Chia sẻ

Tre Làng

Khiếp: Ông Lê Vinh Danh nhận lương tháng hơn 550 triệu đồng/tháng

Lương Hiệu trưởng trường Đại học Tôn Đức Thắng là 550 triệu đồng mỗi tháng, gấp 23 lần lương giảng viên, theo công bố của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Tại buổi họp báo chiều 23/10 ở Hà Nội, ông Trần Văn Thuật, Phó chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, thông tin ông Lê Vinh Danh, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Tôn Đức Thắng (TP HCM) đã có nhiều vi phạm công tác Đảng, như: ban hành quy chế làm việc của Đảng ủy không đầy đủ, thẩm quyền của Ban Thường vụ vượt quá quy định, thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của Đảng ủy, dẫn đến Đảng ủy có những vi phạm.

Trong công tác quản lý hành chính, ông Danh (ảnh bên) có nhiều vi phạm, như duyệt chi hơn 14 tỷ đồng không đúng quy định, sử dụng hơn 10 tỷ đồng tiền lãi từ nguồn cho vay của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trích lập các quỹ không đúng mục đích vay, không phản ánh đầy đủ thông tin trên sổ sách kế toán. Ông Danh còn chỉ đạo mua sắm tài sản gây thiệt hại cho trường 29 tỷ đồng.

Theo ông Thuật, việc chi trả lương cán bộ của nhà trường chưa minh bạch, chênh lệch lớn giữa hiệu trưởng và giảng viên. Lương bình quân tháng 9, viên chức giảng dạy là 23,7 triệu đồng, viên chức hành chính 22,5 triệu đồng, lao động giản đơn 13,4 triệu đồng. Lương của ông Lê Vinh Danh là 556 triệu đồng, trợ lý hiệu trưởng là 255 triệu đồng, người phụ trách trường 72,7 triệu đồng.

Ông Lê Vinh Danh còn được cho là thiếu gương mẫu trong việc kê khai tài sản, thu nhập, sử dụng chức danh giáo sư chưa đúng quy định dẫn đến phát sinh đơn thư tố cáo và không chấp hành nghiêm các kết luận kiểm tra, kiểm toán.

Ông Trần Văn Thuật, Phó chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Ảnh: Sơn Tùng.

Ngày 21/10, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã ban hành quyết định cách chức Hiệu trưởng Đại học Tôn Đức Thắng đối với với Danh. Đảng ủy khối Đại học, cao đẳng TP HCM trước đó đã quyết định cách tất cả chức vụ trong Đảng của ông Danh. "Việc xem xét, xử lý kỷ luật các viên chức quản lý tại Đại học Tôn Đức Thắng được tiến hành nghiêm túc, khách quan, công bằng, dân chủ, trên cơ sở các quy định", ông Thuật khẳng định.

Trả lời về trách nhiệm giám sát của cơ quan quản lý khi để sai phạm ở trường Tôn Đức Thắng kéo dài, ông Ngọ Duy Hiểu, Phó chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, cho biết mấy năm qua cơ quan đã nhiều lần kiểm tra, song lãnh đạo trường không chấp hành, kiểm toán vào thì lãnh đạo trường phản đối.

"Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã làm tương đối tốt công tác kiểm tra, song có nội dung chưa quyết liệt, chưa triệt để. Lãnh đạo cả nhiệm kỳ trước và nhiệm kỳ này đều phải nhìn lại sự việc. Chúng tôi sẵn sàng kiểm điểm rút kinh nghiệm", ông Hiểu nói.

Đề cập thông tin nhà trường tố cáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam yêu cầu trích nộp lại 30% tài chính, Trưởng ban Tài chính Nguyễn Minh Dũng cho hay, trong các dự toán, quyết toán của cơ quan không yêu cầu trường Đại học Tôn Đức Thắng nộp nghĩa vụ tài chính. Quy định trích nộp 30% áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp của Tổng liên đoàn.

Trong một đợt kiểm tra tại trường trước đây, đoàn kiểm tra có đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xem xét việc này và đề nghị trích bổ sung cho các quỹ của nhà trường, chứ không phải nộp về Tổng Liên đoàn.

Ông Danh 57 tuổi, quê Quảng Ngãi, học vị tiến sĩ. Từ năm 1991, ông công tác tại Đại học Tổng hợp TP HCM, Đại học Bách khoa TP HCM rồi Đại học Quốc gia TP HCM trước khi về Đại học Tôn Đức Thắng năm 1999.

Thành lập tháng 9/1997, Đại học Tôn Đức Thắng tiền thân là Đại học Công nghệ dân lập Tôn Đức Thắng, do Liên đoàn Lao động TP HCM sáng lập và quản lý, sau đó chuyển sang mô hình bán công, rồi công lập và chuyển về Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Đảng bộ Đại học Tôn Đức Thắng trực thuộc Đảng bộ khối Đại học, Cao đẳng TP HCM (thuộc Thành ủy TP HCM).

Đoàn Loan

5 nhận xét:

  1. Mức lương của ông còn cao hơn cả mức lương của những người đứng đầu Đảng và Nhà nước với trăm công nghìn việc mất :) Nhận cái đồng lương cao thế không biết có bao giờ nghĩ làm thế nào để xứng đang với số tiên mình được chi trả hay không. Tại sao mà số tiền lương vô lí khổng lồ đến vậy mà nay mới phát giác nhỉ? Không biết đã gây thiệt hại như thế nào cho Nhà nước rồi đây

    Trả lờiXóa
  2. Giờ bị phát giác là coi như xong rồi. Tồn tại quá nhiều cái trái với quy định nhà nước ở đây. Thử nghĩ xem nếu như mà lãnh đạo hay người đứng đầu một bộ phận, tổ chức nào cũng thực hiện kiểu không tiết kiệm như thế này thì nhà nước sẽ thiệt hại biết bao tiền của vì những thứ chi tiêu không hợp lí ? chắc là chuẩn bị khởi tố thôi nhỉ

    Trả lờiXóa
  3. Đầu tiên là cách chức tiếp theo là làm rõ xem số tiền lương khủng đó là từ đâu mà ra ? Trước giờ tôi biết có nghề phi công là lương cao rồi, thế mà giờ còn biết cả là hiệu trưởng 1 trường đại học còn có mức lương khủng hơn cả phi công. Thế này đi làm chẳng mấy chốc là nhà lầu xe hơi anh Danh nhỉ?

    Trả lờiXóa
  4. Như thế này thì thảo nào mà người dân họ cứ có những đánh giá không hay về người làm Nhà nước. Quan trọng có những thành phần con sâu làm dầu nồi canh như này mà con sâu này lại quá to. Làm sao mà một vị hiệu trưởng lại có được mức lương cao như vậy ạ? Nguồn gốc từ đâu ra và quy định nào chó phép việc chi trả số tiền lớn như vậy cho ông danh ạ?

    Trả lờiXóa
  5. Khiếp, gì mà cao dữ vậy, việc mà lương ông danh cao như thế không khỏi khiến mọi người thắc mắc...cái này thì chỉ trong LĐLĐ nắm rõ nhất xin phép không đề cậ. Nhưng đã gây hậu quả thất thoát, lãng phí ảnh hưởng đến nhà trường với những khoản tiền tỷ ấy là không chấp nhận được, phải bị xử lý. tôi nghĩ không chỉ ông Danh mà rất nhiều hiệu trưởng khác cũng có kiểu như ông Danh, và bài học của ông là lời cảnh tỉnh cho những ai còn say mê với quyền lực, tiền bạc mà quên đi nhiệm vụ chính là giảng dạy của mình.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog