Chia sẻ

Tre Làng

BBC lại xuyên tạc bài viết của Cựu Bộ trưởng Thông tin & Truyền thông Lê Doãn Hợp

Khoai@

Ai đó đã đúng khi nói, "không xuyên tạc, không bẻ cong sự thật, không chống phá Việt Nam thì không phải là BBC". Trong vài bài viết mới đây, mượn vài ý trong bài  "Vài suy ngẫm của một người ngoại đạo về chống đại dịch" của Cựu Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp đăng trên VietnamNet hôm 25/10/2021, BBC đã rêu rao rằng, cách chống dịch Covid-19 của Việt Nam là không nhất quán, các lãnh đạo thì tiền hậu bất nhất và xuyên tạc lời phát biểu ông Lê Doãn Hợp nhằm chia rẽ, kích động, tạo mâu thuẫn giữa các lực lượng chống dịch.

Như thường lệ, BBC cũng nhét chữ vào miệng ông Lê Doãn Hợp để nói rằng, đã có những "sai lầm khi chính quyền Việt Nam các cấp ứng phó với làn sóng thứ tư của đại dịch Covid" và "Bài "Vài suy ngẫm của một người ngoại đạo về chống đại dịch" nói đến hiện tượng phát biểu "tiền hậu bất nhất" của các lãnh đạo, quan chức đương nhiệm, về tư duy coi "chống dịch như chống giặc", về niềm tin và về vai trò của dân trong quan hệ với các lực lượng bảo vệ Đảng CSVN". Bài viết của BBC có thể lừa được nhiều người và đã được nhiều đối tượng chia sẻ, giúp lan tỏa trên mạng.

Luận điệu của BBC cũng giống như luận điệu của một số kẻ mượn danh dân chủ để vu cáo, xuyên tạc phương thức chống dịch, phê phán lãnh đạo là "tiền hậu bất nhất", lúc đầu là "Zero Covid" sau lại "Sống chung với dịch" để nói rằng "Việt Nam đã sai lầm trong nhận định và đã thất bại, nay phải chuyển hướng sống chung với dịch"...  nhằm tạo ra sự thù hằn, đối lập giữa người dân với cơ quan công quyền. Tôi hoàn toàn không tìm thấy bất kể một văn bản nào nói rằng Việt Nam tuyên bố chống dịch kiểu "Zero Covid". 

Thực tế, Việt Nam luôn nhất quán trong phòng chống dịch Covid-19. Chiến lược là nhất quán với mục tiêu không bao giờ thay đổi là bảo vệ người dân, nhưng chiến thuật thì phải linh hoạt, thay đổi theo tình huống cụ thể. Hôm 21/10, tại phiên thảo luận tổ ở Quốc hội, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long nói về chủ trương và công tác phòng chống dịch Covid-19 thời gian qua đã khẳng định: "Chúng ta chưa bao giờ tuyên bố là 'Zero Covid' nhưng cách làm của chúng ta thể hiện ra chúng ta kiểm soát dịch theo hướng này". 

Bất kể chính phủ nào, quốc gia hay vùng nào cũng vậy đều nhận rõ, chống Covid-19 là “cuộc chiến” chưa có tiền lệ. Với biến thể Delta và nhiều biến thể khác, thế giới coi đây như một đại dịch mới, làm đảo ngược tất cả thành tựu chống dịch của các nước, kể cả nước phát triển và có tỷ lệ tiêm chủng cao, trong khi nhận thức của các nước về Covid-19 chưa thể và không thể đầy đủ. Chính vì thế mà chỉ có thể dựa vào những kiến thức đã có về dịch bệnh, dựa vào kinh nghiệm của các nước để vừa chống dịch, vừa tiếp tục nghiên cứu với mục tiêu bảo vệ tốt nhất cho người dân.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng đã thừa nhận Việt Nam cũng “rất căng thẳng” khi ứng phó với biến chủng Delta. Việt Nam chưa bao giờ tuyên bố là “Zero Covid-19” nhưng cách làm của chúng ta, từ việc áp dụng các biện pháp siết chặt giãn cách xã hội, truy vết F0, cách ly và phong tỏa nghiêm ngặt đến đẩy mạnh tiêm chủng vaccine đều thể hiện chúng ta đang kiểm soát dịch theo hướng này. Nhưng đó là câu chuyện của trước đây. Còn bây giờ, Việt Nam đã chuyển hướng chống dịch theo tinh thần của Nghị quyết 128 “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”. Thế nhưng, các đối tượng có mưu đồ chống phá đã cắt bỏ đi câu chuyện chống dịch trước đây và chỉ nói mỗi phần sau là hiện tại để xuyên tạc phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long rằng nước ta vẫn chống dịch theo kiểu “Zero Covid".

Nghị quyết 128 của Chính phủ Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” được xem là mốc đánh dấu sự thay đổi trong tư duy, quan điểm về phòng, chống dịch bệnh Covid 19 của Việt Nam. Theo đó, người dân đã tiêm vaccine được phép tham gia lao động, sản xuất, đưa cuộc sống về trạng thái bình thường mới. Nhưng các địa phương vẫn kiểm soát và đưa ra những biện pháp phù hợp theo từng cấp độ dựa trên tiêu chuẩn quy định của Nghị quyết 128.

Tôi đã đọc kỹ bài viết của Cựu Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp đăng trên VietnamNet hôm 25/10/2021, nhưng không hề tìm thấy chỗ nào ông Lê Doãn Hợp phê phán Chính phủ, lãnh đạo bộ y tế và chính quyền các địa phương "tiền hậu bất nhất" trong chống dịch ngoại trừ việc lưu ý chính quyền cơ sở phải thực hiện chống dịch sao cho thống nhất với Trung ương để có được niềm tin tuyệt đối của người dân. Bạn đọc có thể bấm vào đây để kiểm chứng.

Trong bài viết, ông Lê Doãn Hợp chỉ ra 7 bài họ
c là (1) Coi trọng địa bàn cơ sở; (2) Quan tâm đến lực lượng nòng cốt; (3) Nhìn rõ hơn vai trò của doanh nhân, doanh nghiệp; (4) Đại dịch là cơ hội vàng cho ứng dụng CNTT; (5) Đại dịch và niềm tin; (6) Nghĩ sâu hơn việc quy hoạch các khu công nghiệp tập trung và (7) Phục hồi kinh tế gắn với phòng và chống Covid. Tuy nhiên, BBC lại lấy nội dung thứ (2) là "Quan tâm đến lực lượng nòng cốt" để kích động các lực lượng khác.

Nguyên văn "Quan tâm đến lực lượng nòng cốt" được viết là:

"Qua chống đại dịch lần thứ 4 này, chúng ta nhận rõ 3 ngành chủ công là: Y tế, Quân đội và Công an. Chăm lo cho ngành chủ công về chuyên môn là Y tế để đẩy lùi dịch bệnh, đồng thời phải xây dựng 2 ngành nòng cốt là Quân đội và Công an để tiên phong làm tròn mọi việc khi Đảng cần, dân mong. Là người đi từ địa phương ra Trung ương, tôi có thể nói rằng: Khi diễn tập, chúng ta làm rất tốt và bài bản, nhưng khi có chuyện xảy ra thì bên cạnh Đảng và nhà nước, chỉ còn rõ nhất Quân đội và Công an. Quân đội ta là QĐND, Công an là CAND, nên làm tất cả vì dân là cần thiết và đúng đắn".

Những gì ông Lê Doãn Hợp phát biểu là thực tế. Xuyên suốt các đợt dịch, ai cũng dễ dàng nhận thấy lực lượng y tế, quân đội và công an là lực lượng chủ công, vất vả nhất và vì thế cần phải chăm lo cho các lực lượng này. Mặt khác, ông Hợp cũng có ý nhắc nhở các lực lượng khác cần phát huy tốt hơn nữa vai trò của mình khi tham gia chống dịch như khi tham gia diễn tập. Những gì mà ông Lê Doãn Hợp nói là hoàn toàn chính xác. Covid làm lộ ra nhiều điều cả mặt tốt lẫn mặt xấu. Cái tốt thì cần nhân lên, cái xấu cần phải được loại bỏ, và cái gì chưa tốt cần rút kinh nghiệm để cải thiện.

Tiếc rằng, một bài viết tốt của cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông đã bị BBC đã lợi dụng để xuyên tạc, bóp méo tình hình thực tế tại Việt Nam qua đó, kích động, tạo mâu thuẫn và chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân. Tiếc hơn nữa là vẫn còn một số người được coi là nhân sỹ, trí thức dù biết rõ mưu đồ của BBC cũng như các thể loại tương tự, nhưng vẫn vờ như không biết để tiếp tay, lan tỏa những thoogn tin xấu độc này.

9 nhận xét:

  1. Nội dung BBC đăng tải trên trang tin của mình là hoàn toàn sai sự thật, cố ý xuyên tạc bài phát biểu của Cựu Bộ trưởng TTTT. Ý kiến đóng góp rất hay của ông lại bọn BBC bóp méo, gây hiểu nhầm về công tác chống dịch cũng như hạ uy tín của đồng chí

    Trả lờiXóa
  2. Trang BBC cũng giống như một số tổ chức, cá nhân phản động trong và ngoài nước, họ ko giúp được gì cho công cuộc chống dịch ở VN. Thế nhưng họ luôn tìm mọi cách để xuyên tạc tình hình, gây khó khăn cho công tác chống dịch . Mong mọi người tỉnh táo và ko để cho những luận điệu sai trái của BBC lừa bịp BBC luôn lợi dụng những sự kiện chính trị trong nước để xuyên tạc, chống phá Mấy thể loại báo chí lá cải chuyên chống phá Việt Nam như BBC, RFA, RFI nên cho hết vào sọt rác chứ đừng đọc


    Trả lờiXóa
  3. Phải nói rằng, hèn hạ nhất trong các loại hèn hạ chính là BBC News Tiếng việt trong những năm vừa qua. Để kéo lượt tương tác mạnh từ cộng đồng mạng, bọn chúng trơ trẽn, đểu cáng khi liên tục xen kẽ những tin giả, tin xuyên tạc, bôi nhọ, chống phá trong những bài viết tưởng chừng như "đầy tính đóng góp" này. Việc xuyên tạc, cắt chữ đổi ý lời nói của cựu Bộ trưởng Lê Doãn Hợp đã thể hiện rõ cá bản chất thối nát, mạt nhược và hèn hạ của chúng. Đúng là như vậy, lời nói của Cựu Bộ trưởng rất đúng thực tế những gì đất nước chúng ta đã trải qua trong đợt dịch lần thứ 4 này nhưng phải là toàn bộ ý nghĩa của lời phát biểu chứ không phải cứ "nhét chữ" "cắt gọt" lời của người khác như BBC đã làm. Trong đợt dịch lần này, sự nhất quán của các cấp Đảng, Chính quyền thể hiện rất rõ trong việc đề ra các chủ trương, biện pháp chống dịch đúng đắn, kịp thời, hợp lý, tất cả đều vì cuộc sống và sức khỏe của nhân dân. Trong đó, vai trò của lực lượng y tế, Quân đội nhân dân, Công an nhân dân là vô cùng to lớn cũng như được người dân ghi nhân và hết mức kính trọng.

    Trả lờiXóa
  4. BBC News Tiếng Việt, Nhật ký yêu nước, Việt Tân hay RFA,.... đều là những loài "kền kền ăn xác chết" hả hê trên xương máu, mạng sống của đồng bào. Đợt dịch vừa qua ngoài việc xuyên tạc, tuyên truyền những biện pháp chống dịch của Chính phủ, liên tục kích động, khơi gợi hận thù, dụ dỗ người dân biểu tình trong tình cảnh dịch bệnh đang căng thẳng nhất chỉ để thỏa mãn lòng thù hận, sự ích kỷ của chúng chứ không mảy may gì đến sức khỏe của đồng bào ta. Vậy thử hỏi thì chúng có tư cách gì để luận bàn, xét nét về những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong công tác chống dịch vừa qua? Đó là chưa kể đến sự thối tha, hèn hạ khi cắt lời, xuyên tạc lời phát biểu của Cựu Bộ trưởng Thông tin và truyền thông Lê Doãn Hợp hòng phủ nhận đi vai trò của Nhà nước, các lực lượng tuyến đầu chống dịch trong đợt dịch lần thứ 4 này.

    Trả lờiXóa
  5. Trước giờ BBC vốn đã "phát huy" rất "tốt" "chuyên môn" của chúng là đi xuyên tạc, cắt xén, bóp méo sự thật. Không gì là lạ khi chúng cố tình cắt xén và xuyên tạc lời của ông Lê Doãn Hợp. Nhưng vấn đề là những người được coi là nhân sĩ, trí thức biết rõ thủ đoạn và mưu đồ xấu xa của chúng mà vẫn dung túng, tung hô những lời lẽ xấu xa của chúng.

    Trả lờiXóa
  6. Đúng vậy, không xuyên tạc không bẻ cong, không chống phá thì không phải BBC. Riêng cái thằng BBC này thì tôi cứ chặn là nó lại hiện lên, khó hiểu. Về bai viết của anh Hợp thì tôi đọc rất kĩ, anh viết rất gãy góc và hay, đủ ý thể hiện trình độ nhân cách lớn của anh. Nhưng cái bọn BBC này lại xuyên tạc đủ đường, nói láo. Vậy nên chúng ta khi đọc khi nghe những bài như này nên cẩn thận, tránh bị nó lừa lọc dắt mũi

    Trả lờiXóa
  7. Từ trước tới nay, BBC luôn lợi dụng các vấn đề khó khăn của VN để tuyên truyền chống phá đảng, nhà nước ta. Những bài viết của họ tưởng như khách quan, khoa học nhưng thực chất lồng ghép trong đó là mưu đồ xuyên tạc, kích động rất nguy hiểm BBC luôn lợi dụng những sự kiện chính trị trong nước để xuyên tạc, chống phá Mấy thể loại báo chí lá cải chuyên chống phá Việt Nam như BBC, RFA, RFI nên cho hết vào sọt rác chứ đừng đọc Hiện tượng quá quen thuộc của nhà đài BBC khi cố tình xuyên tạc, vu khống Việt Nam bằng nhiều hình thức, cũng may người dân Việt Nam tỉnh táo đề phòng



    Trả lờiXóa
  8. nghe đến cái tên BBC là thấy không đáng tin rồi, chỉ mong người dùng mạng xã hội đọc tin tức phải cảnh giác, nếu không sẽ rất dễ rơi vào cái bẫy của chúng BBC thì nào giờ nổi tiếng là gạt người và hay ghen ăn tức ở. Xạo quần như này thì sớm muộn cũng bị đánh sập Trước giờ BBC vốn đã "phát huy" rất "tốt" "chuyên môn" của chúng là đi xuyên tạc, cắt xén, bóp méo sự thật. Không gì là lạ khi chúng cố tình cắt xén và xuyên tạc lời của ông Lê Doãn Hợp. Nhưng vấn đề là những người được coi là nhân sĩ, trí thức biết rõ thủ đoạn và mưu đồ xấu xa của chúng mà vẫn dung túng, tung hô những lời lẽ xấu xa của chúng.


    Trả lờiXóa
  9. Ai đó đã đúng khi nói, "không xuyên tạc, không bẻ cong sự thật, không chống phá Việt Nam thì không phải là BBC". Trong vài bài viết mới đây, mượn vài ý trong bài "Vài suy ngẫm của một người ngoại đạo về chống đại dịch" của Cựu Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp đăng trên VietnamNet hôm 25/10/2021, BBC đã rêu rao rằng, cách chống dịch Covid-19 của Việt Nam là không nhất quán, các lãnh đạo thì tiền hậu bất nhất và xuyên tạc lời phát biểu ông Lê Doãn Hợp nhằm chia rẽ, kích động, tạo mâu thuẫn giữa các lực lượng chống dịch.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog