Chia sẻ

Tre Làng

Nói với PGS.TS Nguyễn Hoàng Ánh về vụ bé gái 8 tuổi bị bạo hành đến tử vong

Cuteo@

Hôm qua, 29/12/2021, BBC Tiếng Việt đăng bài viết của PGS.TS Nguyễn Hoàng Ánh viết về vụ bé gái 8 tuổi “bị bạo hành đến chết” ở TPHCM.

Theo chị Ánh, nguyên nhân tình trạng bạo lực trẻ em ở Việt Nam dễ xảy ra, và xảy ra thường xuyên là do: (1) xã hội không coi đứa trẻ là một CON NGƯỜI mà coi là một vật thể phụ thuộc của bố mẹ, gia đình; (2) là quá tin tưởng vào sự bảo vệ của bố mẹ với trẻ em, nói cách khác là xã hội khoán trắng an nguy của đứa trẻ cho gia đình; (3) theo chị Ánh là quan trọng nhất là "Quốc gia đang thiếu thiết chế bảo vệ trẻ em". Cũng theo chị này, "Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn công ước của Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em vào ngày 20 tháng 2 năm 1990. Trong nước có luật Trẻ em từ năm 2004, lần sửa đổi mới nhất là năm 2016 nhưng tình hình trẻ em ở Việt Nam về mọi mặt không có gì khá hơn các quốc gia khác vì chúng ta thiếu thiết chế bảo vệ trẻ em…".

Với (1), tôi sẽ không bao giờ đồng ý với TS Nguyễn Hoàng Ánh rằng, xã hội ta "không coi đứa trẻ là một CON NGƯỜI mà coi là một vật thể phụ thuộc của bố mẹ, gia đình". Đây là câu chuyện nghiêm túc đảm bảo cho sự tiếp nối giữa các thế hệ, xa hơn nữa là tương lai của đất nước, của dân tộc, và con cái với người Việt luôn là báu vật. Sẽ rất tàn nhẫn khi coi chúng là vật thể hay không phải là con người. Tôi không rõ chị Ánh có con không, nhưng phát biểu thế là hơi liều.

Với (2), cho rằng chị Ánh nói "là quá tin tưởng vào sự bảo vệ của bố mẹ với trẻ em" là không chính xác. Trẻ em ở đây không trẻ là mẫu giáo hay lớp 1 lớp 2 mà phải hiểu là từ 18 tuổi trở xuống. Với cách hiểu này, hầu hết các bậc cha mẹ đều ý thức được việc bảo vệ con cái quan trọng như thế nào, vì thế ngoài cho ăn, cho học thì các bậc cha mẹ đều chú ý đến việc bảo vệ trẻ bằng cách nhờ cậy hàng xóm, láng giềng, trường lớp và cả xã hội. Chị Ánh càng sai khi cho rằng việc bảo vệ trẻ em là "khoán trắng an nguy của đứa trẻ cho gia đình". Đây là một thực tế, bởi ngay cả các nhà "dân chủ cấp tiến" hay các thế lực chống phá Việt Nam đều đổ lỗi cho xã hội, đổ lỗi cho chế độ, cho nền giáo dục nước nhà mỗi khi có chuyện bạo hành trẻ em. Điều này có nghĩa, việc bảo vệ trẻ em ở Vịệt Nam không chỉ là các bậc cha mẹ mà còn là xã hội. 

Đó là chưa nói đến khía cạnh pháp luật liên quan tới bảo vệ trẻ em đã rất phát triển, không chỉ ở luật Bảo vệ trẻ em mà còn được cụ thể hóa vào các điều luật Tố tụng, luật Hình sự, luật Giáo dục... Nội dung này xin được bàn sâu trong một entry khác.

Với (3), tôi
không hoàn toàn đồng ý với kết luận "tình hình trẻ em ở Việt Nam về mọi mặt không có gì khá hơn các quốc gia khác vì chúng ta thiếu thiết chế bảo vệ trẻ em…".

Thực ra thiết chế bảo vệ trẻ em ở nước nào cũng sẽ vẫn có những vấn đề của nó. Ở châu Âu hay Mỹ hàng năm có đến hàng ngàn vụ bạo lực, bóc lột sức lao động trẻ em. Ngay cả nơi được coi là thiêng liêng như nhà thờ thì chuyện lạm dụng tình dục trẻ em vẫn xảy ra. Chị Ánh có thể gõ vào ô tìm kiếm của Google để đọc. Nói như thế để thấy, bất cứ đâu thì hệ thống thiết chế hay thể chế bảo vệ trẻ em cũng sẽ còn có vấn đề và Việt Nam không phải là ngoại lệ. 

Như chị Ánh nói, Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn công ước của Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em vào ngày 20 tháng 2 năm 1990. Trong nước có luật Trẻ em từ năm 2004, lần sửa đổi mới nhất là năm 2016". Bên cạnh đó, pháp luật vệ bảo vệ trẻ em còn được cụ thể hóa vào các quy định của Luật tố tụng và luật hình sự, đảm bảo phù hợp với pháp luật quốc tế và công ước LHQ về quyền trẻ em. Ngoài các quy định của pháp luật, của chính sách thì thiết chế bảo vệ trẻ em còn được thể hiện qua chức năng nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức và thậm chí cụ thể hóa tới từng cá nhân trong xã hội để đảm bảo rằng, tất cả trẻ em đều có quyền được bảo vệ khỏi bạo lực, bóc lột và lạm dụng.

Tuy nhiên, cũng như các quốc gia khác trên thế giới, khoảng cách từ quy định của pháp luật, của chính sách... cho đến thực tiễn vẫn còn nhiều vấn đề phải cải thiện. Ở Việt Nam, tình trạng bóc lột sức lao động trẻ em, hay bạo hành, lạm dụng tình dục đối với trẻ em vẫn còn là những vấn nạn gây nhức nhối dư luận. 

Chị Ánh nói ở Việt Nam có 15 cơ quan tổ chức có chức năng nhiệm vụ bảo vệ trẻ em, nhưng tác dụng gần như bằng không là không đúng. Chỉ riêng lực lượng công an hàng năm phá hàng trăm chuyên án buôn bán trẻ em qua biên giới, cứu được hàng trăm cháu bé. Đó là chưa kể đến những vụ việc lực lượng này giải cứu các cháu bị bạo hành gia đình, bị bóc lột sức lao động tại các quan cafe trá hình, các động mại dâm. Về nội dung này tôi sẽ có entry riêng gửi đến chị.

Thực tế cho thấy, có những tổ chức, cá nhân vì động cơ chính trị đê hèn đã mang trẻ em ra làm lá chắn, làm bình phong cho những hành vi vi phạm pháp luật của họ. 

Trong phạm vi entry này, tôi chỉ lấy ví dụ ở khía cạnh lợi dụng trẻ em để thực hiện mưu đồ chính trị đê hèn. Những hình ảnh dưới đây là một số chức sắc tôn giáo ở giáo xứ Vĩnh Hoà, Yên Thành, Nghệ An đã kích động giáo dân, bắt trẻ em cầm những băng rôn khẩu hiệu với nội dung phản đối Dự thảo Luật Đặc khu mà bản chất lợi dụng trẻ em để chống phá nhà nước.








Chúng ta đã từng lên án rất nhiều lần hành vi lạm dụng trẻ em, lôi kéo, mua chuộc chúng vào những hoạt động mang màu sắc chính trị đen tối. Không khó để tìm kiếm những bài viết, nhưng clip trên mạng xã hội ghi lại cảnh một số đối tượng "Dân oan chuyên nghiệp" lôi kéo trẻ em vào các hoạt động chính trị bẩn thỉu. Đây là dạng bạo hành trẻ em phổ biến nhất và dã man, tàn độc nhất, cần phải lên án. Tôi nghĩ, chị Nguyễn Hoàng Ánh nên sớm có ý kiến về vấn đề này nếu như chị thực lòng lo lắng, trăn trở với công tác bảo vệ trẻ em ở Việt Nam.

21 nhận xét:

  1. Những luận điệu của PGS TS Nguyễn Hoàng Anh gần như đã phủ nhận hoàn toàn vai trò của lực lượng công an, tổ chức bảo vệ trẻ em trong thời gian qua. Bà ta đã lấy một vụ việc để phụ nhận hoàn toàn công tác bảo vệ trẻ em suốt bao nhiêu năm qua

    Trả lờiXóa
  2. Mang tiếng là học hàm PGS nhưng ý kiến của bà Hoàng Anh gần như trật lất đó là ý kiến chủ quan. Nhà nước ta đưa ra những cơ sở chính sách pháp luật nghiêm minh và có những theiets chế quan trọng để bảo vệ quyền con người, quyền trẻ em. Thế nhưng sao chị lại nói là không? Còn trách nhiệm nuôi dạy con trẻ đương nhiên là của cộng đồng và xã hội, bà ta gần như phủ nhận hoàn toàn ông lao của xã hộ trong việc bảo vệ trẻ em trong thời gian qua. Thay vì đó nên quan tâm những kẻ lợi dụng cái này để đưa trẻ em vào con đường tù tội, con đường tăm tối chống phá.

    Trả lờiXóa
  3. Đúng là trung bình mỗi năm vẫn có khoảng 2.000 trẻ em bị bạo lực, xâm hại cần được hỗ trợ, can thiệp. Tính chất của các vụ việc có chiều hướng phức tạp, nghiêm trọng hơn. Trẻ em bị bạo lực, xâm hại ở nhiều độ tuổi, xảy ra ngay trong môi trường gia đình hoặc trường học, do nhiều đối tượng gây ra, trong đó có cả chính người thân trong gia đình, giáo viên và bạn bè trong trường học. Tuy nhiên nếu nói Nhà nước không có hành động gì thì là quá phiến diện và nông cạn.

    Trả lờiXóa
  4. Hiến pháp năm 2013 quy định: “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”. Và Trước tình hình bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em diễn biến phức tạp, Chính phủ đã giao cho Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em giai đoạn 2020 – 2025. Theo đó, BộLao động, Thương binh và Xã hội đã ban hành Quyết định số 382/QĐ-LĐTBXH ngày 21/3/2019 về việc thành lập Ban soạn thảo xây dựng Quyết định của Thủ tướng và đã có văn bản gửi xin ý kiến các bộ, ngành, địa phương về dự thảo Kế hoạch nêu trên. Trên cơ sở đó, Ban soạn thảo đã hoàn chỉnh Tờ trình, Quyết định, văn kiện Kế hoạch.

    Trả lờiXóa
  5. Vụ bé gái 8 tuổi bị tử vong là vụ việc thương tâm, việc khởi tố người mẹ ghẻ cũng như ông bố là chuyện đương nhiên và phải làm, qua đây cũng phản ánh những mất mát, đau thương cũng như hậu quả nặng nề của việc bạo hành gia đình. T@ con người tàn độc kia cần phải bị trừng trị thật thích đáng thì mới có thể xoa dịu được sự phẫn nộ của mọi người cũng như an ủi một phần linh hồn đứa trẻ đáng thương này

    Trả lờiXóa
  6. Trẻ em bị bạo lực, xâm hại ở nhiều độ tuổi, xảy ra ngay trong môi trường gia đình hoặc trường học, do nhiều đối tượng gây ra, trong đó có cả chính người thân trong gia đình, giáo viên và bạn bè trong trường học. Tuy nhiên nếu nói Nhà nước không có hành động gì thì là quá phiến diện và nông cạn.

    Trả lờiXóa
  7. Vấn đề quyền trẻ em đang được cả thế giới quan tâm chứ ko chỉ ở riêng Việt Nam. Những năm qua, chính phủ đã có nhiều nỗ lực để nâng cao nhận thức của người dân về quyền trẻ em. Nhưng xã hội nào thì cũng còn những tồn tại, ko thể nào một sớm một chiều mà giải quyết hết được

    Trả lờiXóa
  8. Tôi nghĩ là chị Ánh nên cẩn trọng với phát ngôn của mình. Trong xã hội nào cũng vậy, ở bất kì đất nước nào cũng đều tồn tại những mặt trái, trong đó có bạo lực trẻ em, nhưng vấn đề ở chỗ là VN đã và đang không ngừng đấu tranh ngăn ngừa, hạn chế những mặt trái đó, cải thiện khoảng cách giữa luật pháp và đời sống xã hội. Lời lẽ của Ánh là hoàn toàn không có căn cứ, phủ sạch trơn nỗ lực của toàn xã hội. Có thể thấy, khi cô bé xấu số 8 tuổi bị bạo hành dẫn đến tử vong, ngay lập tức cơ quan chức năng đã vào cuộc, kẻ có tội rồi cũng phải chịu án, cả xã hội cùng lên tiếng lên án kẻ bạo hành, đó chính là biểu hiện rõ nét cho thấy trẻ em VN luôn được xã hội ưu tiên coi trọng, bất kì hành vi bạo hành trẻ em nào cũng bị truy cứu và xử lí. Hẳn là Ánh chưa hiểu hay cố tình không hiểu sự thật này.

    Trả lờiXóa
  9. Có học hàm, học vị là PGS.TS cứ nghĩ là bầu trời kiến thức chứa đựng trong bộ não mà phát ngôn như một đứa trẻ chưa hiểu chuyện, cái gì mà ở Việt Nam thường xảy ra tình trạng bạo lực trẻ em là do xã hội không coi đứa trẻ là một con người mà coi là một vật thể phụ thuộc của bố mẹ, gia đình vậy. bà này cần phải xem lại cách phát ngôn của mình, những phát ngôn của bà này kiểu phủ nhận đi sự cố gắng quan tâm của đảng, nhà nước đối với trẻ em vậy, điều này không thể chấp nhận được.

    Trả lờiXóa
  10. Cũng là vấn đề chung của nhiều nước mà lại nói làm như là vấn đề riêng của mỗi Việt Nam và làm như mỗi Việt Nam là có vấn đề như thế vậy =))) Thế thì quá là nhầm luôn bởi vì cái chuyện vẫn còn một số mặt tối về vấn đề trẻ em là ở chung rất nhiều nước. Chẳng phải cứ nước lớn như Mỹ Anh Pháp là không có mấy vụ thế đâu. Google là biết thôi

    Trả lờiXóa
  11. Dám nói là ở Việt Nam không coi trẻ em là 1 CON NGƯỜI thì phải công nhận là cô pgs.ts này phát biểu có phần liều lĩnh quá. Trẻ em được hưởng một sự quan tâm đặc biệt là điều không thể phủ nhận ở Việt Nam. Chỉ có mắt mà không biết nhìn thì mới không thể nhìn ra những cái điều hết sức bình thường như thế

    Trả lờiXóa
  12. Trẻ em dưới 18 tuổi dĩ nhiên phải phụ thuộc vào bố mẹ, đấy là trách nhiệm của người làm cha làm mẹ mà. Mà cũng chẳng phải cha mẹ thích làm gì con cái mình thì làm mà rõ ràng vẫn có sự giám sát của xã hội đó thôi. Nhưng việc xử lý và can thiệp vào thì lại là vấn đề hết sức nhạy cảm và vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề nhé

    Trả lờiXóa
  13. Chẳng phải bọn rận chủ có vấn đề gì về trẻ em, phụ nữ , nhân quyền gì đó cũng đều lôi trách nhiệm của nhà nước ra để nói và chê bai sao? Rồi sau đó chính quyền lại phải đứng ra giải thích. chứng tỏ là trách nhiệm của nhà nước, của xã hội luôn đặt để đi kèm với bất cứ bộ phận nào và trong đó có trẻ em

    Trả lờiXóa
  14. Công nhận là vẫn còn những vụ bạo hành bóc lột trẻ em, đến từ rất nhiều thành phần xung quanh. Không thể nói là Nhà nước không quan tâm hay gì, nói thế là phủ nhận hết sạch trơn rồi. Thế nhưng vấn đề này cần có sự tham gia vào cuộc từ gia đình, nhà nước, rồi những người xung quanh , thế mới là sát sao nhất

    Trả lờiXóa
  15. Phó giáo sư tiến sĩ rồi mà hành động như thế thì đúng là chịu luôn. Chị ta phát biểu thế chẳng khác nào là tạo cái cớ cho mấy tờ báo BBC hay VOA viết để lại đá xéo Việt Nam cho mà xem. Nói chung là đây là trách nhiệm của nhiều người, không phải riêng lẻ ai cả. Đừng có lại chỉ đổ lỗi cho chính quyền hay Nhà nước vì để xảy ra việc này là lỗi chung của rất nhiều bộ phận

    Trả lờiXóa
  16. Nói thế này lại thành cái cớ để mấy bọn rận chủ hay mấy tổ chức thù địch lao vào cắn xé và chuẩn bị đổ lỗi hêt cho Nhà nước đây mà. Đéo hiểu sao lại nghĩ được như vậy ạ. Một năm phá bao nhiêu vụ buôn bán trẻ em qua biên giới rồi biết bao nhiêu cái chính sách liên quan đến trẻ em mà coi như không có ý nghĩa gì cả sao?

    Trả lờiXóa
  17. Ngay từ khi lập nước, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu cao vấn đề coi trọng quyền trẻ em, việc nuôi dạy và có các chính sách quan tâm đến trẻ em bởi đây là tương lai của đất nước. Vị tiến sĩ có lẽ có cái nhìn hơi tiêu cực, chạy theo xu hướng dư luận xã hội khiến cho bản chất vấn đề bị hiểu lầm. Chính phủ thực chất vẫn luôn nỗ lực để quyền trẻ em được thực hiện hiệu quả hơn nữa trong thực tiễn.

    Trả lờiXóa
  18. Giáo dục con cái trong xã hội hiện nay đã có nhiều sự khác biệt so với thời đại trước đây, một phần do tư tưởng của con người thông thoáng hơn, để cho các con tự nhiên phát triển, một phần chính sách giáo dục và những quy định về giáo dục cũng chặt chẽ hơn. Những năm qua chính phủ và cơ quan có liên quan đã nỗ lực trong việc giải quyết những vấn đề tiêu cực liên quan đến trẻ em để bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của mầm non tương lai.

    Trả lờiXóa
  19. Mượn một vụ việc liên quan đến cháu bé để đổ lỗi cho một hệ thống, cho chính quyền thì quả thực thiếu khách quan và khá thiển cận. Không biết mục đích của tiến sĩ Diện là như nào nhưng ông nên nhớ một khi đã nói ra thì sẽ ảnh hưởng đến nhận thức của nhiều người, gây nên dư luận tiêu cực không đáng có. Có lẽ đã đến lúc đừng ai gọi tên cháu bé nữa để cháu được yên nghỉ còn các cơ quan chức năng vẫn đang điều tra để đưa các đối tượng phạm tội ra xét xử.

    Trả lờiXóa
  20. Chuyện cháu bé 8 tuổi bị “dì ghẻ” bạo hành dẫn đến cái chết thương tâm đang thu hút sự chú ý của cả cộng đồng mạng. Ấy thế là cái chết của cháu bé cũng giống như cái chết của mấy cậu lính trẻ bị đột quỵ đang tại ngũ, lập tức thu hút đủ ruồi bọ, kền kền bu lấy “kiếm ăn”.

    Trả lờiXóa
  21. Chuyện về những vụ bạo hành trẻ em ở Việt Nam thực tế vẫn xảy ra trên thực tế nhưng nó chỉ là thiểu số chứ không như chị Ánh đã xuyên tạc, bóp méo như vậy. Thử hỏi ở những đất nước như Mỹ, Anh còn bao nhiêu vụ xả súng đạn trong trường học, học sinh trẻ em bị đánh đập hành hạ cả về thể chất lẫn tinh thần dẫn đến những vụ đáng tiếc xảy ra. Vậy thử hỏi PGS nó do đâu?

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog