Chia sẻ

Tre Làng

Nga không chấp nhận dự thảo thỏa thuận hòa bình của Ukraine

Bộ trưởng Ngoại giao Nga cho biết, Kiev đã gửi Moskva bản dự thảo thỏa thuận hòa bình, song nhận định văn bản này chứa các yếu tố mà phía Nga “không chấp nhận được”. Theo phía Nga, bản dự thảo thỏa thuận đi chệch khỏi các đề xuất mà hai bên đã nhất trí trước đó. Mặc dù vậy, Nga cho biết sẽ tiếp tục đàm phán và nhấn mạnh đến việc bảo đảm các yêu cầu của mình.

Thổ Nhĩ Kỳ bày tỏ hoài nghi về khả năng sớm đạt đột phá trong đàm phán Nga-Ukraine. Người phát ngôn Phủ Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng, hòa đàm giữa Nga và Ukraine khó đạt được đột phá trong vài ngày tới, song có khả năng đạt được tiến triển trong vòng 1-2 tuần. Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ đang phối hợp các đồng nghiệp Nga và Ukraine để thu xếp sơ tán người dân khỏi thành phố Mariupol, miền nam Ukraine.

Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko (A.Lu-ca-sen-cô) cho biết, Belarus cần tham gia các cuộc đàm phán nhằm giải quyết cuộc xung đột tại Ukraine; đồng thời hy vọng sẽ gặp Tổng thống Nga trong vài ngày tới. Ông Lukashenko cũng khẳng định, các lực lượng vũ trang Belarus không tham gia cuộc xung đột tại Ukraine.

Nga cho biết, nước này đã tiến hành nhiều hoạt động nhân đạo tại miền đông Ukraine. Kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt đến nay, tổng cộng 602.106 người, trong đó có 119.847 trẻ em, đã được Nga sơ tán khỏi Ukraine. Moskva cũng đã chuyển hơn 8.000 tấn hàng viện trợ nhân đạo đến Ukraine.

Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba (Đ.Cu-lê-ba) cho biết, ông đã gặp các Bộ trưởng Ngoại giao Nhóm Các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) và thảo luận khả năng G7 có thể nâng hỗ trợ quân sự, kinh tế và nhân đạo cho Ukraine lên cấp độ cao hơn. Trong khi đó, các nước G7 cũng cam kết tăng hỗ trợ các quốc gia láng giềng của Ukraine, vốn đang tiếp nhận dòng người di cư, cũng như hỗ trợ nhân đạo những người rời khỏi Ukraine.

Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua dự thảo luật cho vay-cho thuê, được soạn thảo để đơn giản hóa việc cung cấp hỗ trợ quân sự cho Ukraine. Dự luật tạm thời loại bỏ một số hạn chế liên quan thẩm quyền của tổng thống trong việc cho thuê hoặc cung cấp thiết bị quân sự nếu được dành cho Chính phủ Ukraine và cần thiết để bảo vệ dân thường.

Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc cho biết, nước này sẽ cung cấp khoản viện trợ nhân đạo trị giá 40 triệu USD cho Ukraine và sẽ cân nhắc một gói viện trợ bổ sung. Tháng 3 vừa qua, Seoul đã cung cấp cho Kiev khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD và quyết định bổ sung 30 triệu USD.

Nguồn: TTXVN

2 nhận xét:

  1. Cuộc đối đầu này thực chất đã trở thành cuộc đối đầu giữa Nga với mỹ và các nước phương Tây, còn Ukcraina lại trở thành con rối cho phương tây điều khiển, khiến tình hình ngày càng trở nên căng thẳng hơn. Riêng tôi tin rằng bản dự thảo này có bàn tay của NATO đứng sau kích động, họ sẽ không muốn cho Nga - Ucraine dễ dàng đạt được nền hòa bình. Chiến tranh kéo dài là mong muốn của NATO.

    Trả lờiXóa
  2. NATO và Mỹ luôn áp lệnh trừng phạt để mong muốn hòa bình nhưng tay thì ký lệnh gửi vũ khí cho Ukraine thì phải chăng ý đồ đằng sua chiến sự này là gì. Nga có vẻ đang chơi đpẹ nhưng phương Tây lại dùng thủ đoạn để mong cuộc chiến kéo dài, xong lợi ích lại mang về mình thì sao có thể chấp nhận nổi. Cuộc chiến này chắc chắn còn kéo dài

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog