Chia sẻ

Tre Làng

Vì sao Đức Giáo hoàng Francis coi NATO không khác gì ‘chó’?

Tuyên bố “NATO sủa trước cửa nước Nga” của Đức Giáo hoàng là một tuyên bố có thể shock với nhiều người nhưng nó cho thấy sự công chính của một người đứng về phe của Chúa.


Ngày 3/5/2022, trên tờ Corriere della Sera (Tin Chiều) của Italia, ở chuyên trang Vatican, có đăng bài viết nêu ý kiến của Đức Giáo hoàng Francis. Và ông đã tuyên một câu có lẽ sẽ trở thành một bước ngoặt trong tình hình chiến sự ở Ukraina hiện nay.

“l’abbaiare della Nato alla porta della Russia” (tạm dịch “tiếng sủa của NATO trước cửa ngõ nước Nga”) là nguyên văn những gì Đức ngài nói và ngài cho rằng “đó có thể là nguyên nhân kích động Putin quyết định tiến hành chiến tranh”.

Trong bài viết, Đức Giáo hoàng có kể lại rằng ngay ngày đầu chiến sự nổ ra, ông đã nói chuyện điện thoại với tổng thống Ukraina Zelensky và tất cả những gì ông được nghe vẫn chỉ là những điều y chang như những gì Zelensky từng nói với ông vào hôm 17/12/2021, hôm mà Zelensky điện thoại chúc mừng sinh nhật Đức ngài. Bây giờ, Đức ngài nói “không phải lúc để tôi nói chuyện với Zelensky hay đến Ukraina”. Ngài lựa chọn đến Kremly và muốn gặp Putin. Sứ bộ của Ngài ở Vatican đã tới toà đại sứ Nga tại Vatican để gửi thư đề nghị một cuộc gặp Putin và đang chờ phía Nga trả lời.

Thực tế, 20 ngày sau khi chiến tranh nổ ra, Đức ngài yêu cầu Hồng y Parolin gửi thông điệp đến Kremly về ý muốn gặp riêng Putin. Đức ngài hiểu rằng “một cuộc gặp như vậy cần thu xếp thời gian rất kỹ” và giờ đây, ông hi vọng cuộc gặp sẽ diễn ra sớm nhất. Đức ngài đã quyết định dấn thân trong vai trò người hoà giải ở cương vị người dẫn dắt tinh thần một cộng đồng tín ngưỡng chủ chốt trên thế giới. Đức ngài nhấn mạnh rằng tình hình hiện nay khá tương đồng với Rwanda cách đây 25 năm.

Trước đó, Đức ngài cũng có cuộc hội đàm trực tuyến qua zoom với Đức thượng phụ thành Moskva Kirill về khả năng Đức thượng phụ tham gia làm dịu Kremly. Nếu việc Đức giáo hoàng trù tính đi vào đúng kế hoạch, hi vọng có thể có được một phần cơ hội mở ra cho hoà bình. Tất nhiên, phần cơ hội còn lại còn phải nằm ở phía NATO và Ukraina. Nếu Nga nhượng bộ mà đối thủ của họ tiếp tục “SỦA” (đúng như ngôn ngữ Đức giáo hoàng sử dụng), nỗ lực của ngài sẽ là vô ích.

Vatican dù gì đi nữa vẫn là một thế lực vô cùng quan trọng trên bản đồ chính trị thế giới. Tiếng nói của Vatican chắc chắn có tầm ảnh hưởng cực lớn. Tuy nhiên, với đa số những tinh hoa Do Thái đứng đằng sau các bức màn quyền lực của các chính phủ phương Tây và thân phương Tây trên toàn cầu, khó có thể có một sự tuân mệnh theo tinh thần tín lý từ một nguyên thủ quốc gia, bất chấp quốc gia ấy có đại đa số dân chúng là giáo dân Giáo hội La mã.


Còn nhớ, khi còn là Hồng y ở Argentina, với cái tên Jorge Bergoglio, Đức Giáo hoàng từng được báo chí hỏi rất nhiều lần câu “Ngài đứng về phe nào?” khi có các mâu thuẫn nổ ra giữa các bên. Câu trả lời của Đức ngài luôn được xác tín rằng “Tôi đứng về phe của Chúa”.

Tuyên bố “NATO sủa trước cửa nước Nga” của Đức Giáo hoàng là một tuyên bố có thể shock với nhiều người nhưng nó cho thấy sự công chính của một người đứng về phe của Chúa.

Hi vọng, những chính trị gia biết đứng về phe của Đức tin ở hoàn cảnh đã vô cùng ngặt nghèo như hôm nay.

Tác giả: Nhà báo Hà Quang Minh.

6 nhận xét:

  1. Tuyên bố “ NATO sủa trước cửa nước Nga” của Đức Giáo Hoàng là một tuyên bố có thể shock với nhiều người nhưng nó cho thấy sự công chính của một người đứng về phe của Chúa. Có thể Đức Giáo hoàng sẽ đứng trước những lời lẽ chỉ trích từ một quốc gia và có thể là từ ai đó đến từ Phương Tây và Mỹ. Nhưng tin chắc điều đó không ảnh hưởng nhiều và trong một tương quan tích cực, những gì được nói ra của Đức Giáo hoàng sẽ tạo ra một sự thay đổi có tính căn bản trong những biến động chiến sự vừa qua giữa Nga và Ukraine.

    Trả lờiXóa
  2. Cho đến nay, Giáo hoàng từ chối lên án Putin, mặc dù ông đã kêu gọi chấm dứt chiến tranh và nói rằng ông muốn đến Moscow trong tuần này. Ông nói rằng “Mọi lợi ích quốc tế đều có. Người ta không thể nghĩ rằng một quốc gia tự do có thể gây chiến với một quốc gia tự do khác. Ở Ukraine, chính những người khác đã tạo ra xung đột.”

    Trả lờiXóa
  3. Giáo hoàng cũng lên tiếng bày tỏ sự tàn khốc của cuộc chiến và chỉ trích lãnh đạo Nhà thờ Chính thống Nga vì đã bảo vệ cuộc chiến về mặt tôn giáo, đồng thời cảnh báo rằng ông "không thể biến mình thành cậu bé bàn thờ của Putin"

    Trả lờiXóa
  4. Giáo hoàng đã đưa ra nhận xét của mình trong một cuộc phỏng vấn với nhật báo Ý Corriere Della Sera. Ông mô tả thái độ của Nga với Ukraina là "một sự tức giận mà tôi không biết liệu nó có bị khiêu khích hay không nhưng có lẽ đã được tạo điều kiện" bởi sự hiện diện ở các nước lân cận của NATO.

    Trả lờiXóa
  5. "Ở Ukraina, chính các quốc gia khác đã tạo ra xung đột", Giáo hoàng Francis nói trong cuộc phỏng vấn, mà không xác định quốc gia nào. Ông ví cuộc chiến này giống như các cuộc xung đột khác mà ông nói là do lợi ích quốc tế thúc đẩy: "Syria, Yemen, Iraq, cuộc chiến này đến cuộc chiến khác ở châu Phi".

    Trả lờiXóa
  6. . Theo Giáo hoàng, có lẽ việc NATO "gây ồn ào trước cửa nước Nga" đã khiến người đứng đầu Điện Kremlin phản ứng dữ dội và phát động cho xung đột. "Một cơn tức giận mà tôi không biết có do bị kích động hay không”, Giáo hoàng tự vấn.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog