Chia sẻ

Tre Làng

Linh mục Cao Dương Đông - Đã ăn chơi còn sợ... mưa rơi

Cá Koi (hay còn gọi là cá chép Nhật) được xem như quốc ngư của Nhật, tượng trưng cho sự thân thiện, may mắn, tài lộc, thịnh vượng và trường thọ trong gia đình. Chính vì vẽ đẹp độc đáo và những ý nghĩa tốt đẹp đó mà việc nuôi loài cá này đang là thú chơi hấp dẫn của rất nhiều người.

Tuy cá Koi có sức sống tốt nhưng cũng đòi hỏi gia chủ phải tốn rất nhiều công sức, tiền của để nuôi chúng. Chi phí bể cá Koi cũng không hề rẻ, chi phí bảo trì, thi công hồ cá cũng có thể lên đến hàng tỉ đồng. Bởi vậy có thể nói rằng cá Koi là một thú chơi khá tốn kém, phù hợp với những người có điều kiện kinh tế mà thôi!

Hồ cá Koi có giá trị 10 tỷ của một đại gia ở tỉnh Thái Nguyên

Thế nhưng, khi đến giáo xứ Chày, một xứ đạo nghèo nằm ở vùng sơn cước phía Tây huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình những ngày này, không ai không khỏi cảm thấy ngỡ ngàng khi ngắm đàn cá Koi hàng chục con lớn nhỏ đang tung tăng bơi lội trong hồ nước nằm ngay trước tượng đài Đức mẹ của giáo xứ.

Hỏi ra mới biết tượng đài Đức mẹ và cả hồ cá coi đều được linh mục Cao Dương Đông, người mới về quản xứ Chày chưa đầy 09 tháng, quyên góp kinh phí của các ân nhân trong, ngoài giáo xứ, thuê thợ và huy động nhân lực của giáo dân xây dựng, hoàn thành mới hồi tháng trước.

Dù mới về mục vụ tại địa bàn, giáo dân đang gặp nhiều khó khăn về kinh tế, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn, nguồn thu chủ yếu và lớn nhất của người dân địa phương nơi đây nhưng linh mục Cao Dương Đông vẫn không ngại lãng phí, tốn kém, cho đập bỏ tượng đài cũ (dù rằng tượng đài đó chưa bị hư hỏng, xuống cấp gì nghiêm trọng), xây tượng đài mới và mua cả đàn cá Koi về để thỏa đam mê của mình. Điều này cho thấy rõ ràng vị linh mục này cũng rất biết đường “ăn chơi”!

Có thể linh mục Đông và những người thân tín với linh mục Cao Dương Đông sẽ biện minh là kinh phí xây dựng tượng đài, mua cá Koi là do linh mục xin tài trợ được chứ không bắt giáo dân đóng góp. Nhưng việc huy động giáo dân hàng ngày đi làm phụ nề xây dựng cũng là một sự lãng phí về mặt nhân lực. Hơn nữa với vai trò chủ chăn, nếu thực sự quan tâm chăm lo cho đàn chiên, thì với số tiền xin tài trợ được, có lẽ linh mục Đông nên dùng để giúp đỡ những trường hợp dân đang gặp hoàn cảnh khó khăn mới phải lẽ!

Trong lúc chưa có ai mạnh dạn lên tiếng về sự ăn chơi, lãng phí của linh mục Đông thì mới đây linh mục này lại liên tục lên mạng kêu gào về việc hóa đơn tiền điện của nhà thờ giáo xứ Chày tăng đột biến.



Thực tế, theo lời những giáo dân nơi đây, việc hóa đơn tiền điện tăng là điều tất yếu khi để chơi cá Koi thì linh mục Đông phải cho bật bật máy bơm lọc nước cả ngày. Đồng thời sau khi hoàn thành công trình tượng đài Đức mẹ mới, linh mục Đông liên tục tổ chức thánh lễ cho giáo dân ngoài trời, tại khu vực tượng đài thay vì làm lễ trong nhà thờ như trước đây.


Dù mang tiếng là tổ chức ngoài trời nhưng để có đủ ánh sáng phục vụ việc tổ chức lễ thì đèn điện trong nhà thờ, nhà phòng, nhà dạy giáo lý, linh mục Đông đều yêu cầu giáo dân bật lên hết. Vậy thì hóa đơn tiền điện không tăng mới là chuyện là!



Dân gian có câu “Ăn chơi sợ gì mưa rơi” nhưng đối với một linh mục mà dù đang làm lễ, thấy trời mưa liền bỏ chạy, không hoàn thành lời nguyện cầu với Chúa theo đúng bổn phận của mình (trong lúc giáo dân vẫn nghiêm trang, sốt sắng lắng nghe) thì việc linh mục Cao Dương Đông “Ăn chơi còn sợ… mưa rơi”, xa hoa, lãng phí nhưng vẫn sợ tốn tiền (điện) cũng là điều dễ hiểu!

@Lê Dân

4 nhận xét:

  1. Đã ăn cướp còn la làng. Làm linh mục quản cứ một địa bàn có tình hình kinh tế còn khó khăn, giáo dân còn chưa có cơm ăn áo mặc đầy đủ mà cha xứ đã ăn chơi, tiêu xài hoang phí vào những thú tiêu khiển, vậy mà còn mở mồm ra kêu than về tiền điện. Không biết tiền điện đó phục vụ cho ai

    Trả lờiXóa
  2. Đúng là những thứ chủ chăn vô học, vô loài chả giống ai. Còn lên cmt là hút máu dân trong khi mình chơi lớn, bơm nước, thắp sáng điện tưng bừng,hơn hẳn các đại gia Quảng Bình là chơi hồ cá Koi luôn. Tôi lại nhớ lại QB thuộc giáo phận nơi Thái Hợp chủ chăn, hình như các ngu dốt+ bản chất chống phá đã biến linh mục ở đây ở thành công cụ như con chó săn rình cắn chế độ thì phải...Hết chỗ nói

    Trả lờiXóa
  3. Trong năm qua Quảng Bình toàn được nhắc tới với những lãnh phí vô ích không đáng có, từ vụ tượng đại 120 tỷ vừa nghiệm thu đã xuống cấp hay vụ chi 2,2 tỷ mua cặp tặng cán bộ cho đến vụ linh mục vừa ăn cướp vừa la làng này. Trong khi nhân dân ở đây kinh tế thuộc dạng còn khó khăn so với những nơi khác.

    Trả lờiXóa
  4. Quảng Bình là một tỉnh không khá giả gì ở khu vực Bắc Trung Bộ, trong nhiều lần về QB thấy đời sống người dân rất vất vả, hàng năm đối diện với nhiều thiên tai bão lũ thì một người vừa về làm chủ chăn chưa được bao lâu như linh mục Cao Dương Đông đã ăn chơi trác táng thế này thì hỏi sau này nữa thì bà con giáo dân lấy tiền ở đâu mà góp cho nhà nhà, cho giáo xứ. Chứng kiến nhiều cảnh tượng cũng thật khó hiểu, nhiều giáo dân đời sống hết sức khỏe khăn thế nhưng nhà thờ, linh mục thì hàng năm đóng góp hàng trăm loại phí, lễ.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog