Chia sẻ

Tre Làng

Kiềm chế

Lâm Trực@

Một đoạn video lan truyền với tốc độ chóng mặt trên mạng xã hội Twitter/X trong ngày 17/7 cho thấy nhóm người đàn ông da đen – sau xác minh là công dân Nigeria – la hét, cầm đá ném về phía lực lượng cảnh sát cơ động Việt Nam, một vài người khác phun thẳng bình chữa cháy vào mặt các chiến sĩ. Giữa đám đông quá khích, những người mặc quân phục vẫn đứng vững, không hề đáp trả bằng vũ lực.

Sự việc diễn ra trong khuôn viên một trụ sở hành chính – nơi nhóm người nhập cư bất hợp pháp được bố trí lưu trú tạm thời trước khi làm thủ tục hồi hương. Theo thông tin từ các diễn đàn Nigeria, phần lớn những người này đến Việt Nam qua con đường thử việc ở các câu lạc bộ bóng đá, hoặc làm lao động phổ thông. Khi thị thực hết hạn, họ ở lại không giấy tờ. Chính quyền Việt Nam đã phối hợp với cơ quan ngoại giao Nigeria để hỗ trợ đưa họ trở về nước trong trật tự. Nhưng kế hoạch ấy đã vấp phải sự phản kháng đầy hung hãn.

Trong video dài hơn một phút, tiếng hô "shoot me!" (bắn tao đi!) vang lên liên tục, kèm theo hình ảnh các chiến sĩ cơ động lùi lại, hai tay giơ cao để tránh khiêu khích. Họ không trang bị súng. Không có dùi cui vung lên. Không có tiếng súng hay đòn trấn áp. Chỉ có lời yêu cầu giữ trật tự, đề nghị nhóm quá khích cử đại diện ra đối thoại – lời đề nghị bị từ chối trong tiếng gào thét mang màu sắc đe dọa.

Một số blogger Nigeria đã lên tiếng chỉ trích hành vi vô tổ chức của nhóm người này, gọi họ là “nỗi xấu hổ quốc gia”. Trong khi đó, nhiều bình luận từ phía người Việt lại thể hiện sự điềm tĩnh và bất ngờ – không phải vì sự quá khích của người nhập cư, mà vì cách ứng xử của lực lượng chấp pháp.

Trong bối cảnh nhiều quốc gia lựa chọn biện pháp mạnh để xử lý người nước ngoài cư trú trái phép, đặc biệt khi có hành vi chống đối, thì phản ứng của cảnh sát cơ động Việt Nam là khác biệt. Không có dù chỉ một phát súng cảnh cáo, không có sự can thiệp bạo lực. Sự im lặng và kiềm chế trở thành ngôn ngữ của quyền lực tự tin.

Hành vi của nhóm công dân Nigeria có thể bị quy vào tội chống người thi hành công vụ và gây rối trật tự công cộng. Nhưng điều đọng lại không chỉ là sự vi phạm pháp luật. Đó là một bài kiểm tra về bản lĩnh thể chế – nơi kỷ luật, luật pháp và tinh thần nhân đạo cùng tồn tại. Một quốc gia không cần gầm lên để chứng minh sức mạnh.

Sự việc này cũng mở ra câu hỏi về quản lý người nước ngoài, về khả năng dự báo và xử lý các tình huống nhập cư nhạy cảm. Nhưng câu trả lời đầu tiên đã rõ ràng: Việt Nam, dù trong thế đối đầu, vẫn chọn đối thoại và kiềm chế. Trong cuộc xung đột không tiếng súng ấy, cảnh sát cơ động không chỉ bảo vệ trật tự mà họ còn bảo vệ hình ảnh của một quốc gia đang điềm tĩnh bước ra thế giới.

7 nhận xét:

  1. Nặc danh10:59 22/7/25

    Quản lí ngay từ đầu . Cứ để họ đi ra , đi vào vn thoải mái . Sau đấy là tìm cách giải quyết . Kiểm tra chặt chẽ ngay đầu tiên , giờ đâu đến nỗi

    Trả lờiXóa
  2. Thật sự thấy các chiến sĩ CSCD rất kiềm chế và nhẫn lại.Việt Nam luôn tiếp đón người nước ngoài một cách thân thiện và nhân văn, nhưng đồng thời, mọi người – dù là ai – cũng cần tôn trọng pháp luật nước sở tại. Không thể lợi dụng lòng tốt để hành xử thiếu kiểm soát, gây mất an ninh trật tự. Hy vọng sự việc sớm được làm rõ và xử lý công bằng, đúng người – đúng tội – đúng pháp luật.Nếu họ không tôn trọng VN cần xử lí một cách nghiêm khắc,mang tính răn đe chấn chỉnh

    Trả lờiXóa
  3. Cách xử lý của Công an Việt Nam trong tình huống này mang tính ngoại giao và nhân văn sâu sắc. Có thể đám có hành vi này chưa hiểu rõ về pháp luật Việt Nam hoặc tuy hiểu nhưng bị kích động. Nếu ở nước ngoài chắc ăn kẹo đồng ngay và chả có cửa mà quay về quê mẹ nữa; nhưng ở Việt Nam mọi thứ được kiềm chế và giải quyết rất điềm tĩnh, có lý, có tình

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sự việc nêu bật tính chất phức tạp của vấn đề an ninh – trật tự khi liên quan đến công dân nước ngoài. Việc xác minh danh tính và lý do xảy ra xung đột là cần thiết, đồng thời cần xem xét lại quy trình xử lý tình huống. Tránh để các hình ảnh phản cảm lan truyền quốc tế, gây tổn hại đến uy tín lực lượng chức năng Việt Nam. Cần đảm bảo vừa giữ vững trật tự vừa tôn trọng quyền con người.

      Xóa
  4. Đoạn video được lan truyền nhanh chóng đã thu hút sự chú ý mạnh mẽ từ dư luận, đặc biệt khi có liên quan đến hành động cưỡng chế giữa lực lượng chức năng Việt Nam và một nhóm người nước ngoài. Cảnh tượng người dân phản kháng và bị xịt bình chữa cháy khiến nhiều người không khỏi lo ngại về cách xử lý tình huống căng thẳng. Dù lực lượng chức năng có lý do riêng, nhưng phương pháp phản ứng cần được cân nhắc kỹ để không gây phản cảm, ảnh hưởng đến hình ảnh đất nước.

    Trả lờiXóa
  5. "Được đằng chân lân đằng đầu" chính là câu nói hợp nhất cho vụ việc này. Lực lượng chức năng đã quá kiềm chế, cho họ cơ hội đối thoại, nhưng đáp lại là sự hung hãn. Có lẽ, trong những tình huống như thế này, cần có biện pháp mạnh mẽ hơn để răn đe, chứ không thể cứ mãi "nhẹ nhàng" được. Kỷ cương phép nước cần được duy trì bằng sự cương quyết.

    Trả lờiXóa
  6. trong tình huống căng thẳng như vậy, việc lực lượng công an Việt Nam thể hiện sự kiềm chế tuyệt đối là điều đáng để cả thế giới học hỏi. Nó không chỉ cho thấy sự chuyên nghiệp, kỷ luật mà còn phản ánh sâu sắc bản chất nhân đạo của con người Việt Nam. Chúng ta không cần dùng sức mạnh để thể hiện quyền lực, mà chính sự điềm tĩnh và tôn trọng pháp luật đã làm nên sức mạnh thực sự. Đây là một thông điệp mạnh mẽ về tinh thần dân tộc và ý chí bảo vệ trật tự.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog