Chia sẻ

Tre Làng

Hãy bớt chọc ngoáy và bớt dân túy đi, anh Đào Tuấn và Trương Huy San ạ.

Khoai@

Thực hiện văn bản số 2562/UBND-KT của UBND TP Hà Nội về việc siết chặt việc cấp và sử dụng Giấy đi đường trong thời gian giãn cách xã hội theo Công điện số 18/CĐ-UBND ngày 6/8/2021, bắt đầu từ sáng nay người đi đường phải xuất trình giấy đi đường kèm theo căn cước công dân, lịch trực, lịch làm việc, văn bản phân công nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị... Chỉ chờ có thế, anh Trương Huy San, anh Đào Tuấn và một số KOLs khác bắt đầu chọc ngoáy kế hoạch này của Hà Nội.

Nội dung để đem ra chọc ngoáy Kế hoạch của Hà Nội không có gì mới, vẫn chỉ là thứ lập luận cũ rích như, "Quy định mới làm phiền nhân dân bởi thủ tục rườm rà", "làm khổ dân", "quy định này sẽ làm ùn tắc giao thông", "đó là cơ hội để lây lan bệnh tật" và rằng "Hà Nội sẽ toang".... 

Với văn bản số 2562 của UBND TP Hà Nội, nếu tinh ý một chút sẽ nhận ra, đối tượng điều chỉnh của văn bản này là toàn dân, nhưng nhấn mạnh có trọng tâm vào cán bộ, công chức, công nhân, người làm việc trong các cơ quan, tổ chức và cơ sở sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ thiết yếu.

Dù không nói ra, nhưng ai cũng biết vì sao Hà Nội lại ban hành văn bản này. Nó xuất phát từ việc nhiều cơ quan, tổ chức chưa chấp hành tốt việc thực hiện giãn cách xã hội, dẫn đến việc cấp giấy đi đường cho nhân viên một cách tùy tiện. Nhiều người được cấp giấy đi đường nhưng lại không có lịch trực, không được phân công nhiệm vụ và không phải là đi làm việc... Chính vì vậy, để việc thực hiện giãn cách xã hội đi vào thực chất, UNBD Thành phố ban hành văn bản 2562 do Phó Chủ tịch Nguyễn Mạnh Quyền ký (Không phải là ông Chu Ngọc Anh ký như Trương Huy San viết).

Xét về thực chất, các quy định về giãn cách xã hội trong văn bản 2562 này không có gì mới mà chỉ nhắc lại và nhấn mạnh thêm một số nội dung của Công điện số 18, trong đó tập trung vào việc cấp giấy đi đường trong thời gian giãn cách xã hội.

Theo đó, vẫn là "các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm quy định cấp và sử dụng giấy đi đường. Ngoài giấy đi đường theo mẫu của thành phố, tại các chốt kiểm soát, người đi đường phải xuất trình một số giấy tờ cá nhân như: CCCD/CMTND, lịch trực, lịch làm việc, văn bản phân công nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.".

Chỉ cần người đọc thông viết thạo là có thể hiểu được rằng, khi bạn muốn ra đường, giấy đi đường sẽ có giá trị khi và chỉ khi nó là của bạn chứ không phải của ai khác và nó được cấp vì lý do phải thực hiện nhiệm vụ. Muốn chứng minh giấy đi đường của bạn có giá trị thì chỉ cần cung cấp văn bản được phân công công tác, lịch trực và căn cước công dân là đủ. Tôi tin rằng, nếu bạn được phân công phải làm việc, phải trực cơ quan thì chuyện lãnh đạo cơ quan cấp giấy xác nhận đó là quá đơn giản. Còn Căn cước công dân thì đương nhiên vẫn phải mang theo người như mọi khi, không có gì mới. Quy định thêm như thế chính là để phòng tránh việc cấp giấy đi đường tùy tiện làm ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch của Thủ đô và nó cũng là cơ sở để có chế tài xử lý các lãnh đạo cấp giấy đi đường sai mục đích trong thời gian giãn cách xã hội trên địa bàn Thành phố.

Tôi đồng ý với anh Truong Huy San rằng, "Đừng biến các UBND Phường, các chốt kiểm tra giấy tờ... trở thành các tụ điểm lây lan dịch bệnh" và "chỉ có khoảng cách giữa người với người mới là điều kiện lây lan dịch bệnh" nhưng câu này anh cần phải căn dặn hoặc góp ý với người dân mới phải. Hãy căn dặn người dân rằng khi đến UBND phường xã, hay các chốt kiểm soát dịch thì phải thực hiện đúng các quy định giãn cách xã hội, bởi chen chúc, xô đẩy nhau sẽ là cơ hội để lây lan dịch bệnh. 

Anh Trương Huy San đã sai khi viết rằng, cứ dừng lại kiểm tra thì "sẽ làm tăng thêm nguy cơ lây lan cho cả viên chức chính quyền và dân chúng". Việc kiểm tra có quy trình đầy đủ rồi anh ạ. Chấp hành việc sát khuẩn, đeo khẩu trang đúng cách, xếp hàng, giữ gìn khoảng cách theo hướng dẫn thì không có chuyện lây lan anh nhé.

Ngoài lý do "biến UBND Phường thành tụ điểm lây lan dịch bệnh" như anh Trương Huy San viết thì anh Đào Tuấnviết sặc mùi kích động, kiểu "Tức là từ giờ, ngoài giấy đi đường, còn phải có căn cước công dân, có lịch trực, có này nọ kia khác nữa cơ. Mà thiếu thì không nói nhiều: 3 củ". Là phóng viên báo Lao Động, lẽ anh phải biết rằng, văn bản 2562 được ban hành từ chiều qua 8/8 chứ không phải ban ảnh vào ban đêm như anh viết và ngày hôm nay 9/8 thì những ai chưa đủ giấy tờ sẽ chị bị nhắc nhở chứ chưa xử phạt ai cả. Anh Đào Tuấn có thể kiểm chứng theo link dưới đây:


Xin được nhắc lại cho anh Trương Huy San và anh Đào Tuấn rõ, Hà Nội ban hành văn bản này là căn cứ vào tình hình thực tế của Hà Nội và dựa trên những bài học quý báu được rút ra từ các địa phương khác đấy. 

Chống dịch đã khó, chống đại dịch càng khó hơn (các anh xem tình hình thế giới chống dịch Covid-19 hiện nay như thế nào thì biết), ở đó mỗi tổ chức, mỗi cá nhân đều phải bớt cái tôi đi một chút và một số nội dung về quyền con người cũng có thể tạm thời bị hạn chế. Vì thế đừng nhân danh này nọ mà kích động người dân phản ứng tiêu cực, đi ngược lại với nỗ lực của toàn xã hội trong công tác chống dịch trong suốt thời gian qua. Và cuối cùng, Hà Nội không phải là chỗ để các anh thực hiện chủ nghĩa dân túy để thông qua đó đạt được các mục đích cá nhân đâu. 

7 nhận xét:

  1. Chống dịch thực sự phải là sự vào cuộc của toàn dân, toàn dân ý thức chung tay chống dịch. trong những ngày vừa qua hà nội đã và đang siết rất chặt, tuy nhiên vẫn còn lây nhiễm, số ca mắc vẫn còn. UBND TP Hà Nội tiếp tục cho giãn cách và tiếp tục siết chặt công tác quản lý, kiểm tra giám sát, đó là bài học kinh nghiệm. Không ai muốn Hà Nội "bung, toang" cả thưa a San vẩu, thưa A tuấn. các anh sống, không có tính xây dựng, không có tính cố hữu, sống chỉ biết kích động và chống phá. Thử hỏi như các anh thì sống để làm gì... Tôi thực sự không hiểu vì sao các anh viết được như thế, tuy nhiên Việc mà TP HN đang làm là hoàn toàn hợp lý, chính xác và khách quan.

    Trả lờiXóa
  2. Đang là đợt giãn cách thứ 2 của Hà Nội nhưng số ca nhiễm ghi nhận mỗi ngày vẫn chưa có dấu hiệu giảm do vậy việc cấp thiết là phải quyết liệt hơn nữa trong vấn đề kiếm soát quản lý, kiểm tra xử phạt các cá nhân vẫn chưa nêu cao ý thức với cộng đồng. Như anh Tuấn và anh San nói thì chứng tỏ một điều là cách nhìn đời của 2 anh quá nông cạn và đầy phiến diện. Các anh nhìn đời bằng việc "Dân đã đủ sợ để tự dè chừng nhau rồi" nhưng rồi vẫn có những người đi thể dục vào sáng sớm, không có lịch làm việc nhưng vẫn được cấp giấy để đi ra ngoài, hay là vì chút lợi ích kinh tế mà bất chấp dịch để vi phạm... Cái con mắt màu hồng của các anh chắc là sẽ mộng mơ và tốt đẹp lắm chứ thực tế thì các lực lượng chức năng cũng căng mình ngày đêm để kiểm soát không để xảy ra vi phạm đấy ạ. Tư duy của a San, a Tuấn thì chỉ để lên mạng hát bài ca "dân túy", chỉ trích, xoi mói để kiếm chút thương hại từ nhân dân thôi chứ như lãnh đạo TP thì người ta điều hành cả một thành phố lớn, ngày đêm trăn trở để đem lại sự bình yên cho nhân dân từ những việc thiết thực nhất các anh ạ.

    Trả lờiXóa
  3. Chẳng biết não bộ anh San và anh Tuấn có phát triển kịp cơ thể để nhận thức được tình hình một cách bình thường không mà hai anh có thể phát biểu nghe nó thối tha và bỉ ổi đến như vậy. Tình hình dịch bệnh Hà Nội tuy vẫn đang nằm trong tầm kiểm soát tuy nhiên vẫn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ bùng phát mạnh và nguy hiểm thì việc tăng cường việc kiểm soát của lãnh đạo TP có gì không đúng à hai anh. Văn bản nêu cụ thể là vậy nhưng hai anh cũng phải tự vận động tư duy đơn giản của mình để hiểu nữa chứ, trong việc kiểm soát giấy tờ của người dân thì việc tuân thủ 5K vẫn sẽ được thực hiện nghiêm túc. Vậy thử hỏi tư duy của các anh "lỡ" để quên ở đâu khi viết bài vậy?

    Trả lờiXóa
  4. Chống dịch là cả một quá trình lâu dài, quyết liệt mà chính quyền và nhân dân phải cùng quyết tâm thực hiện trong một thời gian dài với những hành động thiết thực. Nếu không siết chặt ngay từ khi dịch bệnh còn nằm ở mức nguy cơ bùng phát cao thì sao có thể kiểm soát được dịch bệnh

    Trả lờiXóa
  5. Những giải pháp đề ra để phòng, chống dịch bệnh Covid-19 là rất cần thiết, mang tính cấp bách. Tuy nhiên, đây là những hoạt động chưa có tiền lệ, đồng thời chịu tác động của nhiều yếu tố bao gồm cả khách quan và chủ quan nên những hạn chế, bất cập khi triển khai áp dụng vào thực tế là điều không thể tránh khỏi. Nhưng cũng cần thấy rằng, chính quyền TP và các cơ quan chức năng đã rất cầu thị, lắng nghe, tiếp thu ý kiến phản hồi từ người dân, cơ quan, tổ chức và qua phản ánh của các cơ quan truyền thông để kịp thời điều chỉnh, tháo gỡ, khắc phục những tồn tại, hạn chế tất cả vì mục tiêu sớm kiểm soát và tiến tới khống chế dịch, bảo vệ an toàn sức khỏe, tính mạng của người dân, sự phát triển của thành phố. Nếu có ý kiến đóng góp thì xin hãy liên hệ với các cơ quan chức năng chứ đừng lấy cái cớ dân túy để rồi đăng tải bài viết phản ánh thái độ này kia, việc mà một nhà báo nên làm đó là truyền tải những thông tin tích cực đến mọi người dân, thông tin đó phải được kiểm chứng, để tạo niềm tin, động lực cho nhân dân trong công tác chống dịch.

    Trả lờiXóa
  6. Sự giả dối một cách trắng trợn của các đám dân chủ,các đám người lưu vong bên nước ngoài thường xuyên xuyên tạc về tình hình đất nước nhưng dù sao đi nữa,các việc họ phá hoại cũng vô ích thôi,hãy nhìn vào đất nước Việt Nam ta hiện nay,đã là nước có tiềm lực về kinh tế,chính trị,quốc phòng an ninh rồi

    Trả lờiXóa
  7. Chống dịch đã khó, chống đại dịch càng khó hơn (các anh xem tình hình thế giới chống dịch Covid-19 hiện nay như thế nào thì biết), ở đó mỗi tổ chức, mỗi cá nhân đều phải bớt cái tôi đi một chút và một số nội dung về quyền con người cũng có thể tạm thời bị hạn chế. Vì thế đừng nhân danh này nọ mà kích động người dân phản ứng tiêu cực, đi ngược lại với nỗ lực của toàn xã hội trong công tác chống dịch trong suốt thời gian qua.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog