Chia sẻ

Tre Làng

Tác phẩm văn học nào có giá trị được nhà văn Võ Thị Hảo sáng tác sau khi bà trở thành nhà "Dân Chửi"?

Hồ Ngọc Thắng (CHLB Đức)

Từ quê hương xứ Nghệ, mới đây, một người bạn hỏi tôi qua mạng Zalo: Anh ơi! Anh có biết Nhà văn VTH chạy sang Đức? Bà ấy làm gì bên đó? Tôi trả lời: Tôi „bám gót“ bà ta khi bà vừa đặt chân trên đường phố Berlin. Chỉ những người dân suốt ngày "đi cày" để mưu sinh và không quan tâm đến các vấn đề thời sự thì mù tịt, còn những người như tôi - những người luôn hướng về Tổ quốc đều biết rõ việc VTH đánh bài chuồn sang Đức. 

Năm 2015, bà ta khoe trên trang Việt ngữ của đài BBC rằng bà đang xin cư trú chính trị tại Đức. Gọi là cư trú chính trị cho nó sang cái mồm, trong thực tế là quay lưng lại với Đất nước và sống cuộc đời của một kẻ lưu vong. Truy cập mạng Internet, người ta sẽ nhanh chóng nhận ra, bà ta làm gì ở bên Đức: Thay vì sáng tác văn học, bà ta chỉ biết chửi, chửi Đảng, chửi Chính phủ, chửi chế độ, chửi Dân tộc Việt Nam ... Để có được bằng chứng nhằm thuyết phục Cơ quan di trú và tị nạn Liên bang Đức rằng bà ta là một nhà bất đồng chính kiến, bà ta khoe trên trang Việt ngữ của đài BBC rằng bây giờ bà ta còn là một họa sĩ. Điều mà người đọc bất bình nhất là việc bà ta tâng bốc văn hóa phương Tây và bỉu môi chê bai văn hóa Việt.

Vừa mới đây, hôm 5-9-2020, trang Việt ngữ của đài BBC đăng bài Chuẩn bị Đại hội 13: Thách thức cho Đảng Cộng sản Việt Nam? Phát biểu sau của VTH được giới thiệu với bạn đọc:

"Nhà văn Võ Thị Hảo (nhà bất đồng chính kiến và tị nạn chính trị, từ Berlin, CHLB Đức): Theo tôi, đó là quyền lực có xu thế bị biến thành lạm quyền và tham nhũng, không thể chữa trị vì đảng Cộng sản tuyệt đối độc quyền. Hệ thống chính trị nhiều chỗ biến thành đường dây ngầm về quyền lực mà ngay cả những lãnh đạo cao nhất cũng hãi hùng về an nguy trong các cuộc tranh giành phe phái trước đại hội đảng.

Thêm nữa, đó là, sự đàn áp tự do ngôn luận, ngay cả sự kêu cứu của dân oan vẫn một lòng tin đảng vẫn bị đàn áp, đến mức năm 2020 này đã xẩy ra vụ tập kích và thảm sát Đồng Tâm; và đó là một nền kinh tế, chính trị và ngoại giao thiếu tự chủ, lệ thuộc và lép vế so với Trung Quốc và ngay cả một vài lãnh đạo có tâm nhất vẫn không thể quản lý nổi sự xâm lấn về mọi mặt của Trung Quốc với Việt Nam: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa và ngoại giao."

Không cần phải là nhà khoa học nghiên cứu trên lĩnh vực chính trị học hay ngữ văn, người đọc nhanh chóng nhận ra, về nội dung, phát biểu này của VTH không khác gì mấy câu khẩu hiệu mà các mụ „dân chửi“ đôi khi lu loa ở Bờ Hồ, Hà Nội. Họ lu loa để gây sự chú ý của các cơ quan ngoại giao các nước phương Tây và tổ chức phi chính phủ NGO. Thảm hại thay, từng là một Nhà văn được không ít người hâm mộ giờ đây bà ta chỉ còn là một „con vẹt“ của hàng ngũ „dân chửi“.

Từ Thủ đô Hà Nội, một cô bạn quen tâm sự với tôi: VTH khôn thật, sướng thật! Con gái bà ta sống ở Vương quốc Anh và là cộng tác viên của trang Việt ngữ của đài BBC, thỉnh thoảng mẹ con gặp nhau ở Lôn Đôn hay Berlin, mỗi khi đi lại không cần thị thực nhập cảnh, suốt đời bà không còn phải lo „chuyện cơm áo gạo tiền“ … Suy nghĩ của tôi thì khác. Trong tình cảnh này, VTH không khôn và cũng không sướng. Một người khôn là người biết tạo cho mình một con đường lâu dài và bền vững dẫn đến sự hài hòa trong tình yêu đối với quê hương thứ hai và quê mẹ. Điều đó có nghĩa là được quê hương mới trọng dụng và quê cha đất tổ luôn mở rộng vòng tay chào đón khi trở về. Ở Hà Nội, bà ta có biệt thự, đi nước ngoài như đi chợ … giờ đây hết cửa trở về, số phận của bà rồi sẽ như ông Bùi Tín, một kẻ phản bội chết trong sự cô đơn và kinh miệt của đồng bào. Là một người cư trú chính trị, bà ta được hưởng chế độ trợ cấp xã hội. Nhưng với người Việt, khoản trợ cấp đó là nỗi nhục ê chề. Bởi vì thường xuyên bị cơ quan chính quyền „hành“ cho đủ đường, nào là phải chứng minh tài sản, xác nhận số tiền có ở tài khoản nhà Bank, đôi khi họ đến xem nhà ở, không thể tự đăng ký xe ô tô … Người Đức rất ghét và khinh thường người nước ngoài thuộc nhóm „ăn bám xã hội“, dù người đó trong quá khứ là Nhà văn, Nhà thơ, Nhạc sĩ, Ca sĩ ...

Một người yêu thích các tiểu thuyết của VTH tâm sự với tôi: VTH là Nhà văn nổi tiếng. Em thích các tiểu thuyết của VTH, hy vọng, sau khi tiếp cận với nền văn minh của Đức, bà sẽ có những sáng tác tuyệt vời. Tôi có suy nghĩ riêng: Bà ta nổi lên từ tiểu thuyết "Giàn thiêu" do NXB Phụ Nữ xuất bản. Về giá trị văn học nghệ thuật nó chẳng là cái gì, nhưng bán chạy vì ăn theo trào lưu tiểu thuyết lịch sử. Người ta lúc đó thích nó vì tính hám của lạ như cái thời mà dân ta thích món ăn nhanh của Mỹ Hamburger. Thực ra mà nói, "Giàn thiêu" chỉ tập trung khai thác các vụ bê bối trong cung cấm dưới thời Lý Thần Tông. Bây giờ, khi sắp bước sang cái tuổi „thất thập cổ lai hy“, bà ta cố gắng lắm cũng chỉ có thể nói tiếng Đức theo kiểu „tiếng bồi“. Như thế thì làm sao mà tiếp cận được nền văn minh Đức. Hơn 5 năm sống ở Đức, bà ta không có một tác phẩm văn học nào đáng nói. Những bài viết bà ta tải lên mạng Internet cũng không hơn những phát biểu của „thằng móc cua“ được phương Tây tâng bốc thành „nhà hoạt động“.

Nỗi thất vọng lớn nhất của tôi là sự gian dối của VTH. Bởi vì để được hưởng quy chế cư trú chính trị, người nộp đơn phải trình bày lý do là bị nhà cầm quyền đàn áp và tính mạng cũng như sức khỏe bị đe dọa nghiêm trọng. 

Trong thực tế, bà ta bị „đàn áp“ như thế nào, xin mời mọi người đọc bài Bình luận của Báo Nhân Dân đăng ngày 21-12-2015 Nói xấu chế độ, bịa đặt và xuyên tạc sự thật để được... tị nạn. Trong đó có đoạn: Ở Việt Nam mọi người đều biết … chẳng ai đàn áp, khủng bố họ. Cuộc sống của họ không đến nỗi thiếu thốn về vật chất, tinh thần. Với hàng triệu người Việt Nam, một chuyến ra nước ngoài, đặc biệt đi Tây Âu là không đơn giản, chí ít là về kinh tế, nhưng với họ đó là chuyện bình thường. Bản thân bà nhà văn vẫn thụ hưởng các quyền dân chủ như tự do ngôn luận, báo chí. Bà vẫn xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, sách của bà vẫn xuất bản trong nước. Mấy năm gần đây bà đã đưa ra nhiều phát ngôn tùy tiện xuyên tạc sự thật phê phán Đảng, Nhà nước, cán bộ lãnh đạo, … Vậy mà họ “xin tị nạn chính trị” thì quá khôi hài!

Đường link của bài Bình luận của Báo Nhân Dân:

2 nhận xét:

  1. Thích nhất câu "Một người khôn là biết tạo cho mình một con đường lâu dài và bền vững dẫn đến sự hài hòa trong tình yêu đối với quê hương thứ hai và quê mẹ. Điều đó có nghĩa là được quê hương mới trọng dụng và quê cha đất tổ luôn mở rộng vòng tay chào đón khi trở về". Đúng như vậy đó mới là một con người khôn khéo, giờ đấy với những gì đã làm thì số phận của bà VTH sẽ như ông Bùi Tính mà thôi.

    Trả lờiXóa
  2. Một kẻ từ bỏ quê hương, quay ngoắt với những gì mà tổ tiên, ông bà vun đắp lên để xin tị nạn, sống lưu vong nơi xứ người thật là tủi hổ. Tôi không biết VTH là người như thế nào, ra làm sao nhưng tôi chỉ biết một con người phản bội với tổ quốc, tự hỏi có điều gì tự nhục hơn nữa chứ?Nếu thật sự có tài năng và đức độ thì ả ta sẽ không là như thế, khổ nỗi thiếu đi 2 phẩm giá ấy sẽ mãi không thành một nhà văn...

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog