Chia sẻ

Tre Làng

Ngô Bảo Châu: Vinh quang và sự đổ bóng của một tượng đài lạc nhịp

Lâm Trực@

Có những con người không cần rời khỏi đất nước mới trở thành kẻ lạc loài. Cũng có những vinh quang không cần kẻ thù bắn phá mà vẫn sụp đổ bởi chính người được tôn vinh đã tự phủ nhận điều thiêng liêng đã nâng mình lên. Câu chuyện của Ngô Bảo Châu, nhà toán học từng được cả đông đảo  người dân Việt Nam tung hô như một biểu tượng trí tuệ, chính là một trường hợp như thế: một tượng đài đã nghiêng, bởi những ý tưởng xám ngoét, đen tối sinh ra từ lời nói, không phải hành động; từ thái độ, chứ không phải sai phạm cụ thể.

Khi anh giành Huy chương Fields vào năm 2010 – giải thưởng cao nhất mà ngành Toán học thế giới có thể trao – người Việt Nam từ phố thị đến miền sơn cước đều chung một cảm xúc: tự hào. Không ít người đã ví anh như một “Lý Tự Trọng của Toán học,” mang theo kỳ vọng sẽ kiến tạo một nền khoa học mang đậm dấu ấn Việt Nam. Nhà nước đã thành lập Viện Toán cao cấp (VIASM), cấp vốn đầu tư, mở cửa diễn đàn, dành vinh dự, đặt trọn niềm tin. Thế nhưng, mười năm sau, thứ còn lại không phải là một hệ sinh thái Toán học Việt Nam hưng thịnh, mà là sự trầm mặc lạnh lùng của một biểu tượng rạn vỡ trong lòng công chúng.

Nguyên nhân? Không chỉ vì những công trình khoa học mờ nhạt, mà bởi chính những phát ngôn và thái độ của anh. Nó vô cảm với lịch sử, lạnh nhạt với ký ức dân tộc, mỉa mai cả những giá trị mà hàng triệu người Việt Nam coi là thiêng liêng. “Tượng đài nào rồi cũng sụp đổ” – anh viết khi người dân chuẩn bị khánh thành công trình tưởng niệm Mẹ Việt Nam anh hùng. “Đừng bắt ai sống mãi trong sự nghiệp chúng ta” – anh viết nhân ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó không phải là những lời phản kháng có luận cứ, mà là cách một người trí thức khoác lên mình chiếc áo triết lý phương Tây để phủ định những biểu tượng cốt lõi của tinh thần Việt Nam.

Đây không còn là vấn đề “ngôn luận cá nhân” như một số người bênh vực thường viện dẫn. Bởi người trí thức, khi phát ngôn trước công chúng, là đang nắm trong tay vũ khí mềm có khả năng dẫn dắt, định hình hoặc phá vỡ hệ giá trị của cả một thế hệ. Sự lệch chuẩn ấy, nếu không được nhận diện và phản biện kịp thời, sẽ tạo ra một vết nứt âm ỉ trong cấu trúc tinh thần quốc gia.

Điều đáng lo là, qua mỗi phát biểu của mình, Ngô Bảo Châu không chỉ thể hiện sự xa rời về tư tưởng, mà còn vô tình hoặc cố ý tạo tiếng vang cho những luận điệu thường thấy ở các nhóm chống đối Nhà nước, đó là những nhóm luôn tìm cách phủ định lịch sử, xóa bỏ ký ức tập thể, và lồng ghép khái niệm “tự do tư tưởng” một cách vô chính phủ, vô đạo lý vào trong hành vi xúc phạm lãnh tụ, xúc phạm dân tộc.

Vấn đề càng trở nên đáng nói khi những hành vi ấy được thực hiện không phải bởi một blogger vô danh hay một nhà hoạt động vô tổ chức, mà bởi một cá nhân đã từng được Nhà nước và nhân dân đặt trọn niềm tin, kỳ vọng, và vinh danh. Anh không chỉ được tài trợ bằng tiền thuế của dân, mà còn được đặt trong một vị thế biểu tượng quốc gia – nơi mà từng lời nói, từng động thái, đều có sức ảnh hưởng sâu rộng.

Câu chuyện của Ngô Bảo Châu, xét cho cùng, là một bi kịch kép. Bi kịch thứ nhất, thuộc về cá nhân anh, người đã không thể dung hòa được giữa trí tuệ khoa học và bổn phận công dân; người đã từ chối vai trò người dẫn đường tinh thần để tìm đến vị trí “người ngoài cuộc” đầy ngạo mạn. Bi kịch thứ hai và lớn hơn là sự thất vọng của một dân tộc từng gửi gắm vào anh hy vọng làm mới nền khoa học nước nhà, giờ đây buộc phải đặt câu hỏi: Chúng ta đang dạy thế hệ trẻ về lòng biết ơn, về tinh thần dân tộc bằng cách nào, khi những người từng được tôn vinh lại chối bỏ điều ấy?

Người trí thức không thể trung lập trong vấn đề đạo lý. Lý tính không được phép biện minh cho thái độ lạnh lùng trước những người đã ngã xuống. Tự do tư tưởng không đồng nghĩa với quyền xúc phạm ký ức tập thể – thứ mà mọi quốc gia đều coi là nền tảng của bản sắc và sức mạnh tinh thần. Ở Đức, người ta không cho phép phủ nhận Holocaust. Ở Pháp, người ta bảo vệ hình ảnh quốc phụ Charles de Gaulle. Ở Mỹ, người ta có thể tranh luận về chính sách, nhưng sự tôn kính với Lincoln, Washington hay Martin Luther King là bất khả xâm phạm. Vậy tại sao ở Việt Nam, lại có những “trí thức” thoải mái đùa cợt với biểu tượng của cả một dân tộc?

Không ai có thể tước bỏ huy chương của Ngô Bảo Châu. Nhưng lịch sử không phải là nơi để trưng bày thành tích, mà là nơi phán xét tư cách công dân. Và tư cách ấy, được định đoạt không chỉ bởi những gì bạn từng đạt được, mà bởi thái độ bạn chọn khi đối diện với những giá trị thiêng liêng nhất của đất nước mình.

Một nền giáo dục lành mạnh không thể xây trên nền tảng của sự lạc hướng tư tưởng. Một hệ thống khoa học tử tế không thể dựa vào những cá nhân chỉ biết công kích ký ức dân tộc. Và một quốc gia khát khao phát triển không thể tiếp tục nuôi dưỡng ảo tưởng rằng “hào quang một thời” sẽ cứu rỗi những lỗ hổng về đạo lý hôm nay.

Có lẽ đã đến lúc, chúng ta cần thẳng thắn thừa nhận: Ngô Bảo Châu không còn là niềm tự hào chung của dân tộc. Và cũng không nên là hình mẫu cho lớp trí thức kế tiếp.

Bởi huy chương có thể lấp lánh. Nhưng lòng dân một khi đã quay lưng, thì không bao giờ phản chiếu lại ánh sáng ấy thêm lần nữa.

6 nhận xét:

  1. Nặc danh10:50 20/7/25

    Cái quan trọng là : anh đã làm gì có lợi cho dân cho nước . Đạt được cái bằng thưởng xong , quay ra " sủa "vung xích chó . Vn chưa thấy thành quả của anh chàng này đâu . Chỉ thấy ngân quỹ của dân nghèo " lõm " để xây nhà riêng cho anh ta ở . Viện toán 10 năm qua vẫn " trơ cùng tuế nguyệt " . Phải nghe , mất thời gian phản bác lại những phát biếu " chối tai " của " nhà toán học " này .

    Trả lờiXóa
  2. Nặc danh10:53 20/7/25

    Từ một đất nước nghèo hèn . Được như hôm nay , " trâu bò " đã góp công gì chưa ? Học xong , quay ra chửi bới , khinh thường những người đã đổ xương đổ máu để vn được như ngày nay. Thằng cắn càn , vô ơn

    Trả lờiXóa
  3. Nặc danh16:26 20/7/25

    Trâu được mỗi cái mác và thich chui háng tây lông cuối cùng cũng chỉ là thằng làm thuê chứ thực sự mang hàm GS mà y chưa có công trình nghiên cứu nào .

    Trả lờiXóa
  4. Trí tuệ luôn không toàn vẹn, anh là một nhà toán học giỏi, một nhà khoa học giỏi, không có nghĩa anh sẽ có hiểu biết sâu sắc về lịch sử, về truyền thống, về văn hoá, về hồn cốt dân tộc. Tuy nhiên, không biết thì không nên phát ngôn, không hiểu cần phải tìm hiểu trước, cả hai điều đó đáng tiếc Châu đều chưa làm được, hoặc làm chưa tới. Không ai có thể lấy đi giải thưởng khoa học của Châu, nhưng giải thưởng danh giá ấy cũng không thể ngăn người ta đánh giá về tư tưởng, tư cách, và tấm lòng của Châu trong vai trò là một người con của đất Việt. Và đánh giá đó, cho đến bây giờ, thật thất vọng

    Trả lờiXóa
  5. Thật đáng tiếc khi một nhà toán học lỗi lạc lại 'số học' sai bài toán lòng yêu nước, biến tổng trợ cấp 572 tỷ đồng thành phép trừ vào uy tín quốc gia. Có lẽ Giáo sư Ngô Bảo Châu đã chứng minh một định lý mới: tài năng lớn đôi khi đi kèm với nhận thức chính trị tỉ lệ nghịch, để rồi 'nhân tài' hóa 'phản bội'.Anh giỏi trên lĩnh vực toán học không đồng nghĩa với việc ở lĩnh vực lịch sử anh cũng có thể đưa ra những câu trả lời hay những phát ngôn mang tính lệch lạc,phải chứng minh làm sao để danh xưng của anh,bằng khen của a nhận được là xứng đáng

    Trả lờiXóa
  6. Nặc danh23:10 20/7/25

    " TRÂU ơi , ta bảo trâu này , trâu ăn no cỏ , trâu cày với ta " . Con trâu còn có ích như thế ! Còn " trâu này " , lỗ chổng vó . Bỏ công quỹ ra mua nhà , tậu xe cho cả nhà nó ở . Bở cả đống tiền thuế của dân , lập " viện toán " . Để giờ , chả thấy kết quả đâu , chỉ nghe mồm cha " ngáo sư " này sủa bậy . Đúng là " nghĩ vậy mà không phải vậy " .

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog