Ong Bắp Cày
"Giẻ rách", "Hạ đẳng" là những từ mà người ta dùng để nói về tổ chức khủng bố Việt Tân. Không có thứ gì mà Việt Tân không la liếm rồi xuyên tạc, bóp méo, bịa đặt, thậm chí là vu khống để hạ uy tín nhà nước Việt Nam.
"Giẻ rách", "Hạ đẳng" là những từ mà người ta dùng để nói về tổ chức khủng bố Việt Tân. Không có thứ gì mà Việt Tân không la liếm rồi xuyên tạc, bóp méo, bịa đặt, thậm chí là vu khống để hạ uy tín nhà nước Việt Nam.
Hôm 23/2/2023, Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết yêu cầu Nga phải "Triệt thoái ngay lập tức mọi lực lượng ra khỏi Ukraine". Tại phiên họp này, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng phái Đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ đã nhấn mạnh: Quan điểm, lập trường của Việt Nam về vấn đề xung đột Nga - Ukraine là rất khách quan và rõ ràng. Việt Nam kêu gọi các bên chấm dứt xung đột, khôi phục hòa bình, bảo vệ an ninh, an toàn của người dân và các cơ sở hạ tầng thiết yếu.
Tuy nhiên, sau khi nghị quyết của Đại hội đồng LHQ được thông qua, tổ chức khủng bố Việt Tân cùng đồng bọn như VOA, BBC, RFA.. đã cố tình xuyên tạc rằng "Việt Nam tiếp tục bỏ phiếu trắng tại LHQ để tránh phật lòng cường quốc"; "Các nước muốn cô lập Nga sẽ coi Việt Nam là nước đồng lõa cấp 2 chỉ sau những nước bỏ phiếu chống là cấp 1. Họ không còn coi trọng và tốt với Việt Nam như trước…" và "Việt Nam đã không đi theo số đông, một lần nữa cố tình lựa chọn quan điểm trung về xung đột Nga - Ukraine"...
Phụ họa cho tổ chức khủng bố Việt Tân, VOA, RFA trơ trẽn viết rằng, "quan điểm của Việt Nam về xung đột Nga - Ukraine đã một lần nữ thể hiện sự thụt lùi". Đáng chú ý, Đài châu Âu tự do (RFE/RL) cố tình ngây ngô rằng, "đây là lần thứ năm Việt Nam bỏ phiếu có lợi cho Moscow tại Đại hội đồng LHQ liên quan đến cuộc xung đột Nga - Ukraine, trong đó có 4 lần bỏ phiếu trắng và 1 lần bỏ phiếu chống".
Rất dễ dàng nhận ra giọng điệu của VOA, RFA hay RFE/RL cũng hệt như Việt Tân. Đó là những xuyên tạc trắng trợn, bởi thực tế là Việt Nam đang tiếp tục "kêu gọi các bên chấm dứt xung đột, khôi phục hòa bình, bảo vệ an ninh, an toàn của người dân". Tiếc rằng những luận điệu vô căn cứ ấy vẫn dẫn dụ được một số người lười đọc, lười suy nghĩ rồi trở thành cánh tay nối dài của Việt Tân khi chia sẻ những bài viết bẩn thỉu ấy. Có người ăn phải bả địch rồi rêu rao rằng, "Việt Nam đang ở ngoài lề ASEAN" hoặc "những lá phiếu không biết đúng, cũng chẳng biết sai của Việt Nam sẽ để lại nhiều hệ lụy" hay "Việt Nam phản đối chiến tranh, phản đối sử dụng vũ lực, nhưng không bỏ phiếu ủng hộ Ukraine", thậm chí có kẻ còn quy kết, "Việt Nam vì lợi ích mà bỏ qua công lý và đạo lý, khiến người ta phải suy nghĩ lại về lập trường chọn chính nghĩa của Việt Nam", và rằng "Cái gọi là “đứng về lẽ phải, công lý” mà Việt Nam đưa ra đối với cuộc xung đột này chỉ là ngụy biện…".
Khỏi phải nói, những luận điệu trên rất nguy hiểm vì nó làm phai mòn niềm tin của người dân vào chế độ, vào sự lãnh đạo của đảng và nhà nước qua việc bóp méo, bẻ cong sự thật.
Có một sự thật là, dù kẻ cướp có số đông, trong khi người bị hại chỉ có một, nhưng lẽ phải vẫn mãi thuộc về người bị cướp. Như vậy, không phải số đông bao giờ cũng đúng và kẻ hùa theo số đông để tránh bị cô lập chính là biểu hiện bầy đàn, sợ hãi. Người dám bày tỏ chính kiến của mình trước sau như một, bất chấp sự đe dọa hay cô lập, luôn đứng về lẽ phải mới là người bản lĩnh. Trên diễn đàn quốc tế, liên quan đến các xung đột, quan điểm của Việt Nam là "Không chọn phe mà chỉ chọn lẽ phải". Đường hướng ấy có thể minh định rằng, Việt Nam muốn hòa bình chứ không phải xung đột, bạo lực, đe dọa hay bắt nạt.
Thực tế, Việt Nam không phải là quốc gia duy nhất dám bày tỏ quan điểm chính trị của mình một cách nhất quán mà không sợ bị cô lập, bị bắt nạt hay đe dọa.
Ngược dòng thời gian, đúng một năm về trước, ngày 6/3/2022, Liên minh châu Âu ép Pakistan bỏ phiếu chống Nga tại Liên Hiệp Quốc, Thủ tướng Imsan Khan đã đáp trả: "Ông nghĩ gì về tôi? Chúng tôi là nô lệ của ông hay sao mà bắt làm bất cứ điều gì ông nói? Chúng tôi là bạn với Nga và chúng tôi cũng là bạn với Mỹ, chúng tôi là bạn với Trung Quốc, châu Âu, chúng tôi không ở trong bất cứ phe nào”. Trong khi đó, vào hôm 26/3/2022, sau khi bị Tổng thống Ukraine Zelensky thúc giục Hungary chọn phe trong cuộc xung đột, Thủ tướng Hunggary Vikto Orban phát biểu: "Chúng tôi cần nói rõ rằng chúng tôi là người Hungary, vì vậy chúng tôi luôn theo đuổi chính sách thân thiện với người Hungary. Chính trị Hungary không thân Ukraine hay thân Nga, mà thân Hungary". Và còn nhiều quốc gia khác cũng có phản ứng như vậy cho dù ở các mức độ khác nhau.
Dài dòng thế để thấy, không chỉ có Việt Nam mới thể hiện chính kiến của mình bằng cách không chọn phe nào, mà chỉ bỏ phiếu ủng hộ hòa bình và vì lợi ích của người dân nước mình.
Đường lối ngoại giao của Việt Nam là thân thiện và có đóng góp cho hòa bình và ổn định trên thế giới. Chả thế, bất chấp việc Việt Nam bỏ phiếu trắng lên án Nga sát nhập 4 tỉnh từ UKraine, vào cuối tháng 10/2022, tại buổi họp báo ở Hà Nội, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Kritenbrk vẫn khẳng định: "Việt Nam là đối tác quan trọng nhất của Mỹ ở khu vực Đông Nam Á và mong muốn quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ sẽ được nâng lên tầm cao mới”.
Cuối cùng, để kết thúc bài viết, xin trích một câu ngạn ngữ nổi tiếng của Tây Ban Nha: "Mặc tiếng chó sủa, đoàn người cứ đi". Và như thế, đám giẻ rách Việt Tân và đồng bọn cứ việc ăng ẳng còn Việt Nam vẫn tiến bước.
Việt Tân không có đủ tư cách để lên tiếng về bất cứ thứ gì liên quan đến Việt nam. Phải nói đúng hơn là khi chúng ta nhận thấy rằng, quan điêm của Việt nam với Nga và Ucraina là hoàn toàn nhất quán, chúng ta cũng không lên tiếng bất điều gì để gây phương hại đến Chủ quyền và ANQG. Do vậy, đánh giá khách quan, đám Việt tân chỉ là cái đám phàm phu tục tửu, chó sủa bèo trôi
Trả lờiXóa