Lâm Trực@
Pháp y tâm thần. Một lĩnh vực nằm giữa lằn ranh của y học và luật pháp, giữa chuẩn mực đạo đức và bóng tối của lòng người. Ở nơi ấy, bệnh lý không chỉ được đọc qua triệu chứng, mà còn phải đo bằng đạo lý. Bởi không thiếu kẻ giả điên để trốn tội. Không thiếu kẻ mượn giám định để thoát án. Và cũng có không ít người, như bác sĩ Phan Kim Thìn chọn cách đi qua bóng tối mà không để lòng mình bị nhuốm đen.
Phó Viện trưởng Viện Pháp y Tâm thần Trung ương – bác sĩ Phan Kim Thìn – từng nhận một lá thư nặc danh, trong đó ghi rằng cả nhà ông sẽ “rửa mặt bằng axit” nếu không biết điều. Dòng chữ nguệch ngoạc trên giấy trắng. Một lời đe dọa. Một đòn đánh vào tâm lý, kiểu quen thuộc của những kẻ vốn không bao giờ đi qua cánh cửa pháp luật bằng chính danh, mà luôn tìm cách luồn qua lỗ hổng nhân danh bệnh tật.
Thư đến sau khi ông từ chối giúp một đối tượng có tiền án, đang tìm mọi cách “chạy” giám định tâm thần để thoát án. Ông không giúp. Vì ông là bác sĩ. Nhưng điều quan trọng hơn, ông là người. Một người không bán danh dự để đổi lấy sự an toàn giả tạo.
Trong một hệ thống mà nhiều nơi từng mục ruỗng, việc giữ được mình như một cây thông đứng giữa giông bão không phải điều dễ. Ông Thìn từng cầm theo dùi cui điện mỗi khi đi công tác – không phải để tấn công ai, mà là phòng thân. Phòng sự trả thù của những kẻ không bao giờ tha thứ cho sự chính trực.
Vụ án Viện Pháp y Tâm thần Trung ương vừa qua là một minh chứng rõ ràng cho hệ lụy khi đạo đức nghề nghiệp bị đẩy xuống bậc sau cùng. Ba mươi sáu cán bộ bị khởi tố. Trong đó có cả người đứng đầu viện – người từng là biểu tượng của một thiết chế y – pháp. Họ không chỉ nhận tiền. Họ tổ chức ăn chơi, tham gia vào những trò sa đọa, tạo điều kiện để đối tượng phạm tội ra ngoài, sử dụng ma túy, trốn tránh xử lý hình sự.
Cái đáng buồn không phải là con số. Mà là cách một nơi từng được xem là “cửa ngõ giám định pháp lý” lại bị thao túng bởi một người phụ nữ. Đó là bị can Nguyễn Thị Mai Anh. Cô ta không chỉ chạy án cho mình. Cô ta làm trung gian, nhận tiền từ nhiều gia đình khác, “bán giấy điên” như người ta bán vé số. Cô ta và chồng là bị can Lê Văn Đông, đã dùng tiền để mua chuộc cán bộ, tổ chức tiêu xài như ở một khu nghỉ dưỡng, lôi kéo cán bộ viện tham gia như thể đó là một cuộc dã ngoại bệnh hoạn.
Chúng ta không thể biện hộ cho cái sai bằng lý do “áp lực nghề nghiệp”. Bởi trong bất kỳ ngành nào, dù là pháp y hay phẫu thuật tim, con người vẫn có quyền lựa chọn: hoặc giữ lấy nguyên tắc, hoặc đánh đổi tất cả để bước sang vùng xám. Và khi bước sang vùng xám ấy, ranh giới giữa bác sĩ và tòng phạm là vô cùng mong manh.
Ông Thìn đã phân tích rất đúng: “Khi bệnh nhân là tội phạm, họ có thể diễn rất khéo. Và họ không ngần ngại đe dọa, lật lọng, lợi dụng mọi kẽ hở.” Nhưng điều ông không nói, hoặc không muốn nói là đôi khi chính cán bộ mới là người chủ động để mở cửa cho những sai lệch ấy tràn vào.
Vì đâu nên nỗi?
Vì công cụ giám định không đi cùng công cụ bảo vệ. Vì người làm nghề không được huấn luyện đầy đủ về an ninh. Vì đạo đức không được coi là một tiêu chí bắt buộc. Và quan trọng nhất, vì hệ thống ấy, từng lớp, từng khâu đã có những lỗ thủng lớn đến mức có thể lọt cả một dây hối lộ mà không ai hay biết trong nhiều năm.
Giải pháp, như ông Thìn đề xuất, không phải quá phức tạp. Tuyển chọn người có bản lĩnh chính trị. Xây dựng đội ngũ bảo vệ chuyên trách. Và sửa đổi luật pháp để bịt kín những kẽ hở có thể bị lợi dụng. Nhưng hơn hết, cần một cuộc chỉnh đốn tư tưởng từ trong ngành – rằng người bác sĩ giám định pháp y không chỉ chịu trách nhiệm với pháp luật, mà còn với chính nhân cách của mình.
Ở nơi lằn ranh giữa tỉnh và điên, giữa thật và giả, giữa cứu chữa và dung túng, lựa chọn của từng cá nhân chính là đường biên. Và nếu không vạch được đường biên ấy bằng lý trí và đạo đức, thì chẳng khác nào chúng ta đang tự tay dỡ bỏ hệ thống pháp quyền để nhường chỗ cho bóng tối của sự tha hóa.
Và khi đó, sẽ không ai còn dám nói đến công lý.
Không thể chấp nhận được nơi sự tôn nghiêm, chính xác lại là nơi sai. Và rồi các đối tượng cứ mặc phạm tội rồi chạy cái giấy chứng nhận là thoát sao. Vậy, lương tâm để ở đâu? Hoan hô Cơ quan điều tra Công an nhân dân đã nhanh chóng phát hiện, điều tra, xử lý rất nghiêm minh, không thể để tình trạng này tiếp diễn thêm bất cứ một lần nào nữa
Trả lờiXóaCách đây vài năm, BSCKII, Thầy thuốc Ưu tú Phan Kim Thìn, Phó Viện trưởng Viện Pháp y tâm thần Trung ương nhận được lá thư nặc danh. Dòng chữ nguệch ngoạc trong thư khiến ông lo lắng: “Tôi biết nhà ông ở đâu, không cẩn thận sáng mai, vợ chồng, con cái rửa mặt bằng axit”
XóaTừng công tác tại Phân viện Pháp y tâm thần miền Trung, ông Thìn nhiều lần đối mặt với các chiêu trò mua chuộc tinh vi. Những nguy cơ rình rập khiến ông phải trang bị cả dùi cui điện phòng thân mỗi lần di chuyển đến cơ sở điều trị
Trả lờiXóaTheo ông Thìn, vụ án 36 cán bộ bị khởi tố tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương là hậu quả tất yếu khi hệ thống kiểm soát bị buông lỏng, trong khi các đối tượng phạm tội ngày càng xảo quyệt, có tổ chức
XóaĐể chấm dứt vòng lặp mua chuộc - tiếp tay - sai phạm, theo ông cần đồng thời làm ba việc. Một là tuyển chọn, bổ nhiệm người làm giám định dựa trên tiêu chí về năng lực chuyên môn và bản lĩnh chính trị. Hai là thành lập lực lượng chuyên trách có huấn luyện, công cụ hỗ trợ để bảo vệ khu điều trị và giám định. Ba là bịt kín các lỗ hổng pháp lý mà đối tượng có thể lợi dụng để “móc nối” cán bộ trong viện
XóaTrước đó, chiều 23/6, Công an TP Hà Nội công bố vụ án liên quan tới 36 lãnh đạo, cán bộ Viện Pháp y tâm thần Trung ương bị khởi tố do nhận hối lộ, tổ chức sử dụng ma túy, môi giới hối lộ và lợi dụng chức vụ quyền hạn. Trong số này có Viện trưởng Trần Văn Trường và Phó viện trưởng Lâm Văn Thành
Trả lờiXóaMột trong những điểm yếu hiện nay là đội ngũ bác sĩ giám định vốn chỉ được đào tạo chuyên môn y khoa, lại phải đảm nhiệm cả nhiệm vụ điều trị bắt buộc cho tội phạm tâm thần, trong khi thiếu lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh. Công an chỉ xuất hiện ở một số khu vực nhất định, không thể kiểm soát toàn diện khu điều trị và giám định
XóaMai Anh còn đóng vai trò trung gian, nhận tiền từ gia đình các bị can để dàn xếp kết luận giám định tâm thần sai lệch, giúp nhiều người thoát truy cứu hình sự, hưởng lợi hàng tỷ đồng. Đổi lại, các cán bộ nhận tiền để viết sai tình trạng bệnh, làm sai lệch hồ sơ giám định
XóaLời đe dọa ấy xuất phát từ đối tượng từng nằm trong diện giám định tâm thần, có tiền án và biểu hiện hành vi bất thường. Trước đó, ông Thìn kiên quyết từ chối “giúp đỡ” khi người này tìm cách tiếp cận để tác động vào kết luận giám định. Bất thành, họ chuyển sang đe dọa, tấn công tinh thần
Trả lờiXóaCơ quan điều tra xác định từ năm 2016, Nguyễn Thị Mai Anh – đối tượng phạm nhiều tội danh và đang trong diện bắt buộc chữa bệnh, cấu kết với nhiều cán bộ trong viện để "chạy" kết luận tâm thần cho bản thân và các bị can khác, qua đó thoát tội. Mai Anh cùng chồng nhiều lần hối lộ để được ra ngoài, sử dụng ma túy, đi du lịch, thậm chí mời cả nhân viên viện đi cùng
XóaVụ việc này là hồi chuông cảnh tỉnh về đạo đức xã hội, lương tâm nghề nghiệp, và những lỗ hổng trong quản lý. Nhiều năm qua, bao nhiêu đối tượng nguy hiểm, phạm tội đã thoát tội vì một tờ giấy dấu đỏ nhưng nhuốm đen? Bao nhiêu cuộc ăn chơi, bao nhiêu tiền bẩn đã được ném vào vòng xoáy của tham nhũng, bệnh án giả, và lương tâm đánh rơi?
Trả lờiXóaĐáng sợ hơn, câu chuyện này lại xảy ra ở 1 trung tâm giám định đầu ngành, và gần đây lại tiếp tục lộ ra một trung tâm giám định khác cũng có đường dây chạy bệnh án “điên” tương tự, như vậy 2/5 trung tâm giám định tâm thần của VN đã có vấn đề, làm lọt tội phạm, và mục ruỗng từ nóc trong nhiều năm nay. Tất cả những đối tượng phạm tội đều cần phải được đưa ra ánh sáng, và xử lý nghiêm minh trước pháp luật để làm gương.
Trả lờiXóaĐể khắc phục tận gốc những rủi ro trong công tác quản lý, giám định pháp y tâm thần, theo ông Thìn cần ba nhóm giải pháp then chốt.
Trả lờiXóaThứ nhất, tuyển chọn, bổ nhiệm giám định viên và nhân sự ngành tâm thần phải dựa trên năng lực, bản lĩnh chính trị. Làm nghề này phải chịu áp lực cực lớn, không chỉ về chuyên môn mà cả trong việc giữ mình trước cám dỗ.
Thứ hai, cần có lực lượng chuyên trách bảo vệ môi trường giám định và điều trị. Không thể để chỉ vài nhân viên y tế kiểm soát những đối tượng nguy hiểm. Phải có bộ phận được huấn luyện, có công cụ hỗ trợ, đủ sức răn đe và ngăn cách các mối liên hệ bên ngoài.
Thứ ba, phải hoàn thiện hệ thống pháp lý, bịt kín các kẽ hở trong quy trình, từ tiếp nhận, giám định đến báo cáo kết luận, nhằm phòng ngừa nguy cơ mua chuộc, lợi dụng cán bộ.
Ông Thìn thẳng thắn nhìn nhận rằng sự việc 36 cán bộ, nhân viên y tế rơi vào vòng lao lý không chỉ là trách nhiệm cá nhân mà là vấn đề mang tính hệ thống, từ công tác giám sát nội bộ lỏng lẻo, thiếu lực lượng bảo vệ chuyên trách đến sự tinh vi ngày càng lớn của các đối tượng phạm tội.
Trả lờiXóa