Chia sẻ

Tre Làng

Làn da và chiếc bẫy của mỹ phẩm nhập lậu: Cuộc truy quét thầm lặng giữa lòng Hà Nội

Lâm Trực@

Giữa cái nắng oi ả đầu hạ, khi người Hà Nội mải miết chạy đua với cơm áo, một cuộc truy quét lặng lẽ diễn ra ở thôn Lại Hoàng, xã Yên Thường, huyện Gia Lâm - nơi tưởng như chỉ có tiếng ve kêu và những đứa trẻ ríu rít đến trường. Nhưng đằng sau những bức tường của một cơ sở kinh doanh mượn danh “mầm non,” một lô mỹ phẩm nhập lậu trị giá hơn 2 tỷ đồng đang âm thầm chờ đợi ngày tràn xuống các quầy kệ, rồi len lỏi lên làn da của biết bao người phụ nữ.

Các sản phẩm hàng hóa có dấu hiệu nhập lậu của Công ty Trách nhiệm hữu hạn dược mỹ phẩm Ngân Korea. (Ảnh: TTXVN phát)

Câu chuyện bắt đầu khi Đội Quản lý thị trường số 8 - một tổ công tác thuộc Chi cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội - phối hợp cùng các chiến sĩ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu và môi trường (PC03) bất ngờ ập vào kiểm tra cơ sở kinh doanh thuộc Công ty TNHH Dược mỹ phẩm Ngân Korea. Địa chỉ - vốn là nơi từng là trường mầm non - giờ đây được biến thành kho chứa mỹ phẩm không hóa đơn, không nguồn gốc, không chứng từ, như chính sự vô danh và trôi nổi của nó.

Người ta thu giữ được 5.400 sản phẩm, toàn là hàng “Made in Korea”: 2.520 lọ Dr.Melaxin Peel Shot exfoliant rice ampoule và 2.880 lọ Dr.Melaxin Peel Shot exfoliant black rice ampoule. Những cái tên được đặt nghe như một lời mời gọi hấp dẫn - “gạo,” “đen,” “tẩy tế bào chết,” “dưỡng trắng” - khiến nhiều người tin tưởng. Nhưng tất cả đều không qua bất kỳ kiểm định nào, không hề có giấy tờ chứng minh xuất xứ. Nó chỉ là mỹ phẩm trôi nổi - một món hàng đánh vào sự cả tin và khao khát làm đẹp của bao người phụ nữ.

Đại diện công ty khai nhận toàn bộ số hàng trên được mua gom từ thị trường chợ đen, không chứng từ, không hóa đơn - một lời thú nhận lạnh lùng, nhưng không bất ngờ. Đáng nói hơn, địa điểm kinh doanh này chưa từng được thông báo với cơ quan có thẩm quyền, trái với quy định pháp luật. Một công ty hoạt động lén lút, bán thứ mỹ phẩm không rõ nguồn gốc trên thị trường thủ đô, không khác gì thí nghiệm hóa học thực hiện trên chính làn da người tiêu dùng.

Và điều đáng buồn là, Ngân Korea không phải là cái tên duy nhất. Trước đó không lâu - ngày 12/5 - vẫn Đội Quản lý thị trường số 8 phối hợp cùng PC03 lại tiếp tục phát hiện một vụ vi phạm nghiêm trọng khác tại Gia Lâm: 16.840 sản phẩm quần áo, mũ, giày dép giả mạo nhãn hiệu Adidas, Nike, Burberry, Lacoste... bị tịch thu. Giá trị của lô hàng vi phạm này lên tới hơn 900 triệu đồng - một con số không hề nhỏ, nếu ta hình dung về mức độ tiêu thụ và lan tỏa của chúng ngoài thị trường.

Những con số - 2 tỷ, 900 triệu - dù có vẻ khô khốc, nhưng lại là những tiếng chuông cảnh báo đã có từ lâu. Bởi phía sau đó là những hậu quả khó lường cho người tiêu dùng - từ dị ứng da, nhiễm trùng đến ngộ độc. Ai sẽ chịu trách nhiệm nếu những lọ “tinh chất gạo Hàn Quốc” kia làm cháy mặt một cô gái trẻ? Ai sẽ trả giá nếu một lô kem giả gây hoại tử cho làn da?

Ở giữa dòng chảy thương mại hỗn độn ấy, các lực lượng chức năng của Hà Nội vẫn lặng thầm làm việc. Không cần phô trương, không cần ồn ào, từng tổ công tác vẫn bền bỉ kiểm tra, truy vết, lập biên bản, thu giữ từng lô hàng gian lận. Công việc của họ là tấm khiên vô hình bảo vệ sức khỏe cộng đồng, là nỗ lực gìn giữ trật tự cho một thị trường tiêu dùng ngày càng phức tạp và biến hóa.

Không thể phủ nhận rằng, trước làn sóng buôn lậu và gian lận thương mại ngày càng tinh vi, sự quyết liệt và chủ động của lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội - nhất là những đơn vị như Đội Quản lý thị trường số 8 - chính là điểm tựa cho người dân. Sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Công an, đặc biệt là PC03, đã hình thành nên một mạng lưới kiểm soát chặt chẽ, ngăn chặn từ gốc các hoạt động phi pháp.

Chính quyền thành phố Hà Nội, dưới sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 389 Thành phố, đã và đang từng bước siết chặt kiểm tra, rà soát các cơ sở kinh doanh có dấu hiệu vi phạm, đồng thời kiên quyết xử lý các hành vi buôn lậu, sản xuất hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Không phải ngẫu nhiên mà liên tiếp trong thời gian ngắn, nhiều đường dây vi phạm lớn đã bị triệt phá, nhiều lô hàng độc hại bị ngăn chặn kịp thời trước khi len lỏi đến tay người tiêu dùng.

Nhưng trận chiến này chưa thể kết thúc. Kẻ gian vẫn rình rập. Mỹ phẩm giả vẫn chực chờ được đóng gói lại trong lớp vỏ mỹ miều, rao bán tràn lan trên mạng, trong các quầy hàng tạm bợ ngoài chợ. Vì vậy, bên cạnh nỗ lực của các cơ quan chức năng, người tiêu dùng cũng cần trở thành những “người tiêu dùng thông thái” - không chạy theo giá rẻ, không mua hàng không rõ nguồn gốc.

Bởi đằng sau mỗi lọ mỹ phẩm là một cuộc đánh đổi. Là làn da, là sức khỏe, là niềm tin.

Và đôi khi - là cả một cuộc đời.

25 nhận xét:

  1. Sau vụ truy quét này thì không thấy các "chiến thần livestream" doanh thu trăm tỷ bỗng im ắng lạ thường, không còn lên megalive bán sản phẩm sau khi một số KOL bị bắt vì hàng giả. Cần phải quét mạnh hơn nữa bởi những sản phẩm này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng, thật sự nguy hiểm

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cứ phải chính quyền vào cuộc thì trắng đen mới lộ rõ được chứ không là các chiến thần live lừa biết bao nhiêu người dân mình vào cái bẫy hàng giả của nó, chưa kể nhiều người còn thần tượng số này, coi như mục tiêu sống của mình

      Xóa
    2. Ai cũng lấy số này ra làm thần tượng rồi trực tiếp tiêu thụ hàng hóa cho nó, tự biến bàn thân thành những cố máy kiếm tiến cho những tên lừa đảo này dưới cái tên mỹ miều là Afiliate, vừa nguy hiểm cho xã hội là còn thất thu thuế cho ngân sách nhà nước

      Xóa
    3. Có lần đọc được bảng giá thuê live của chiến thần nào đó mà giật mình, có một nghề mà tiền làm ra còn hơn cả anh tùng núi, rồi cái tiền đó trừ vào giá sản phẩm mà người bán vẫn có lời thì không hiểu là đầu vào nguyên liệu nó là cái gì nữa

      Xóa
  2. Các cơ quan chức năng đã vào cuộc, chúng bay có chạy đằng trời. Lòng tham dựa trên nhu cầu, thị hiếu của người dùng là điều không thể chấp nhận được. Các sản phẩm này có sự nguy hại trong thời gian lâu dài, không phải một sớm một chiều, nhưng khi đã bị nguy hại thì rất khó truy cứu và xử lý. Do đo, hoan hô các cơ quan chức năng đã sớm vào cuộc kiểm tra, phát hiện và đề nghị cần xử lý nghiêm

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cơ quan chức năng có đủ chứng cứ để xử lý các cá nhân tổ chức này rồi, việc kiểm tra chỉ là kiểm tra lại các thông tin tài liệu chính xác trên thực tế như thế nào, nên cứ tổ chức nào lên báo thì xác định là đối mặt với chế tài của pháp luật, sai đúng đến đâu xử đến đó

      Xóa
    2. Mà người dân cũng nên tỉnh táo với những doanh nghiệp có mô hình kinh doanh hay mặt hàng tương tự để tự bảo vệ chính mình, còn công tác phát hiện xử lý rất khó khăn, không phải trong ngày một ngày hai mà làm ra được, đợi cho ra thì thuốc nó ngấm vào người rồi

      Xóa
  3. Hàng giả, hàng nhái vẫn âm thầm len lỏi trên thị trường Việt Nam, gây thiệt hại nặng nề cho người tiêu dùng lẫn doanh nghiệp chân chính. Từ mỹ phẩm, thực phẩm chức năng đến linh kiện điện tử, hàng kém chất lượng được sản xuất và tiêu thụ với thủ đoạn ngày càng tinh vi. Không chỉ xâm phạm quyền lợi kinh tế, chúng còn đe dọa trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng và niềm tin vào hệ thống phân phối chính quy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thực ra trách nhiệm của cơ quan quản lý cũng nên được nêu lên vì không thể có một số lượng lớn hàng hóa tuồn vào thị trường mà không có một cơ quan nào biết để kiểm tra cả, không phải là sai phạm hệ thống nhưng sẽ có cá nhân phải chịu trách nhiệm

      Xóa
    2. Sức khỏe người dân được bảo vệ thông qua việc được sử dụng những mặt hàng có chất lượng đúng như quảng cáo, để đảm bảo điều này thì trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền là quan trọng nhất, nếu làm tốt ở khâu phòng ngừa ngăn chặn thì không phải đến công ty của họ để kiểm tra

      Xóa
  4. Dù đã có nhiều nỗ lực từ các cơ quan chức năng, thực tế cho thấy hàng giả vẫn "sống khỏe" trên thị trường, đặc biệt là trong môi trường mua sắm trực tuyến. Việc kiểm tra, xử lý còn mang tính nhỏ lẻ, thiếu tính răn đe. Nếu không có sự phối hợp đồng bộ giữa cơ quan quản lý, doanh nghiệp và người tiêu dùng, cuộc chiến chống hàng giả sẽ vẫn là một hành trình dài đầy thách thức.

    Trả lờiXóa
  5. Không thể phủ nhận rằng tâm lý "ham rẻ" của một bộ phận người tiêu dùng đã tiếp tay cho hàng giả tồn tại. Việc thiếu kiến thức phân biệt hàng thật – giả khiến nhiều người dễ dàng bị đánh lừa bởi những quảng cáo hấp dẫn nhưng sai sự thật. Để giải quyết tận gốc vấn đề này, ngoài biện pháp chế tài, cần đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức và kỹ năng tiêu dùng thông minh trong cộng đồng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chi tiêu của người dân minh cũng chưa phải là dư dả gì, thể hiện qua GDP đầu người là biết, thế nên các đối tượng xấu có một mảnh đất rất màu mỡ để tiêu thụ các loại mỹ phẩm giả với giá hạt dẻ, thậm chí là mỹ phẩm có thương hiệu mà qua một chương trình sale đã rẻ như cho

      Xóa
  6. Mỗi ngày trôi qua, hàng giả vẫn tiếp tục được tiêu thụ, cho thấy những kẽ hở đáng lo ngại trong công tác quản lý thị trường. Các đối tượng vi phạm ngày càng tinh vi, thậm chí sử dụng công nghệ hiện đại để làm giả nhãn mác, bao bì và tem chống hàng giả. Trước thực trạng này, đòi hỏi một chiến lược tổng thể, quyết liệt và thích ứng nhanh với thủ đoạn mới để bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đối tượng thì ngày càng tinh vi trong việc tiêu thụ các sản phẩm kém chất lượng, thậm chí làm ra những mặt hàng nhìn như thật, thuê luôn cả người nổi tiếng về quảng cáo chạy chương trình các kiểu, thế mà người dân mình vẫn mang văn hóa mua sắm của những năm 2000

      Xóa
  7. Mỹ phẩm gia công hay nhập lậu giờ cứ như “hàng chợ” – giá rẻ, bao bì lung linh, nhưng chất lượng thì hên xui như chơi xổ số. Nhiều chị em ham rẻ mà rước về mấy “em” kem trộn, bôi xong da đẹp đâu chẳng thấy, chỉ thấy mụn và kích ứng ồ ạt kéo đến. Thị trường mỹ phẩm đúng là “vàng thau lẫn lộn”, chỉ mong các tín đồ làm đẹp tỉnh táo hơn, kẻo đẹp đâu chưa thấy, lại tốn tiền đi chữa da.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sợ nhất nhiều chị em đi chợ mua mỹ phẩm, đến quầy nào mà hàng rẻ rẻ là đua nhau mua đã thế còn rủ cả bạn bè đi mua, mua làm quà tặng cho người thân bạn bè, trong khi các hàng mỹ phẩm làm gì hợp tác làm ăn gì với các bà ở chợ đâu

      Xóa
    2. Cũng tai người dân ham đồ rẻ thôi, nhìn giả rẻ là thi nhau mua để làm đẹp nhưng đâu có biết cái giá phải trả nó cao như thế nào, rồi đến lúc đó cũng tự họ chịu chứ chẳng có người bán hàng nào đển chia sẻ cả, nên hãy là một người tiêu dùng tỉnh táo

      Xóa
  8. Các cơ quan chức năng cần phải làm mạnh hơn nữa để bảo vệ người dân, bảo vệ các doanh nghiệp làm ăn chân chính và cũng là để nâng cao uy tín quốc gia trên trường quốc tế.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Yên tâm đang trong chiến dịch triệt xóa hàng giả hàng kém chất lượng thì còn nhiều cái tên sễ được xướng lên trong tương lai, trong thời gian này thì người tiêu dùng nên tìm cách để tự bảo vệ mình cái đã

      Xóa
  9. Mỹ phẩm nhập lậu đang là một hiểm họa khôn lường và gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng, từ sức khỏe cá nhân cho đến sự ổn định của thị trường. Nguy hiểm lớn nhất nằm ở thành phần của chúng: thường được sản xuất tại các cơ sở không đạt chuẩn, sử dụng nguyên liệu kém chất lượng, thậm chí là những hóa chất độc hại bị cấm như thủy ngân, corticoid hay chì.

    Trả lờiXóa
  10. Khi sử dụng, những chất này không chỉ gây kích ứng, bào mòn, hoặc viêm nhiễm da tức thì mà còn tiềm ẩn nguy cơ thẩm thấu vào cơ thể, dẫn đến các tổn thương nội tạng nghiêm trọng như gan, thận, rối loạn nội tiết và thậm chí là ung thư nếu dùng lâu dài. Hơn nữa, việc không rõ nguồn gốc, thành phần chính xác khiến việc xử lý khi có phản ứng phụ trở nên vô cùng khó khăn, và quy trình sản xuất không đảm bảo vệ sinh càng làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, nấm mốc.

    Trả lờiXóa
  11. Việc sử dụng các loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc còn khá phổ biến ở nước ta. Mỹ phẩm không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng thường là mỹ phẩm giá rẻ và không được các cơ quan chức năng kiểm nghiệm. Tác hại ảnh hưởng tới sức khoẻ cũng tỉ lệ thuận với thời gian và mức độ sử dụng mỹ phẩm của mỗi người.

    Trả lờiXóa
  12. Để có lợi nhuận, tác dụng nhanh, dễ đánh lừa người tiêu dùng, các cơ sở sản xuất và kinh doanh mỹ phẩm giả đã đưa vào sản phẩm mỹ phẩm những thành phần độc hại, bị cấm như corticoid, parabens, formaldehyde, propylen glycol, chì, thuỷ ngân, kẽm, cyanua. Nguy hiểm hơn là những chất đó gây biến đổi thành phần lý hóa trên bề mặt da và mô phía dưới.

    Trả lờiXóa
  13. Đối với những loại mỹ phẩm bị làm giả, đa số sẽ có thành phần là những kim loại nặng trong mỹ phẩm. Khi sử dụng những loại mỹ phẩm này lâu sẽ gây biến đổi gen và các tế bào, phát sinh các bệnh về gan, nội tiết... thậm chí còn ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, gây vô sinh

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog