Chia sẻ

Tre Làng

Tướng Myanmar tố Cố vấn Australia định bỏ trốn, mang theo bí mật quốc gia

Tướng Min Aung Hlaing cho biết, Myanmar đã phát hiện nhiều thông tin tài chính bí mật từ Cố vấn người Australia của bà Aung San Suu Kyi.

Ông Sean Turnell - Cố vấn kinh tế của bà Suu Kyi đứng ngoài cùng bên phải

Cụ thể, trong thông báo sáng 9/3, Tướng Min Aung Hlaing - Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Myanmar hiện đang đứng đầu chính quyền quân quản cho hay: “Myanmar đã ngăn chặn kịp thời hành vi trốn ra nước ngoài của cố vấn kinh tế Sean Turnell và phát hiện nhiều thông tin tài chính bí mật quốc gia. Các bộ trưởng đang tiến hành hành động pháp lý liên quan”.

Ông Turnell, Cố vấn kinh tế người Australia của bà Aung San Suu Kyi bị bắt từ ngày 6/2 và không rõ địa điểm bị giam giữ. Myanmar chưa công bố cáo buộc nhằm vào học giả người Australia đồng thời hạn chế quyền tiếp xúc lãnh sự.

Về phía Australia, nước này nhiều lần yêu cầu Myanmar lập tức trả tự do cho ông Turnell và sẽ dừng hợp tác quốc phòng với đất nước Đông Nam Á mà Australia đã chi tới 1,48 triệu USD, thay đổi chương trình viện trợ, chuyển sang các cộng đồng thiểu số của nước này.

Myanmar rơi vào bất ổn kể từ khi quân đội bắt giữ các quan chức đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD), Cố vấn Nhà nước Augn San Suu Kyi cũng nhiều quan chức khác … Sau đó, quân đội Myanmar lên nắm quyền, thiết quân luật và làm dậy sóng biểu tình dữ dội trên khắp lãnh thổ.

Myanmar đã triển khai cảnh sát và quân đội để giải tán đám đông, đẩy lui người biểu tình. Có lúc biểu tình lên cao, lực lượng an ninh đã dùng đến súng, hơi cay, lựu đạn gây choáng để trấn áp khiến ít nhất 50 người thiệt mạng.

Nguồn: Báo Giao thông

5 nhận xét:

  1. Sự vụ ở Myanmar đến mức hỗn độn như thế này âu cũng là hậu quả của "phi chính trị hóa lwujc lượng vũ trang". Một điều dễ nhận thấy là tương tự như ở Thái Lan, quân đội ở Myanmar có vị thế đặc biệt và rất hay chấp chính. Giờ chuyện tướng Quân đội chạy trốn mang theo bí mật nhà nước là một lẽ hết sức thường tình của tình trạng phi chính trị hóa quân đội, tách lwujc lượng vũ trang ra khỏi Chính phủ, ra khỏi sự quản lí của nhà nước.

    Trả lờiXóa
  2. Cuộc chính biến này ở Myanmar có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng sự kiện này có liên quan trực tiếp tới vấn đề "phi chính trị hóa" lực lượng vũ trang. Từ đó mới thấy, tuyệt đối không bao giờ được sa lầy vào bẫy đòi xóa điều 4 Hiến pháp hay "phi chính trị hóa" lực lượng công an, quân đội,... của mấy phần tử ba sọc.

    Trả lờiXóa
  3. Ố hô, loạn cả rồi, Myanmar bây giờ chia năm sẻ bảy tôi thấy hình ảnh về một hình ảnh của Syria, Lybia thứ 2 củ Châu Á đã xuất hiện rồi. Chúng tôi bây giờ chỉ còn có máu và nước mắt, đó là câu nói hết sức đau xót của người dân Syria, quả thật biểu tình, bạo loạn, bom đạn quá khủng khiếp. Việt Nam ta nên đề cao cảnh giác, không được để bị lợi dụng trong mọi tình huống bất ngờ.

    Trả lờiXóa
  4. Càng nhiều cái hay được khui ra rồi đây. Dứoi thời bà Suu Kyi thì kinh tế Myanmar cũng không có gì nổi bật cả Quân đội Myanmar chắc cũng chẳng quan tâm gì tới mấy lệnh trừng phạt của phương tây nữa rồi Quân đội Myanmar rắn thật


    Trả lờiXóa
  5. Đã từng có thời gian lũ rận chủ ở Việt Nam đòi hỏi chính phủ "phi chính trị hóa lực lượng vũ trang" giống Myanmar. Bây giờ thì chắc là sáng mắt cả rồi, đất nước chia năm xẻ bảy, bị nước ngoài giật dây, hỗn loạn, tụ tập, bạo loạn khi Covid vẫn đang còn hoành hành. Có quá nhiều thứ tồi tệ đang chờ nước bạn ở phía trước, hi vọng sẽ có giải pháp thỏa đáng để ổn định tình hình và táng vô mặt bọn dân chủ cuội những bài học về "dân chủ", "nhân quyền"....

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog