Lâm Trực@
Đêm tháng Bảy, trời không mưa nhưng lòng người có cơn giông. Một chiếc xe tải nặng bốn tấn, chở đầy quả vải màu mỡ từ Bắc Ninh, khi về ngang Thanh Oai thì lao xuống mép đường - một cú trượt dài giữa giấc ngủ và định mệnh. Ba con người, một người phụ nữ và hai đứa em văng khỏi chiếc xe vừa mới lật nghiêng như một con thú khổng lồ bị đâm trọng thương. Họ bò ra, máu lấm trên mặt, bụi cát bám khắp vai áo. Nhưng họ sống. Họ sống!
Trong đêm khuya đặc quánh, người phụ nữ ấy, tên là Bùi Thị Lịch, 38 tuổi, quê gốc Hòa Bình, nay theo chồng về Phú Thọ, vẫn giữ được tiếng thở – cái quý giá hơn cả bốn tấn hàng hóa vừa vỡ tung như giấc mộng giữa chợ đời.
Chị không khóc lúc xe lật. Không khóc khi thấy những bao vải lăn lóc bên lề đường như xác con thú bị lột da. Chị cắn chặt răng, rút điện thoại gọi người đến cứu, cầu mong chuyến hàng chỉ là một giấc mơ tồi tệ sẽ chóng qua. Hai thanh niên lạ mặt, những người dưng như ánh sáng từ ngọn đèn dầu le lói, đã dừng lại, giúp gọi xe cẩu, đưa chiếc xe về gara cách hiện trường 2km. Trong lúc ấy, chị và hai đứa em phải rời hiện trường vì chẳng có ai thân thích ở vùng đất lạnh lùng này.
Đến lúc họ quay lại, khi ánh mặt trời còn chưa kịp le lói thì cơn ác mộng mới thật sự giáng xuống. Vải đâu? Vải đâu? Vải bay đi đâu mất rồi?
Người ta đang nhặt! Cả đàn người đang cúi lom khom bên mép đường, tay cắp, tay ôm, túi lớn túi nhỏ. Không ai nhìn chị. Không ai hỏi vải này của ai. Không một ai dừng tay. Họ là những bà mẹ, ông bố, những người mang vẻ mặt thường nhật – có thể vừa mới từ phiên chợ quê, hoặc đang trên đường đi làm. Có thể họ là nông dân. Cũng có thể là giáo viên, công chức về hưu, hay thậm chí là những người từng viết trên Facebook dòng chữ “Tôi không tham”.
Chị chạy tới, cố hét lên – giọng người đàn bà bị bóp nghẹt bởi cả đau đớn lẫn bất lực:
“Các bác ơi… Đây là vải của cháu mà…”
Không ai nghe. Hoặc họ nghe, nhưng họ không thấy. Hoặc họ thấy, nhưng lương tri họ đã rớt đâu đó giữa những túm vải đang bị nhồi vội vào túi nylon.
Chị đứng khóc. Không còn làm gì khác được. Đời người đàn bà lam lũ, ba mươi tám năm dãi nắng dầm sương, chưa chắc đã khóc nhiều như buổi sáng ấy – buổi sáng người ta lấy đi của chị không chỉ bốn tấn vải, mà là cái lòng tin bé nhỏ vào sự tử tế của đồng loại.
Bốn chuyến hàng trước, chị vẫn chở về đều đặn, bán ở chợ phiên, gom từng đồng tiền lời để sống. Chuyến thứ năm là bốn tấn vải, trị giá gần ba chục triệu, là tất cả vốn liếng. Giấc mơ được mùa tan theo từng bước chân người đi khuất trong ánh bình minh.
Nhưng chị không oán. Không mắng. Không chửi. Chị chỉ nói:
“Mất thì cũng mất rồi. Chỉ mong sau này hàng đi được bình an. Người còn là may.”
Phải. Người còn là may. Nhưng cũng là đau. Vì người – cái phần người – lẽ ra phải biết cúi xuống giúp chị gom vải, an ủi chị đôi câu, thì lại cúi xuống… hôi của.
Đây không còn là câu chuyện của một chuyến xe, một người phụ nữ hay bốn tấn vải. Đây là một vết rạn vỡ, lặng lẽ nhưng nhức nhối, trên gương mặt đạo đức xã hội.
Khi chúng ta đứng trước những lựa chọn – cúi xuống nhặt hay cúi xuống giúp – cái quyết định đó định nghĩa bản chất con người ta hơn cả một đời đi lễ, một ngàn cái like, hay trăm câu khẩu hiệu rực rỡ.
Tôi viết bài này không phải để kể lại một tai nạn. Tôi chỉ muốn hỏi:
“Có ai trong đám đông sáng ấy về nhà, mở túi vải ra, và cảm thấy nhẹ lòng không?”
Nếu có, thì tôi xin lặng lẽ xin lỗi thay cho cả đất nước.
Nếu không, thì xin hãy tìm chị Lịch. Trả lại. Không phải vì giá trị của những quả vải. Mà vì lương tâm.
Chủ xe vải đã nhận được hơn 10 triệu đồng từ các số tài khoản lạ. Như vậy, chính những người nhận vải đã chuyển khoản, họ mua chúng và cũng là trả tiền cho hành động giải cứu vải của mình. Tôi luôn tin tưởng nhân dân Việt Nam đoàn kết, tương thân, tương ái. Cách tiếp cận thông tin vụ này cũng cần bình tĩnh, không cầm đèn chạy trước xe tăng
Trả lờiXóaVì không có ai trông coi, đống vải lớn bị bỏ lại ven đường đã khiến nhiều người hiểu lầm là hàng hóa bị bỏ đi, nên rạng sáng nhiều người đã đến nhặt về. Khi chị Lịch quay lại hiện trường thì phát hiện hàng chục người dân đã mang bao tải, đi xe máy đến nhặt vải. “Tôi có nói đó là hàng của gia đình gặp tai nạn, nhưng có thể do ồn ào nên không ai nghe thấy”, chị chia sẻ.
XóaBài viết khiến người đọc không khỏi xúc động trước hình ảnh những người lao động nghèo lam lũ, mưu sinh giữa đêm mưa bão. Những chiếc xe tải chở vải, những bàn tay nhặt nhạnh từng quả vải rơi, không chỉ là mưu sinh mà còn là cuộc chiến sinh tồn trong khốn khó. Câu chuyện của chị Bùi Thị Lịch như đại diện cho biết bao phận đời âm thầm gánh chịu mưu sinh giữa dòng đời nghiệt ngã. Họ không khóc vì mưa, vì rét, mà khóc vì sự bấp bênh của cuộc sống, vì sự mỏi mòn của những trái tim đang dần rơi rụng giữa chợ đời. Qua bài báo, ta cảm nhận được sự đồng cảm sâu sắc với những thân phận bị lãng quên. Tác giả đã truyền tải thông điệp đầy nhân văn, nhắc nhở chúng ta đừng vô cảm trước nỗi đau của người khác. Bài viết vừa chân thật, vừa day dứt như một lời nhắc nhở nhẹ nhàng nhưng sâu lắng.
Trả lờiXóaNgười dân tưởng đó là vải bỏ đi nên đã lấy mang về. Người dân sau đó biết về sự việc đã đăng bài kêu gọi nếu ai vô tình nhặt được, mong có thể hỗ trợ lại phần nào hoặc liên hệ để trả lại giúp gia đình vượt qua biến cố
XóaBài báo đã khắc họa chân thực bức tranh mưu sinh của những người nông dân và công nhân vận chuyển trong mùa vải thiều. Không chỉ là câu chuyện về trái cây, mà đó là câu chuyện về thân phận con người, về những giấc ngủ gãy vụn trên xe tải, những bữa cơm vội giữa chợ đêm. Cảnh chị Lịch vẫn bám trụ trong giá rét giữa đêm khiến người đọc nghẹn lòng. Tình người được thể hiện qua sự sẻ chia, qua hình ảnh “những trái tim rơi rụng” mang nhiều tầng ý nghĩa – là sự tổn thương, mất mát, và cũng là lòng trắc ẩn. Bài báo không chỉ tường thuật sự việc, mà còn gợi mở nhiều suy ngẫm về công bằng xã hội và sự thấu cảm giữa người với người. Đây là một tác phẩm báo chí có chiều sâu, chạm đến trái tim người đọc bằng lối viết nhẹ nhàng nhưng đầy ám ảnh
Trả lờiXóaTrước thông tin về việc người dân lấy vải từ xe gặp nạn, lãnh đạo xã cho biết thời điểm vào gần sáng, nhiều người đi qua khu vực nghĩ rằng số vải ven đường gần nghĩa trang bị bỏ đi. Tiếc của, họ đã nhặt vải mang về. Hiện giá quả vải ở địa phương không quá cao, không có việc người dân lao vào "tranh cướp" của người gặp tai nạn như một số trang mạng xã hội đăng tải.
XóaVụ việc này thực sự khiến tôi trăn trở về lòng người. Đứng trước hoàn cảnh éo le của người gặp nạn, thay vì dang tay giúp đỡ thì một số người lại lợi dụng để trục lợi cá nhân. Bốn tấn vải không chỉ là tài sản mà còn là mồ hôi, nước mắt và cả hy vọng của chị Lịch. Hành động hôi của đã bóp nghẹt đi không chỉ trái vải mà còn cả niềm tin vào sự tử tế.
Trả lờiXóaMỗi lần đọc những câu chuyện hôi của như thế này, tôi lại tự hỏi: Lương tâm con người đi đâu mất rồi? Bốn tấn vải kia là cả một gia tài với chị Lịch, là bao nhiêu công sức và hy vọng. Cái cảnh chị ấy trở lại hiện trường và thấy tất cả đã không còn chắc chắn sẽ ám ảnh chị ấy rất lâu.
XóaThật sự thất vọng khi thấy một bộ phận người dân lại có thể lạnh lùng và vô cảm đến thế, lợi dụng nỗi đau của người khác để trục lợi. Hành động này không chỉ thể hiện sự thiếu văn minh mà còn gieo rắc sự ngờ vực, sợ hãi trong cộng đồng. Chúng ta cần lên án mạnh mẽ những hành vi này để xây dựng một xã hội nhân ái và có trách nhiệm hơn.
XóaVụ hôi của này là một hồi chuông cảnh tỉnh về đạo đức xã hội. Phải chăng sự vị kỷ và lòng tham đang ngày càng lấn át lương tri của một bộ phận người dân? Dù có lý do gì đi nữa, việc ngang nhiên lấy đi tài sản của người gặp nạn là điều không thể chấp nhận được. Hy vọng những người đã lấy vải sẽ suy nghĩ lại và trả lại những gì không thuộc về mình
Trả lờiXóaCâu chuyện này thật sự khiến tôi cảm thấy buồn và phẫn nộ. Tai nạn là rủi ro không ai muốn, nhưng điều đau lòng hơn là thái độ của một số người dân xung quanh. Những "bàn tay nhặt vải" ấy có lẽ không nghĩ rằng họ đang "nhặt" đi cả niềm hy vọng, cả mồ hôi và nước mắt của người khác.
XóaGiá trị của số vải có thể không quá lớn với một số người, nhưng với chị Lịch, đó là tất cả. Vụ việc này một lần nữa cho thấy sự cấp thiết của việc giáo dục đạo đức và ý thức cộng đồng. Mong rằng sẽ có thêm những hành động tử tế, những tấm lòng giúp đỡ để phần nào xoa dịu nỗi đau của chị Lịch và khôi phục niềm tin vào lòng người.
XóaThấy bảo là đăng số tài khoản lên để ai hôi của thì chuyển khoản trả lại rồi bác ạ, nói chung cũng có cả công an vào cuộc, mình nghĩ là vẫn có những người họ có lòng tự trọng với thương người thì họ sẽ gửi trả lại thôi, có khi còn cho nhiều hơn, đương nhiên cũng có những người không, nhưng mình nghĩ là vẫn có
Trả lờiXóaVới việc cơ quan chức năng mà cụ thể là lực lượng công an đang vào cuộc thì mình tin là quyền lợi của những nạn nhân trong sự việc này sẽ được bảo vệ. Số vải quy ra số tiền là rất lớn, là miếng cơm manh áo của người dân, không thể ngó lơ được!
XóaThực tế phải thừa nhận là dân mình có một số tật xấu cố hữu nhé, trong đó là cái kiểu hôi của. Chả biết của cải của ai, cứ thấy là nhặt, chán lắm. Sao lúc làm thế mọi người không thử tưởng tượng nếu đó là tài sản, là đồ của mình mà bị người khác nhặt thế thì sao nhỉ?!
Trả lờiXóaMình nghĩ là cái tật hôi của này xảy ra ở đủ mọi lứa tuổi, chả chừa ai. Tốt nhất là sau những sự việc như thế này thì chính quyền địa phương cũng nên có cách giáo dục khéo léo cho người dân để sau biết mà chừa, chứ giờ báo đài đăng lên như thế này đúng là xấu mặt cả một địa phương!
Trả lờiXóaHưởng lợi trên mồ hôi, công sức, nỗi đau của người khác, người tài xế gặp nạn mà không cứu giúp thì thôi còn lợi dụng chôm chia. Làm như của từ trên trời rơi xuống tự nhiên mà có vậy. Mong lực lượng công an nhanh chóng xác minh và xử lý nghiêm minh
Trả lờiXóaGiữa nhịp sống hiện đại đầy xô bồ, lo toan và nhiều khi bon chen, những câu chuyện về tình người, về sự sẻ chia giữa đồng bào với nhau càng trở nên quý giá và đáng trân trọng hơn bao giờ hết. Bài viết “Những bàn tay nhặt vải và những trái tim rơi rụng” của tác giả Lâm Trực đăng trên trelangblog.com là một câu chuyện như thế — giản dị mà xúc động, mộc mạc mà sâu sắc, đủ để khiến mỗi người đọc phải lặng lại giữa bộn bề cuộc sống.
Trả lờiXóa1. Một Câu Chuyện Chạm Tới Trái Tim Người Đọc
Bằng cách kể lại câu chuyện về một đêm mưa tháng Bảy ở Bắc Ninh, khi chiếc xe tải chở đầy vải thiều từ Bắc Giang về Thanh Oai bị lật giữa đường, bài viết đã tái hiện chân thực một khoảnh khắc hiểm nghèo, đầy ám ảnh, nhưng cũng tràn ngập nghĩa tình của con người Việt Nam.
Những người dân quanh đó — dù đêm khuya, dù mưa gió, dù không quen biết — đã cùng nhau chạy ra, không chỉ để cứu người bị nạn mà còn giúp thu nhặt lại từng chùm vải đang vương vãi khắp mặt đường. Đó là hình ảnh quá đỗi đẹp đẽ và nhân văn, khiến bất cứ ai đọc đến cũng đều xúc động.
2. Tôn Vinh Tấm Lòng Nhân Hậu, Sẻ Chia Của Người Việt
Điều tôi rất đồng tình và ủng hộ trong bài viết này chính là việc tác giả không chỉ kể chuyện mà còn truyền đi một thông điệp đẹp về truyền thống “lá lành đùm lá rách”, về tình làng nghĩa xóm, về đạo lý “nghĩa đồng bào” của người Việt.
Tác giả đã rất đúng khi nhấn mạnh: “Hai thanh niên lạ mặt, những người dưng như ánh sáng tự ngọn đèn dầu le lói, đã đứng lại, giúp chị gom vải.” Một hành động nhỏ thôi, nhưng đủ sưởi ấm cả một đêm dài lạnh giá. Nó cho thấy, trong xã hội hôm nay, giữa nhiều mặt trái và vô cảm, tình người vẫn luôn hiện hữu, vẫn còn những tấm lòng biết sẻ chia, giúp đỡ mà không cần đền đáp.
3. Ca Ngợi Nghị Lực Vượt Lên Số Phận
Bài viết cũng rất nhân văn khi dành sự cảm phục cho nhân vật chính — chị Bùi Thị Lịch, người phụ nữ 38 tuổi quê Hòa Bình. Dù vừa gặp tai nạn, dù cả xe hàng đổ nát, chị vẫn không oán than mà lặng lẽ thu nhặt từng quả vải, không khóc lúc xe lật, chỉ rơi nước mắt khi gặp được người giúp đỡ.
Câu chuyện ấy không chỉ nói về nghĩa tình mà còn là bài học về nghị lực, về cách người lao động nghèo Việt Nam kiên cường vượt qua nghịch cảnh, về sự kiên trì bám lấy sự sống và hy vọng, bất kể hoàn cảnh có khắc nghiệt đến đâu.
Trả lờiXóa4. Một Thông Điệp Xã Hội Nhân Văn Và Tỉnh Táo
Không chỉ kể lại câu chuyện xúc động, bài viết còn lồng ghép một cách khéo léo thông điệp xã hội đầy tính nhân văn: rằng mỗi chúng ta — dù là ai, ở đâu — hãy đừng để những bon chen, vô cảm cuốn mất đi lòng trắc ẩn, sự sẻ chia vốn là phẩm chất quý giá của người Việt.
Tác giả rất đúng khi viết: “Có thể giữa dòng đời nhiều xô lệch này, điều tử tế luôn nhỏ bé, mong manh, nhưng nó chính là thứ khiến cuộc sống này còn đáng sống.” Tôi hoàn toàn đồng tình với câu chữ ấy, bởi chính những nghĩa cử nhỏ mà ấm áp ấy đã, đang và sẽ níu giữ lòng tin của chúng ta vào cuộc sống.