Chia sẻ

Tre Làng

Syria - Sự thao túng của giới truyền thông Đức vẫn tiếp tục


Đó là tên bài báo của trang mạng NachDenkSeiten đăng ngày 20-7-2020. 

Tác giả: nhà báo Tobias Riegel.

Tên bài trong nguyên bản: Syrien - Die Manipulation durch die Medien geht weiter. Dưới đây là toàn bộ bài viết do tôi chuyển ngữ:

Lời dẫn: Các thông tin về cuộc bầu cử quốc hội ở Syria đã bị rút ngắn và xuyên tạc. Trong việc tiến hành bỏ phiếu chắc chắn là có thiếu sót. Nhưng ai chịu trách nhiệm cho chiến tranh và nạn đói vẫn phải được nêu rõ. Nhiều biên tập viên vẫn từ chối làm điều này.

Cuộc bầu cử quốc hội vừa diễn ra ở Syria và kết quả được chờ đợi vào hôm thứ Ba. Tuy nhiên, đối với nhiều phương tiện truyền thông lớn của Đức, kết quả này đã chắc chắn: "Kẻ thống trị" Baschar al-Assad sẽ củng cố quyền lực của mình thông qua "trò hề". Và điều này nữa, mặc dù Assad qua đàn áp còn chịu trách nhiệm cho một "cuộc nội chiến", ông ta còn "trấn áp một cách tàn bạo" nó cùng với Nga. Lời chỉ trích về một số chi tiết trong việc thực hiện cuộc bầu cử và lựa chọn nghiêm ngặt các ứng cử viên có thể đúng một phần. Nhưng câu hỏi tại sao Syria vẫn ở trong tình trạng chiến tranh khủng khiếp, ai đã bắt đầu cuộc chiến này và giữ cho nó tồn tại trong chín năm qua, đều được né tránh nếu có thể - nếu như không chỉ trả lời sai. Điều tương tự cũng áp dụng cho các câu hỏi tại sao nền kinh tế Syria suy sụp và các biện pháp trừng phạt của phương Tây có liên quan gì với nó. Ngoài ra, không có so sánh với các quốc gia cũng "có bầu cử" được thực hiện trong thời gian có chiến tranh hoặc trong thời gian ngay sau khi chiến tranh bùng nổ, nơi mà sự thay đổi chế độ được phương Tây ủng hộ, ví dụ Afghanistan, Iraq hoặc Libya.

Xin đừng hỏi về chiến tranh, các biện pháp trừng phạt, Hồi giáo

Để tránh những câu hỏi khó chịu về trách nhiệm của phương Tây và các đồng minh (bao gồm cả nhiều phương tiện truyền thông) đối với cuộc chiến chống lại chính phủ Syria, câu chuyện trong các bản tin về bầu cử nhiều rất nhiều lần bị rút ngắn kinh khủng và qua đó bị xuyên tạc một cách không thể chấp nhận được. Khi mô tả hậu quả của chiến tranh và nỗi đau khổ là trở ngại cho một một cuộc bầu cử công bằng, người ta phải hỏi: Từ đâu mà có sự đói nghèo và những đống đổ nát, những thứ đã tạo nên dấu ấn của cuộc sống hàng ngày đối với nhiều công dân Syria? Nếu người ta từ chối bất kỳ sự hợp pháp hóa chính trị nào đối với ông Assad trong tư cách là một "người nắm quyền", thì tại sao các phương tiện truyền thông lớn của phương Tây không còn đề cập đến những lực lượng chính trị, loại mà họ đã tâng bốc lên là "phe đối lập" trong chín năm qua? Có phải những "phiến quân" hồi giáo có vũ trang này về phương diện đạo đức và chính trị xứng đáng là người để nắm quyền lực ở Syria? Có phải những "phiến quân" này đã tổ chức các cuộc bầu cử trong "thành trì" của họ và đã đáp ứng được các tiêu chuẩn bây giờ được yêu cầu? Người ta có thể không gọi sự phục hồi Syria như tình trạng trước chiến tranh (với ông Assad) là biểu tượng cho sự thất bại của nỗ lực phi pháp nhằm thay đổi chế độ? Những câu hỏi này không phải nhằm vào mục đích xí xóa những thâm hụt của cuộc bầu cử, nhưng chúng phải được đặt ra trong bối cảnh.

Nhưng những câu hỏi này không được đặt ra trên các phương tiện truyền thông lớn của Đức, cả truyền thông tư nhân lẫn nhà nước. Thí dụ, đài truyền hình ZDF (kênh số 2 hệ thống truyền hình trung ương Đức – HNT) đưa tin như sau:

„Chiến tranh hoành hành ở Syria từ hơn chín năm nay. (…) Giữa sự hỗn loạn này và trong một cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng, một Quốc hội mới được bầu. (…) Các nhà phê bình nói về một trò hề. Đặc biệt là với sự giúp đỡ của Nga, Assad đã tăng cường kiểm soát Syria một lần nữa.“

Điều gì đã dẫn đến chiến tranh? Các biện pháp trừng phạt bất hợp pháp của phương Tây có liên quan gì đến cuộc khủng hoảng kinh tế đã đề cập? Đài ZDF sẽ thích hơn, nếu "phiến quân" Hồi giáo tiếp tục giữ quyền kiểm soát các bộ phận của Syria? Không có câu trả lời cho điều này trong bài báo. Thay vào đó, người ta nói rằng: "Đối với hầu hết các ứng cử viên, chỉ một mình nước ngoài là kẻ có tội lỗi vì mang lại chiến tranh, khốn khổ và trừng phạt kinh tế." Đài truyền hình ZDF có muốn phản bác quan điểm này không?

Trong chương trình „Các chủ đề trong ngày“, đài truyền hình ARD (kênh số 1 hệ thống truyền hình trung ương Đức – HNT) đã rút ngắn triệt để, kể từ phút 9:41. Vào thời điểm, sau khi ông Assad nhậm chức, "không tồn tại lâu" niềm hy vọng rằng đất nước sẽ "mở cửa về chính trị và kinh tế hoặc thậm chí tiến tới dân chủ". Tội lỗi chiến tranh cũng được chỉ định rõ ràng ở đây, nó nằm ở ông Assad:

"Tuy nhiên, sau mùa xuân ngắn ngủi của Damascus, Assad con (ý nói là người con trai của cố Tổng Hafiz al-Assad - HNT) cũng cai trị bằng một nắm đấm sắt, đã có hành động tàn bạo chống lại các đối thủ chính trị - tiếp theo là cuộc nội chiến tàn khốc đã diễn ra trong chín năm."

Dù sao, thì một nữ công dân Syria được trích dẫn được phép đề cập đến các biện pháp trừng phạt của phương Tây trong bản tin.

"Ông Assad có uống thuốc an thần Valium không?"

Tờ "Frankfurter Rundschau" trình bày kịch liệt hơn: Chiến tranh là một "cuộc nổi dậy của nhân dân", Assad là một "nhà độc tài ", Chính phủ là một "chế độ nhà nước", việc cung cấp viện trợ được sử dụng "như một phương tiện để gây áp lực lên chính người dân của mình". Điều đó chưa ăn thua, ví dụ như tờ "Weser Courier", địa chỉ truyền thông này đã loại bỏ tất cả các mối ràng buộc của sự nghiêm túc cho nhận xét của mình:

"Làm thế nào một người như ông ta (Assad) có thể ngủ ngon vào ban đêm mà không bị ám ảnh bởi nhiều đồng bào đã chết, những đứa trẻ mà ông ta đầu độc bằng vũ khí hóa học, những thành phố ông ta đã phá hủy bằng cách cho ném bom? Có lẽ ông ta có uống thuốc an thần Valium, ai mà biết được? "

Nếu so sánh với các bài báo trên, thì một bản tin hiện tại của Đài phát thanh Đức "Deutschlandfunk" gần như có thể chịu đựng được. Ở đó, lịch sử của cuộc chiến chống Syria cũng bị bóp méo mạnh mẽ, nhưng ít nhất các lệnh trừng phạt của phương Tây đã được đề cập và "phiến quân" Hồi giáo có vũ trang không còn được ca ngợi là "phe đối lập".

Còn tác giả Karin Leukefeld thông tin một cách cân bằng trên tờ Thế giới trẻ "Junge Welt"':

“Các nhà bình luận của phương Tây và các nhân vật đối lập Syria, kể từ năm 2011, đã gọi mỗi lần bầu cử trong nước này là trò hề, chỉ nhằm mục đích trao cho chính phủ của Tổng thống Syria Bashar Al-Assad một "nước sơn bề ngoài mang tính dân chủ", như hãng tin Đức dpa viết trong một bản tin phát tán vào ngày 8 tháng Năm. Ở phần lớn lãnh thổ của Syria, người ta nhìn nhận điều đó khác hẳn."

"Phương Tây có tội lỗi"

Truyền thông lớn của Đức một lần nữa phủ nhận nguyên nhân sâu xa của cuộc chiến chống Syria. Cần phải chỉ ra một lần nữa câu thành ngữ "sau vụ việc người ta luôn khôn ngoan hơn", nhưng nó không được áp dụng trong trường hợp của Syria. Từ năm 2013, đã có cơ hội để thông minh hơn và đã được mô tả rõ ràng tình hình trên một phương tiện lớn của Đức, như giáo sư luật hình sự Reinhard Merkel đã viết trên tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung:

"Cái giá của một cuộc cách mạng dân chủ được phép cao như thế nào? Tại Syria, Châu Âu và Hoa Kỳ là thủ phạm đã gây ra một thảm họa. Không có lời biện minh cho cuộc nội chiến này. Phương Tây có tội lỗi."

Ảnh minh họa: ART production / Shutterstock
Nguồn tin và ảnh:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog