Chia sẻ

Tre Làng

Loại luật sư du côn, lưu manh ở quốc gia nào cũng có


Cách hành xử của một số luật sư ở Việt Nam trong thời gian qua đã gây bức xúc lớn trong dư luận xã hội. Hình ảnh một vị luật sư bị lôi ra khỏi phòng xử ở Nha Trang vẫn còn in đậm trong tâm trí công chúng. Sau khi Tòa án nhân dân TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 29 bị cáo trong vụ án đặc biệt nghiêm trọng Đồng Tâm, nhiều người dân phẫn nộ trước các phát biểu và cách hành xử của một số luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi của các bị cáo.

Không ai được phép phê phán luật sư bào chữa cho bị cáo, dù thân chủ của họ gây ra tội ác man rợ như thế nào. Bởi vì hoạt động của luật sư có ảnh hưởng lớn đến vai trò của nhà nước pháp quyền và bảo đảm, bảo vệ các quyền của công dân. Nhưng lạm dụng quyền tự do ngôn luận và vị thế của luật sư để xuyên tạc và xâm phạm danh dự của Tòa án là điều không thể chấp nhận được.

Luật sư loại du côn và lưu manh ở quốc gia nào cũng có. Bài Bình luận "Luật sư - nghiệp vụ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp" đăng hôm 10-04-2017 cho thấy, ở Đức nhiều luật sư vi phạm không chỉ đạo đức nghề nghiệp mà còn các quy định của Bộ luật hình sư. Mấy ngày qua ở Đức, người dân cũng bán tán nhiều đến vụ một sư phải hầu tòa vì tội lừa đảo khi hành nghề. Nhiều tờ báo và đài truyền hình đưa tin về vụ này. Thí dụ, tờ báo Badisches Tagblatt ngày 7-8-2020 đăng bài Thủ tục xét xử vì tội lừa đảo: luật sư được cho là đã bịa ra nạn nhân của NSU. Trong đó có đoạn viết:

Người phụ nữ được cho là đã được Thủ tướng Angela Merkel tiếp đón, sau khi bị thương trong vụ tấn công của nhóm phát xít NSU ở Cologne. Cuộc tấn công có thật, nó thật tàn khốc. Nhưng nạn nhân đã được bịa ra. Theo lời của công tố viên, người bịa ra là một luật sư. Bây giờ ông ấy đang bị xét xử.

Khi bắt đầu quá trình xét xử vì tội gian lận trước tòa án tiểu bang ở Aachen, công tố viên đã buộc tội một luật sư bịa ra một nạn nhân trong vụ NSU. Công tố viên cho biết, luật sư 52 tuổi này đại diện cho một nạn nhân của vụ tấn công bằng bom đinh của những kẻ khủng bố cánh hữu ở Cologne, tại phố Keupstrasse, trong thủ tục xét xử vụ NSU ở Munich. Về việc này, vị luật sư đã nhận được hơn 211.000 euro từ ngân sách nhà nước. Bị cáo phủ nhận các cáo buộc. Khi bắt đầu quá trình xét xử, ông ta không nói gì.

Người phát ngôn của tòa án cho biết nếu bị kết tội, ông ta phải đối mặt với hình phạt tiền hoặc lên đến 5 năm tù giam. Trong trường hợp gian lận đặc biệt nghiêm trọng, có thể lên đến mười năm. Thủ tục xét xử này cũng liên quan đến câu hỏi liệu luật sư từ Eschweiler gần Aachen có được phép tiếp tục hành nghề của mình hay không. Ông ta bị cáo buộc gian lận, cố gắng gian lận, giả mạo tài liệu và xúi giục khẳng định sai bằng một lời tuyên thệ.

Meral Keskin - đó là tên của nữ nạn nhân trong cuộc tấn công bọn phát xít mới NSU ở Cologne. Sự thực là: Cuộc tấn công thật khủng khiếp. 22 người bị thương, trong đó có 4 người bị thương nặng. Nhiều người đã bị tổn thương nặng nề về tinh thần. Chỉ không có Meral Keskin - vì có bằng chứng cho thấy cô ấy chưa từng tồn tại.

Theo bản cáo trạng, luật sư đã thuyết phục được Tòa án thượng thẩm Munich về sự tồn tại của nữ nạn nhân. Để làm việc này, ông ta đã nộp các chứng chỉ y tế và tâm lý giả mạo và đề cập đến một phóng sự truyền hình: Trong đó thậm chí còn có hình ảnh của Meral Keskin.

Theo lời kể của công tố viên, vị luật sư này thậm chí còn giả vờ với Tòa thượng thẩm rằng thân chủ của ông đã gặp Tổng thống Liên bang ở Berlin và đã được bà Thủ tướng Angela Merkel tiếp đón. Theo cáo trạng, trong vụ lừa đảo ông ta đã hợp tác với một đồng nguyên đơn có thực từ phiên tòa NSU. Người này sau đó đã chết. Sau khi những cáo buộc chống lại luật sư được biết đến vào năm 2015, ông ta biện minh cho mình bằng cách nói rằng ông đã bị người đàn ông kia lừa. Ông luôn tin rằng nữ thân chủ của mình thực sự tồn tại.

Các vụ giết người hàng loạt do phân biệt chủng tộc của cái gọi là “Quốc xã hoạt động ngầm” (NSU) từ năm 2000 đến 2006 và cả vụ sát hại một nữ cảnh sát đã được xét xử tại Tòa thượng thẩm Munich trong hơn 5 năm. Năm 2018, Beate Zschäpe bị kết án tù chung thân vì 10 vụ giết người. Vì thủ tục xét xử kéo dài quá lâu, vị luật sư từ Eschweiler đã tham gia vào nhiều phiên tòa và theo công tố, đã nhận được khoản hoàn trả chi phí đi lại và các khoản tạm ứng cho sự có mặt ở phiên tòa. Ông ta cũng nhận được 5000 euro tiền hổ trợ cho nạn nhân. Theo công tố viên, tổng cộng 211.000 euro đã được chuyển cho ông ta. Ông ta chỉ trả lại 1500 euro cho kho bạc nhà nước cho đến nay.

Luật sư này cũng bị buộc tội liên quan đến vụ xét xử thảm họa của Cuộc diễu hành tình yêu ở Duisburg. Trong quá trình này, ông đã cố gắng - nhưng không thành công - để đại diện cho một người coi mình là nạn nhân. Vị Luật sư được cho là đã nhận thức được rằng người đàn ông này chỉ bịa ra căn bệnh chính là do hậu quả của vụ thảm họa.

Vụ lừa đảo đã bị phanh phui ở Munich khi tòa án triệu tập Meral Keskin, và ở Duisburg khi văn phòng công tố viên yêu cầu nộp giấy chứng nhận y tế. Một bản án trong thủ tục xét xử ở Aachen chỉ có thể được mong đợi trong vài tháng nữa.

Nguồn tin và ảnh: © dpa-infocom, dpa:200807-99-78699/2
Đường link của bài báo đăng trên tờ báo Badisches Tagblatt hôm 7-8-2020:

Đường link của bài báo đăng trên Báo Nhân Dân:

6 nhận xét:

  1. Làm nghề nào cũng phải đặt cái tâm của mình lên hàng đầu và đặc biệt là luật sư lại càng công tâm và rạch ròi. Chưa nói đến chuyên môn, trình độ hiểu biết mà chỉ lân la theo khía cạnh đạo đức thì những luật sư vụ Đồng tâm bào chữa cho ổ nhóm chống phá ấy là sự bê bết, nhục nhã, xấu xí và vô tâm nhất của Luật sư VN. Nhẽ ra phải lấy cái tâm lên đầu, nhưng không, họ lấy cái ác, cái xấu ra lấp liếm cho nhau, để rồi chọc ngoáy làm những điều trái với đạo đức nghề nghiệp.Người ta thường nói :"Ác giả ác báo", cái ác rồi sẽ có ngày phải bị trừng trị thôi.

    Trả lờiXóa
  2. Làm việc gì cũng phải có tâm, từ anh ăn mày (đã đi ăn mày thì chỉ cầu no đủ là được, có kẻ đi ăn mày lại muốn giàu tức là không có tâm của kẻ đi ăn mày) đến người lãnh đạo; các vị đã được ăn học đến cái danh, cái mác luật sư thì càng cần phải có tâm, đừng lươn lẹo để kiếm chác, lấy đạo đức con người và lẽ phải làm đầu, nếu bỏ cái đó thì chính là loại luật sư có cái tâm đen như chó thui rồi thì còn mần răng được chi?, mọi người sẽ khinh bỉ, phỉ nhổ đó ;một số vị nuật sư đang cãi hộ bọn giặc Kình Đồng Tâm nên hiểu rõ kẻo rước họa vào người đó .

    Trả lờiXóa
  3. Luật sư cũng là nhà làm luật, họ có trách nhiệm bảo vệ thân chủ của mình nhưng cũng phải tuân thủ những quy định của pháp luật và dựa trên luật mà nói chuyện. Trong vụ án tưởng chừng rõ như ban ngày thì một số luật sư rận chủ bảo vệ cho các bị cáo trong vụ án Đồng Tâm có những phát ngôn không thể nào..."ngửi" được, đến dư luận còn bức xúc huống hồ những người làm luật.

    Trả lờiXóa
  4. Khi làm bất cứ công việc gì cũng cần có cái tâm và cái tầm. Tuy nhiên nhiều người lại vì đồng tiền hoặc lợi ích khác của cá nhân mà bất chấp lời lẽ, không từ thủ đoạn nào để đạt được mục đích, kể cả luật sư khi là người nắm rõ pháp luật. Bởi thế mà nhiều luật sư trong vụ án Đồng Tâm đang bộc lộ bản chất và cho thấy sự lưu manh trong từng ngôn ngữ của mình.

    Trả lờiXóa
  5. luật sư du côn, lưu manh nghe thật ngược, lạ tai nhưng có lẽ là đúng với những kẻ mang danh luật su nhưng phát ngôn thì lại hết sức lưu manh, ớn lạnh, chỉ vì quyền lợi của chúng và những kẻ mà chúng bảo vệ. Theo dõi vụ án Đồng Tâm để thấy rõ bộ mặt ghê tởm của một số kẻ rận chủ này.

    Trả lờiXóa
  6. Mình thấy rằng là một luật sư ngoài bảo vệ công lý, sự tôn nghiêm của pháp luật, bảo vệ cái đúng trong xã hội thì cũng cần phải bảo vệ đạo đức xã hội, những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Nhưng hiện nay ta lại thấy một số luật sư lại lợi dụng sự hiểu biết của mình vì động cơ rất nhiều tiền mà bào chữa cho những cái sai trái trong xã hội.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog