Chia sẻ

Tre Làng

Em sợ đến Nha Trang quá

Lâm Trực@

Người ta bảo, gái Tuyên thì đẹp, chè Thái thì ngon. Còn em Hờ, người đàn bà đến từ đất Tuyên thì giống như một tách trà chưa kịp ủ, đã vội rót vào ly, vừa sẫm vị, vừa bỏng môi. Em 24 tuổi, hoặc là 42 - tùy theo lúc bị phạt hay lúc lên clip. Nhưng tuổi nào cũng chỉ là con số khi tâm hồn em còn chao đảo như ngọn gió vùng đồi cọ.

Một ngày đẹp giời, em mua được con VF3 bé bằng chiếc vali cũ, nhưng đủ khiến tim em đập thình thịch như trống hội làng. Và bởi “cái tay em làm ngay cái đầu em nghĩ”, nên chưa kịp thuộc luật, em đã rú ga lao về phương Nam, đến cái thành phố biển xanh, cát trắng Nha Trang mát mẻ để “rửa xe” như một nghi thức đánh dấu chủ quyền cuộc sống mới.

Chiều hôm ấy, biển vẫn xanh. Gió vẫn thơm. Và em trong bộ quần áo màu pastel, đôi guốc hồng như giấc mơ học sinh tiểu học, tấp con xe vào quảng trường trung tâm. Đúng nơi cắm cái biển cấm dừng, cấm đỗ to như bàn tay số phận. Nhưng em không thấy, hoặc không muốn thấy, hoặc thấy nhưng cho rằng… “chắc không áp dụng với em”. Vì em là khách du lịch. Em là người đẹp. Em là “cô giáo vùng cao” – danh xưng như thể có thể miễn nhiễm với luật pháp.

Cảnh sát giao thông – những người đàn ông mang đôi giày bóng và ánh mắt nhẫn nại – chỉ nhẹ nhàng khóa bánh xe, chờ em về. Họ không phạt, không nạt nộ. Chỉ đưa em lên trụ sở, giở luật ra đọc như thầy giáo lớp 1 giảng về bảng chữ cái. Xong rồi thôi. Không giấy phạt, không đồng tiền nào rơi khỏi túi em.

Nếu chuyện dừng ở đó, có lẽ sẽ chẳng ai nhớ đến Hờ.

Nhưng Hờ – người sống bằng cú bấm quay đã không chịu để sự việc trôi đi yên ả. Sáng hôm sau, cả mạng xã hội tràn ngập clip “Em sợ đến Nha Trang quá”, giọng em run rẩy như thiếu nữ bị giật điện. Em kể về nỗi khiếp đảm, nỗi oan ức, nỗi tủi thân khi bị “gài bẫy”, khi bị khóa bánh, khi bị… dằn mặt. Em dựng khung hình, chỉnh màu, phóng đại, khóc ướt màn hình, như thể Nha Trang là vùng chiến sự và em là một nhân vật chính diện bị truy bức.

Một triệu lượt xem. Một rừng bình luận. Và cũng một trận cuồng phong phản đối từ dư luận, báo chí, rồi cơ quan công quyền.

Khi bị mời làm việc lần nữa, em nói thật là em đã 42. Và người nghe chẳng biết nên khóc hay cười, vì ở cái tuổi gần nửa đời người, em vẫn diễn vai cô gái nhỏ trên mạng, khóc lóc, rên rỉ, bày tỏ nỗi đau tưởng tượng trước một sự thật quá giản dị: em sai.

Sai nhưng không nhận. Sai nhưng đi dựng chuyện. Sai nhưng cố biến mình thành nạn nhân giữa một xã hội vốn đã quá mệt mỏi vì những nỗi oan dởm.

Kết thúc, em bị xử phạt 5 triệu đồng vì “đăng tải thông tin sai sự thật”. Đắt như một vé máy bay khứ hồi. Đắt giá nhưng đáng, bởi đó là giá của một cú “diễn không tròn vai”.

Và khi tưởng mọi chuyện đã lắng xuống, thì em lại lên clip tiếp. Không để xin lỗi, không để cảm ơn, mà để… bật lại chính những người dân, những người đã chê trách, chỉ ra cái sai của em. Em gọi đó là “ném đá”, là “ác khẩu”, là “ghen tị”. Và thế là, trong vở bi hài kịch mang tên “Run sợ ở Nha Trang”, em từ diễn viên chính… trượt thành vai hề.

Hờ ạ, mạng không phải là phao cứu sinh cho sự nông nổi.

Người ta có thể tha thứ cho một cú dừng sai chỗ. Nhưng khó lòng tha thứ cho những kẻ không biết hối lỗi, lại còn biến sai trái thành trò câu view.

Nha Trang không đáng sợ. Chỉ đáng sợ những người đến đó với trái tim đầy ngạo mạn và đôi mắt mù lòa bởi sự nổi tiếng.

Em không cần sợ thành phố. Em chỉ nên sợ chính mình, khi trong gương chỉ còn lại bóng dáng của một người phụ nữ sống bằng clip, nói dối như thở, và tin rằng… like & share có thể thay cho nhân cách.

7 nhận xét:

  1. Thực sự nhấn nút “tự huỷ”, đã được lực lượng thực thi pháp luật tạo điều kiện lần đầu mà còn không biết tỉnh táo, lại thêm đặt điều bịa chuyện để câu những cái like, những dòng bình luận rẻ tiền trên mạng xã hội. Số tiền phạt không đắt không rẻ, nhưng qua hành động của cô gái “trẻ” này, có thể thấy vẫn chưa đủ để giúp cô tỉnh ra tự ngu muội đã mang theo nửa đời người

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cô Hờ đã tự biến mình thành "vai hề" khi cố gắng dựng chuyện để nổi tiếng, nhưng cuối cùng lại nhận về án phạt và sự chỉ trích gay gắt từ dư luận. Đừng nghĩ rằng "like & share" có thể thay thế nhân cách hay che đậy những hành vi sai trái.

      Xóa
  2. Đây là một hiện tượng câu like rất điển hình. Cách thức đó là đăng các tin giật gân nhằm thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội. Một đánh giá chủ quan của cá nhân liệu có thể làm ảnh hưởng đến một địa danh du lịch, nghỉ mát nổi tiếng không. Tôi dám chắc không có chuyện một bài đăng vớ vẩn mà sức hút của Nha Trang giảm sút. Đơn giản vì Nha Trang là thành phố biển và được du khách trong và ngoài nước nghỉ dưỡng nhiều năm rồi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bài viết phản ánh chân thực tâm trạng của một cô gái trẻ rời quê lên thành phố với nhiều kỳ vọng nhưng rồi đối diện với cú sốc văn hóa, sự cô lập và nỗi sợ hãi trước nhịp sống đô thị. Câu chuyện về một người từ Tuyên Hóa, mang theo hành lý lẫn niềm tin vào giấc mơ đổi đời, cuối cùng lại bị cuốn vào vòng xoáy của thị phi và mất phương hướng, khiến người đọc không khỏi xót xa. Nha Trang – biểu tượng của biển xanh và du lịch – lại trở thành nơi “đánh dấu” sự tan vỡ nội tâm. Qua đó, bài viết ngầm cảnh báo về sự mỏng manh của tuổi trẻ trước ánh hào quang thành thị. Giọng văn vừa tự sự vừa đầy cảm xúc khiến người đọc như sống cùng tâm trạng với nhân vật. Đây không chỉ là một câu chuyện cá nhân mà còn là tiếng lòng của bao người trẻ đang mưu sinh xa quê.

      Xóa
  3. Bài viết phản ánh chân thực tâm trạng của một cô gái trẻ rời quê lên thành phố với nhiều kỳ vọng nhưng rồi đối diện với cú sốc văn hóa, sự cô lập và nỗi sợ hãi trước nhịp sống đô thị. Câu chuyện về một người từ Tuyên Hóa, mang theo hành lý lẫn niềm tin vào giấc mơ đổi đời, cuối cùng lại bị cuốn vào vòng xoáy của thị phi và mất phương hướng, khiến người đọc không khỏi xót xa. Nha Trang – biểu tượng của biển xanh và du lịch – lại trở thành nơi “đánh dấu” sự tan vỡ nội tâm. Qua đó, bài viết ngầm cảnh báo về sự mỏng manh của tuổi trẻ trước ánh hào quang thành thị. Giọng văn vừa tự sự vừa đầy cảm xúc khiến người đọc như sống cùng tâm trạng với nhân vật. Đây không chỉ là một câu chuyện cá nhân mà còn là tiếng lòng của bao người trẻ đang mưu sinh xa quê.

    Trả lờiXóa
  4. Tác phẩm là một bức chân dung đời sống nhiều tầng cảm xúc, thể hiện nỗi bất an của người trẻ giữa dòng chảy đô thị hóa. Nhân vật “em” không chỉ sợ Nha Trang, mà sợ cả sự thay đổi, sự phán xét và những điều không thể kiểm soát trong cuộc sống xa quê. Chi tiết “cái tay em làm ngay cái đầu em nghĩ” hé lộ sự bồng bột, nhưng cũng đầy bản năng tự vệ của một người chưa đủ cứng cáp trước sóng gió cuộc đời. Thành phố du lịch hiện ra không còn lãng mạn mà đầy áp lực, khiến người ta tự hỏi: phải chăng những vùng đất mới đôi khi không dành cho tất cả? Bài viết gợi mở nhiều suy nghĩ về sự chuẩn bị tâm lý khi người trẻ bước ra khỏi vùng an toàn. Một bài viết nhẹ nhàng mà đầy ám ảnh.

    Trả lờiXóa
  5. Nha Trang không đáng sợ, mà đáng sợ là chính những người như cô Hờ – những người sẵn sàng bóp méo sự thật, biến mình thành nạn nhân để thu hút sự chú ý. Việc lợi dụng sự cả tin của công chúng và sử dụng mạng xã hội như một công cụ để lừa dối thật đáng lên án. Hy vọng qua vụ việc này, mọi người sẽ có cái nhìn tỉnh táo hơn về những nội dung trên mạng xã hội và không dễ dàng bị dắt mũi bởi những chiêu trò tương tự.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog