Chia sẻ

Tre Làng

Giới hạn của tự do và sự nhầm lẫn của trí thức

Lâm Trực@

Một trong những hiểu lầm tai hại nhất trong đời sống hiện đại, là nhầm lẫn giữa tự do ngôn luận và đặc quyền xúc phạm. Sự kiện liên quan đến ông Đặng Hoàng Giang – một cái tên quen thuộc trong giới xuất bản và trí thức đô thị – không phải chỉ là chuyện một cá nhân bị đề nghị xử lý hành chính vì đưa tin sai sự thật, mà là một điển hình sống động cho vấn đề căn cốt của đời sống chính trị và văn hóa: giới hạn của tự do và trách nhiệm của người có tri thức.

Tự do không phải là quyền được nói bất cứ điều gì. Tự do là khả năng làm chủ chính mình trong mọi biểu hiện lời nói và hành vi, ngay cả khi không ai giám sát. Những bài viết của ông Giang trên Facebook, trong đó có nội dung tố cáo ông Nguyễn Nhật Anh – lãnh đạo Công ty Nhã Nam – về hành vi quấy rối tình dục, đã vượt quá giới hạn đó. Chúng không được chứng minh bằng chứng cứ pháp lý, không được điều chỉnh bằng sự tỉnh táo trí thức, và cuối cùng, theo kết luận của cơ quan điều tra là “sai sự thật.”

Cần nhớ rằng, quyền lực của một người có học không nằm ở tiếng nói ồn ào mà ở khả năng phân biệt đúng – sai – mù mờ. Khi một trí thức dùng mạng xã hội như công cụ để điều tra và xét xử thay cho cơ quan chức năng, đó không phải là hành vi phản biện, mà là hành vi tiếm quyền.

Việc Công an TP Hà Nội xác định hành vi của ông Giang có dấu hiệu vi phạm Điều 331 Bộ luật Hình sự nhưng chưa đến mức xử lý hình sự, là một biểu hiện điển hình của nguyên tắc pháp quyền nhân văn: luật pháp không được dùng để trả thù, mà để điều chỉnh. Ở đây, pháp luật không làm tổn thương ông Giang. Pháp luật chỉ cho ông thấy giới hạn, mà một con người dù có bao nhiêu bằng tiến sĩ vẫn phải tuân thủ nếu muốn tồn tại trong một cộng đồng văn minh.

Tôi đã từng nói: “Tự do mà không có tri thức là tai họa.” Nhưng nguy hiểm hơn là tri thức không có trách nhiệm. Một người viết sách, một diễn giả xã hội, không thể đứng ở vị trí giảng dạy lòng tốt mà lại sử dụng lòng tin xã hội như một tấm khiên cho hành vi bôi nhọ người khác. Xã hội Việt Nam đang trong quá trình chuyển hóa, và trong quá trình đó, bất cứ ai muốn tham gia vào đời sống công cộng đều phải hiểu rằng: phản biện không có nghĩa là chửi bới, không đồng tình không có nghĩa là lăng mạ, và tiếng nói trí thức là để làm rõ sự thật, không phải để phóng chiếu định kiến cá nhân lên người khác.

Vấn đề sâu xa không nằm ở ông Đặng Hoàng Giang. Ông chỉ là một biểu hiện. Vấn đề là trong nhiều năm qua, chúng ta đã để cho một số người nhân danh tri thức, khai phóng, nhân văn... trở thành những "hội đồng đạo đức" không chính danh trên mạng xã hội. Họ thao túng dư luận bằng diễn ngôn nhân quyền nhưng phủ định quyền được bảo vệ danh dự của người khác. Họ đòi minh bạch cho xã hội nhưng lại tự cho mình quyền miễn trừ mọi phản biện, kể cả từ luật pháp.

Sự kiện này cần được hiểu như một cảnh báo, không phải cho riêng ai, mà cho toàn thể môi trường trí thức: nếu muốn tiếp tục là tiếng nói của công lý và phát triển, thì cần từ bỏ sự ngộ nhận về quyền lực của cái tôi. Không ai đủ tư cách đòi sự minh bạch từ xã hội nếu bản thân không minh bạch trong tư duy và hành xử.

Ở một góc nhìn khác, quyết định không khởi tố hình sự nhưng đề nghị xử lý hành chính của chính quyền là một thông điệp rõ ràng: nhà nước có đủ lý trí để không thô bạo với những người đang sai lầm. Nhưng đồng thời, nhà nước cũng không nhân nhượng với bất cứ ai cố tình biến sự nhầm lẫn thành công cụ chính trị hóa không gian mạng.

Tự do nếu không đi kèm với bổn phận là thứ rẻ tiền. Và trí thức nếu không đi cùng sự khiêm nhường thì chỉ là chiếc mặt nạ thời thượng cho thói ngạo mạn. Vấn đề của ông Đặng Hoàng Giang, suy cho cùng, không phải là vấn đề của một cá nhân, mà là bài học về cách chúng ta kiến tạo một xã hội công bằng, nơi mà mọi tiếng nói, kể cả tiếng nói tri thức, đều phải đối thoại với luật pháp, với đạo lý và với sự thật.

2 nhận xét:

  1. Bài viết mở đầu bằng hình ảnh đầy chất thơ về Hà Nội buổi sáng, rồi dẫn dắt khéo léo vào chủ đề công nghệ với hệ thống camera tích hợp trí tuệ nhân tạo. Sự kết hợp giữa vẻ đẹp trầm mặc cổ kính và hiện đại thông minh tạo nên một diện mạo mới cho Thủ đô. Việc lắp hơn 600 mắt “trí tuệ” là bước tiến lớn trong quản lý đô thị, góp phần giữ gìn an ninh và trật tự xã hội. Không chỉ đơn thuần là giám sát, đó còn là biểu hiện cho tư duy quản trị hiện đại, lấy dữ liệu làm trung tâm. Hà Nội đang chuyển mình mạnh mẽ, vừa giữ gìn nét cũ, vừa mở lối cho tương lai thông minh. Đây là hình mẫu đáng học hỏi cho nhiều đô thị khác trong cả nước.

    Trả lờiXóa
  2. Tác giả không chỉ thông tin mà còn truyền cảm hứng bằng lối viết nhẹ nhàng, sâu lắng, gợi nên tình yêu với thành phố. Việc người dân “gật đầu, mỉm cười” khi thấy camera không còn là biểu hiện của kiểm soát, mà là sự đồng hành giữa chính quyền và nhân dân trong giữ gìn nếp sống văn minh. Những “con mắt” này không chỉ ghi lại hình ảnh, mà còn là biểu tượng cho một Hà Nội biết lắng nghe, biết quan sát và hành động có trí tuệ. Bài báo là một góc nhìn mới mẻ, nơi công nghệ và văn hóa không loại trừ nhau mà song hành. Điều đó càng cho thấy: đô thị thông minh không chỉ nằm ở máy móc, mà ở tư duy quản lý và lòng người.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog