sát da trắng và Patrick Lyoya - một người tị nạn đến từ Cộng hòa Dân chủ Congo. Các đoạn ghi hình cho thấy viên cảnh sát đã yêu cầu thanh niên 26 tuổi này dừng xe và giữa hai người đã xảy ra tranh cãi. Sau đó, viên cảnh sát rượt đuổi Lyoya đến một khu vườn phía trước một ngôi nhà trong thành phố và nổ súng khiến người này tử vong.

Kênh truyền hình WZZM đưa tin vào đêm 13/4, sau khi các video về vụ việc này được đăng tải, nhiều rào chắn đã được thiết lập trước đồn cảnh sát Grand Rapids trong khi hàng trăm người tham gia tuần hành yêu cầu nhà chức trách công bố danh tính của viên cảnh sát. Sở cảnh sát thành phố Grand Rapids không công bố danh tính, song cho biết viên cảnh sát này đã bị đình chỉ công tác để phục vụ điều tra.

Trước đó, vụ việc một cảnh sát da trắng ghì cổ người đàn ông da màu George Floyd khiến người này tử vong và một vụ việc khác cũng liên quan tới người da màu đã dẫn đến nhiều cuộc biểu tình phản đối nạn phân biệt chủng tộc trên khắp nước Mỹ trong những năm gần đây.

Minh Tâm (TTXVN)

21 nhận xét:

  1. Hình ảnh những người da đen bị đối xử thô bạo xuất hiện trên truyền thông chỉ là phần nổi của tảng băng chìm khi phân biệt chủng tộc đã ăn sâu vào mọi ngóc ngách đời sống xã hội tại Mỹ. Những con số biết nói trong đại dịch COVID-19 cho thấy rõ nét nhất sự phân biệt này, khi người da màu trở thành nhóm gánh chịu nhiều hậu quả nhất của đại dịch. Nguyên nhân do xã hội Mỹ là một hệ thống phân cấp mà ở đó các chính sách luôn có lợi cho người da trắng và bất lợi hơn đối với người da màu, đặc biệt người gốc Phi.

    Trả lờiXóa
  2. Có thể nói, phân biệt chủng tộc không phải là vấn đề riêng của nước Mỹ hay của người da trắng nói chung, mà là của cả thế giới. Tại nhiều quốc gia ở châu Âu và châu Mỹ, những người gốc Phi phải sống trong tình cảnh nghèo đói và phải đối mặt với những rào cản nghiêm trọng trong việc tiếp cận giáo dục, chăm sóc sức khỏe và việc làm, cũng như tham gia hoạt động chính trị và các quyền cơ bản khác của con người.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phân biệt chủng tộc có lẽ xuất phát từ niềm tin rằng các nhóm người sở hữu những đặc điểm hành vi khác nhau tương ứng với ngoại hình và có thể được phân chia dựa trên sự vượt trội của chủng tộc này so với chủng tộc khác. Những quan điểm này có thể ở dạng hành động xã hội, thực tiễn hoặc tín ngưỡng, hệ thống chính trị, trong đó các chủng tộc khác nhau được xếp hạng là vượt trội hoặc kém hơn, dựa trên những đặc điểm, khả năng hoặc phẩm chất được thừa nhận chung.

      Xóa
  3. Nước Mỹ thời gian qua sục sôi với những phong trào chống phân biệt chủng tộc, kéo theo những hệ lụy bất ổn xã hội, cho thấy sống tại một đất nước đa sắc tộc cũng không có nghĩa là sự đa dạng sắc tộc ấy được trân trọng và đánh giá đúng. Khi mà những tư tưởng dân túy cực đoan và chủng tộc thượng đẳng chưa bị xóa bỏ, cuộc đấu tranh để xây dựng một thế giới, nơi mọi con người sinh ra đều tự do và bình đẳng về phẩm giá và quyền lợi, cũng như có tiềm năng để đóng góp mang tính xây dựng cho sự phát triển và thịnh vượng của xã hội, sẽ là một chặng đường dài đòi hỏi nhiều nỗ lực chung hơn nữa.

    Trả lờiXóa
  4. Những vụ đụng độ bạo lực, giết người, dù là ngộ sát, vì màu da không phải lúc nào cũng xảy ra, nhưng người ta vẫn có thể nhận diện được sự hiện hữu của nạn phân biệt chủng tộc ở Mỹ qua cách giải quyết các vụ việc tại cơ quan công quyền, hay qua cách ứng xử hằng ngày giữa những người sống trong các cộng đồng nhất định.

    Trả lờiXóa
  5. Trên thực tế, có thể thấy được sự phân biệt chủng tộc mang tính hệ thống tồn tại ở nhiều nơi trên đất Mỹ: từ trường học, công sở, tòa án, cho đến cảnh sát. Đó là những nơi mà dường như người da trắng luôn nắm các vị trí chủ chốt, ra quyết định. Nếu người da màu giữ được vị trí tương tự thì họ phải nỗ lực gấp hơn nhiều lần các đồng nghiệp da trắng.

    Trả lờiXóa
  6. Có thể thấy một sự thật hiện nay ở xã hội Mỹ đó là người Mỹ gốc Phi không phải nhóm người da màu duy nhất bị đối xử phân biệt. Tính riêng từ cuối tháng 3 đến nay, đã có tới hơn 1.100 vụ người gốc Á là nạn nhân của những hành vi và lời nói phân biệt đối xử. Đa phần các vụ việc không quá nghiêm trọng hay quá bạo lực nhưng cũng gây bức xúc trong cộng đồng người dân,

    Trả lờiXóa
  7. Không chỉ đối với người da đen, Sự kỳ thị người da màu, trong đó có người châu Á đã tồn tại từ thời những người dân nhập cư mới đặt chân tới Mỹ cách đây hàng trăm năm. những hành động kỳ thị người gốc Á bắt nguồn từ kiểu suy nghĩ của một bộ phận người Mỹ da trắng luôn coi các chủng tộc khác là ngoại lai và không muốn người châu Á, dù sống ở Mỹ bao nhiêu năm đi nữa, trở thành người Mỹ.

    Trả lờiXóa
  8. Có thể thấy các cuộc biểu tình bạo loạn chống nạn phân biệt chủng tộc vừa qua ở Mỹ đã phản ánh một nước Mỹ đang ngày càng chia rẽ, không những về kinh tế, tôn giáo và văn hóa mà còn cả về sắc tộc. Chắc chắn việc xóa bỏ tâm lý phân biệt chủng tộc ở Mỹ sẽ còn rất dài, và lắm chông gai.

    Trả lờiXóa
  9. Phân biệt đối xử trong thực thi pháp luật là phổ biến, và sự bất bình đẳng trong lĩnh vực việc làm và giai tầng đã làm sâu sắc thêm nguồn gốc của các vấn đề sắc tộc. Theo "New York Times", trong 1% số người có thu nhập thấp nhất ở Mỹ, người Mỹ gốc Phi chiếm tới 35%. Trong 1% số người có thu nhập cao nhất, người Mỹ gốc Phi chiếm chưa đến 1%.

    Trả lờiXóa
  10. Thực sự quốc gia mà luôn hô hào tự do, nhân quyền, bình đằng ngay chính trong quốc gia này tồn tại vấn nạn phân biệt chủng tộc sâu sắc. so sánh giữa các bé trai Mỹ gốc Phi và các bé trai da trắng, ngay cả xuất thân trong một gia đình có thu nhập và giáo dục và tài sản giống nhau, cha mẹ đều còn sống, thì sau khi trưởng thành chúng vẫn có một khoảng cách lớn về thu nhập. Dù các nhà nghiên cứu đã cố gắng để tìm một khu dân cư nơi các bé trai người Mỹ gốc Phi và bé trai trắng da trắng được phát triển tốt như nhau "nhưng vấn đề là Mỹ không có một khu nào như vậy

    Trả lờiXóa
  11. Mặc dù phong trào dân quyền đã chấm dứt được luật phân biệt chủng tộc tồn tại trong suốt một thế kỷ tại Mỹ, thế nhưng tình trạng phân biệt chủng tộc đối với người da màu thực ra chưa bao giờ biến mất.

    Trả lờiXóa
  12. Các vụ việc liên tiếp xảy ra gần đây với mức độ nguy hiểm đã gióng lên hồi chuông báo động về nạn phân biệt chủng tộc có xu hướng gia tăng ở Mỹ. Vì thwujc chât s nó chưa bao giwof dừng lại. Những bất bình đẳng trong xử lý hành chính, trokng cơ hội học tập và làm việc,... nó không chỉ đơn giản lời gièm oha hay ánh mắt xem thường.

    Trả lờiXóa
  13. Ngược dòng lịch sử cách đây hơn 300 năm, những người gốc Phi đầu tiên đặt chân tới Xứ Cờ hoa trên các chuyến tàu buôn nô lệ. Tuy chế độ chiếm hữu nô lệ được xóa bỏ tại Mỹ vào năm 1862 sau khi Tổng thống Abraham Lincoln đề xuất bản “Tuyên ngôn Giải phóng nô lệ” song hàng trăm năm sau, những người Mỹ gốc Phi vẫn bị đối xử một cách bất công và đầy miệt thị bởi những người da trắng.

    Trả lờiXóa
  14. Đối với nhiều người da trắng, công dân da màu bị coi là tầng lớp thấp kém về đạo đức và trí tuệ trong xã hội Mỹ. Tại nhiều tiểu bang, người Mỹ gốc Phi bị hạn chế các quyền con người cơ bản và không được hưởng quyền công dân một cách đầy đủ, trong đó có quyền bầu cử

    Trả lờiXóa
  15. sự thành công của một số công dân da màu chỉ là những chấm sáng hiếm hoi trong bức tranh chung của nước Mỹ. Trên thực tế, công dân da màu chiếm tới hơn 40% số tù nhân tại Mỹ, trong khi tỷ lệ thất nghiệp của cộng đồng người Mỹ gốc Phi luôn ở mức khoảng 10% và tỷ lệ phạm tội bao giờ cũng cao hơn so với các sắc tộc thiểu số khác.

    Trả lờiXóa
  16. Gần 8 năm sau khi nước Mỹ có tổng thống da màu đầu tiên trong lịch sử, nước Mỹ đã có những điều chỉnh chính sách nhằm hạn chế nạn phân biệt sắc tộc, như tăng số lượng nhân viên da đen trong các lực lượng thực thi pháp luật. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại sự bất bình đẳng về đối xử giữa người da trắng và người da màu.

    Trả lờiXóa
  17. Trong 5 năm qua, khoảng 2 triệu người da đen đã vượt qua ngưỡng nghèo tại Mỹ, song tỷ lệ người nghèo vẫn ở mức trên 20% và người Mỹ gốc Phi là cộng đồng hưởng trợ cấp xã hội nhiều nhất ở nước này. Theo kết quả khảo sát của Gallup, có tới 49% người Mỹ cho rằng hệ thống luật pháp đang có xu hướng chống lại cộng đồng người Mỹ gốc Phi và 67% người da màu tin rằng họ không được đối xử công bằng như người da trắng trong các vụ việc có liên quan tới cảnh sát.

    Trả lờiXóa
  18. Hiến pháp Mỹ cho phép công dân sở hữu súng và nhiều người Mỹ gốc Phi coi việc mang theo súng như một minh chứng cho văn hóa súng đạn của người Mỹ. Tuy nhiên, đây cũng được xem là một trong những nguyên nhân khiến lực lượng thực thi pháp luật tại Mỹ thường có xu hướng hành động quá mạnh tay đối với các công dân da màu. Nhiều cảnh sát đã không ngần ngại nói rằng họ thường lo sợ nếu không nổ súng thì nguy cơ bị bắn là rất cao.

    Trả lờiXóa
  19. Hiện nay vẫn còn rất nhiều câu hỏi đặt ra xung quanh vấn đề bình đẳng xã hội tại Mỹ khi nỗi ám ảnh chủ nghĩa phân biệt chủng tộc vẫn đang len lỏi trong mọi mặt của đời sống xã hội. Vì thế, nước Mỹ cần có những chính sách và hành động quyết liệt để ước mơ của Martin Luther King không chỉ mãi là ước mơ.

    Trả lờiXóa
  20. Nước Mỹ đã trải qua một thời kì phân biệt chủng tộc kinh hoàng, bao nhiêu mồ hôi, nước mắt, máu đã đổ xuống để chống lại sự phân biệt chủng tộc này, thế mới nói, ai cũng là con người, ai cũng có quyền tự do, quyền con người như nhau cả, không nên phân biệt chủng tộc, không nên vì bất cứ lí do gì mà kì thị chủng tộc cả

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog