Chia sẻ

Tre Làng

Bộ Quốc phòng nói về thực trạng lợi dụng xăm trổ để trốn nghĩa vụ quân sự

Theo Bộ Quốc phòng, một số công dân đã cố tình xăm hình, xăm chữ lên cơ thể trước thời điểm khám tuyển để trốn tránh nghĩa vụ quân sự, gây dư luận bất bình trong nhân dân.

Ngày 21-12, Cổng thông tin điện tử Bộ Quốc phòng cho biết, Bộ Quốc phòng nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Thanh Hóa do Ban Dân nguyện chuyển đến theo Công văn số 1418/BDN ngày 7-11-2022, với nội dung: Đề nghị Bộ Quốc phòng tham mưu trình Chính phủ có quy định cụ thể đối với việc một số thanh niên trong độ tuổi thực hiện Luật nghĩa vụ quân sự, lợi dụng kẽ hở để xăm trổ trên cơ thể nhằm thực hiện ý đồ cá nhân trốn tránh nghĩa vụ quân sự.

Theo đó, Bộ Quốc phòng cho biết, trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, không có quy định cấm công dân xăm hình, xăm chữ lên cơ thể, vì vậy không có cơ sở pháp lý để xử phạt. Quy định về hình xăm, chữ xăm khi xét duyệt tiêu chuẩn tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ vào phục vụ trong quân đội được quy định tại Thông tư liên tịch số 50/2016 của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an về quy định tiêu chuẩn chính trị tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

Theo đó, tại khoản 9 Điều 5 Thông tư liên tịch số 50 quy định không tuyển chọn vào phục vụ trong Quân đội những trường hợp sau: “Trên cơ thể có hình xăm, chữ xăm có nội dung chống đối chế độ, chia rẽ dân tộc, mang tính kinh dị, kỳ quái, kích động tình dục, bạo lực. Hình xăm, chữ xăm gây phản cảm ở vị trí lộ diện, như: Mặt, đầu, cổ; từ 1/2 cánh tay trên trở xuống, từ 1/3 dưới đùi trở xuống. Hình xăm, chữ xăm chiếm diện tích từ 1/2 lưng, ngực, bụng trở lên.”

Vì vậy, quá trình tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ, nếu để những công dân có hình xăm, chữ xăm với nội dung nêu trên nhập ngũ vào Quân đội, gây phản cảm, ảnh hưởng đến hình ảnh, lễ tiết tác phong của người quân nhân cách mạng, xây dựng môi trường văn hóa trong Quân đội.

Những công dân trên cơ thể có hình xăm, chữ xăm không thuộc các quy định trên hoặc có thể tẩy xóa thì vẫn được xem xét, tuyển chọn nghĩa vụ quân sự.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay, một số công dân đã lợi dụng quy định này cố tình xăm hình, xăm chữ lên cơ thể trước thời điểm khám tuyển để trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự, gây dư luận bất bình trong nhân dân.

Để kịp thời ngăn chặn các hành vi lợi dụng, trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự, hằng năm Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo rút kinh nghiệm và có hướng dẫn chi tiết cụ thể về hình xăm, chữ xăm khi tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ, do đó, chất lượng công tác tuyển quân từng bước được nâng lên; góp phần hạn chế hành vi công dân lợi dụng hình xăm, chữ xăm trên cơ thể để trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Về giải pháp, Bộ Quốc phòng tiếp thu và chỉ đạo cơ quan chức năng rà soát các văn bản quy phạm pháp luật thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự; nghiên cứu, đề xuất Chính phủ và các bộ sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh cho phù hợp bảo đảm thống nhất, đồng bộ trong triển khai thực hiện.

QUỲNH LINH

9 nhận xét:

  1. Thông tư liên tịch số 50 ngày 15.4.2016 của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an quy định không tuyển chọn những công dân “trên cơ thể có hình xăm, chữ xăm có nội dung chống chế độ, chia rẽ dân tộc, mang tính kì dị, kỳ quái, kích động. Hình xăm, chữ xăm gây phản cảm ở những vị trí lộ diện như mặt, đầu, cổ…”.Lợi dụng quy định trên, một số người sau khi biết kết quả khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự hoặc nhận lệnh gọi nhập ngũ thì đi xăm hình mới trên cơ thể nhằm né tránh, gây khó khăn cho công tác bàn giao quân giữa địa phương với các đơn vị nhận quân.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn à! Là Thanh niên cần đóng góp nghĩa vụ với Tổ Quốc. Còn Bạn muốn thể hiện cá tính, nghệ thuật thì sau khi thực hiện thành công nghĩa vụ của Mình vẫn "xâm mình" đc mà

      Xóa
  2. Từ những thực tế trên, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự đề xuất giải pháp cần có sự phối họp giữa các ban ngành, đoàn thể quản lý, phúc tra nắm nguồn công dân trong độ tuổi sẵn sàng gọi nhập ngũ với danh sách quản lý nhân hộ khẩu thường trú, không để biến động về số lượng cũng như nâng cao chất lượng tuyển quân.

    Trả lờiXóa
  3. theo t thấy thì có xăm mình hay không xăm mình đã là thanh niên có đủ sức khỏe (trong thời bình) đều phải đưa vào quân đội để huấn luyện, để trưởng thành. Luật của chúng ta còn xem nhẹ việc gọi thanh niên nhập ngũ, cần phải sửa luật và bổ sung vào luật. "Thanh niên là phải thực hiện nghĩa vụ bắt buộc".

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đủ sức khỏe dù có xăm trổ đầy mình thì cứ gọi nhập ngũ, sau thời gian huấn luyện tân binh rồi thì biên chế về các đơn vị vùng sâu, vùng xa hoặc ra đảo cho gác hải đăng hay nơi nào khó khăn nhất đến xong nghĩa vụ rồi cho về.

      Xóa
    2. đúng thế. xăm trổ chỉ là hình thức che giấu và trốn tránh trách nhiệm của mình đối với tổ quốc, còn nếu sức khỏe và thể hình đảm bảo yêu cầu thì vẫn có thể được tuyển lựa để đi nghĩa vụ, xăm không phải là xấu, chỉ là nhìn không được thuận mắt nhiều người thôi

      Xóa
  4. Sao phải trốn tránh NVQS nhỉ? Đi bộ đội cũng hay mà, mình trước đi NVQS 3 năm khi xuất ngũ vẫn học ĐH, lập gia đình và bây giờ có cuộc sống ổn định mà. Cảm ơn thời gian trong quân ngũ đã giúp tôi ko ít kinh nghiệm sống

    Trả lờiXóa
  5. xăm trổ cũng chỉ là do hiện tượng lây lan tâm lý của phần lớn giới trẻ hiện nay, mặc dù nhìn chung thì những hình xăm đó chỉ là vấn đề về ngoại hình, có thể gây phản cảm hoặc không vừa mắt đối với các thế hệ đi trước, nhưng về mặt hình thể và chất lượng sức khỏe thì hầu như họ đều đảm bảo để thực hiện nghĩa vụ quân sự, cần có những chính sách mở hơn để hạn chế hiện trạng này

    Trả lờiXóa
  6. xăm trổ cũng chỉ là hình thức bên ngoài, còn bên trong nếu đủ điều kiện sức khỏe thì vẫn có thể thực hiện nghĩa vụ, nếu những cá nhân mà họ xác định đi nghĩa vụ để tham gia vào lực lượng vũ trang thì họ đã không xăm trổ, còn những cá nhân xăm trổ thì xác định là thực hiện nghĩ vụ xong họ sẽ làm việc khác ngoài lực lượng, có lẽ không ảnh hưởng gì đến quá trình thực hiện nghĩa vụ

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog