Chia sẻ

Tre Làng

Moskva: Châu Âu không cầm cự nổi một tuần nếu thiếu khí đốt của Nga

Phó Chủ tịch Hội đồng an ninh Nga Dmitry Medvedev nói châu Âu không thể cầm cự nổi một tuần nếu không còn nguồn cung khí đốt từ Nga.

Trong bài đăng trên tài khoản Telegram, ông Medvedev dẫn lại ước tính mới đây của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho rằng châu Âu có thể cầm cự việc thiếu khí đốt Nga trong 6 tháng.

"Nhưng nghiêm túc mà nói thì châu Âu sẽ không thể trụ được trong một tuần", Phó chủ tịch Hội đồng an ninh Nga nói.

Giới chức châu Âu vẫn đang nỗ lực thực hiện các biện pháp gây sức ép buộc Nga phải chấm dứt chiến dịch quân sự ở Ukraine. Một số nước đề xuất chấm dứt khẩu dầu mỏ và khí đốt, nguồn thu quan trọng của Nga.

Châu Âu hiện nhập khẩu 40% lượng khí đốt từ Nga. (Ảnh: AP)

Tuy nhiên, nhiều quốc gia phản đối, cho rằng động thái này sẽ gây tổn thương cho nền kinh tế của họ nhiều hơn Nga.

Châu Âu hiện nhập khẩu 40% lượng khí đốt từ Nga.

Áo hôm 23/4 cho biết nước này sẽ không ủng hộ việc áp đặt lệnh nhập khẩu khí đốt của Nga vì điều đó sẽ gây hại cho Vienna nhiều hơn là Moskva.

"Khi hình phạt gây tổn hại cho chính bản thân bạn nhiều hơn đối tượng chịu hình phạt, tôi nghĩ (hình phạt đó) sẽ không nên được sử dụng nhiều", ngoại trưởng Áo Magnus Brunner nói.

Tuần trước, thủ tướng Áo Karl Nehammer nói rằng lệnh cấm nhập khẩu khí đốt của Nga sẽ không được Áo, Đức và Hungary ủng hộ.

Theo các nhà phân tích, việc chấm dứt dứt sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng Nga sẽ khiến các quốc gia châu Âu rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế, chi phí sinh hoạt của người dân bị đẩy lên cao, lạm phát gia tăng.

Hôm 22/4, Ủy ban châu Âu (EC) cho biết các doanh nghiệp thuộc Liên minh châu Âu (EU) có thể tuân thủ hệ thống thanh toán mà Nga để xuất, chi trả các hợp đồng mua khí đốt bằng đồng rúp, không vi phạm các lệnh trừng phạt của EU nhằm vào Moskva.

Theo tài liệu hướng dẫn mà EC gửi tới các nước thành viên EU mới đây, quy trình thanh toán theo đề nghị của Nga không nằm trong lệnh trừng phạt của khối này đối với Moskva. Mặc dù vậy EC cũng nhấn mạnh "các thủ tục thanh toán đó hiện chưa rõ ràng”.

Tháng trước, Tổng thống Nga Putin ký sắc lệnh yêu cầu các nước "không thân thiện" phải mua khí đốt bằng đồng rúp gồm Mỹ, các nước thành viên EU, Anh, Nhật Bản, Canada, Na Uy, Singapore, Hàn Quốc, Thụy Sĩ và Ukraine.

SONG HY(Nguồn: Rferl)

9 nhận xét:

  1. Sản lượng khí đốt của Nga cũng cấp cho Châu Âu và thế giới là vô cùng lớn, đây cũng là bài học cho chúng ta về hợp tác cùng phát triển. Thực ra mối quan hệ giữa các quốc gia trên thế giới luôn là hợp tác, tương trợ lẫn nhau. Vì vậy nên là việc nếu thiếu một quốc gia thì sợi dây liên kết nó cũng sẽ yếu đi, thậm chí là đứt, sẽ ảnh hưởng tới tất cả chứ không riêng quốc gia đó

    Trả lờiXóa
  2. Việc chấm dứt chiến tranh Nga - Ukraine là chuyện đương nhiên ủng hộ. Nhưng cách làm tốt nhất lúc này nên thực hiện đó là cái gì hòa hợp tốt nhất thì làm, đừng nên quá cứng nhắc, bắt bẽ hay trừng phạt quá nhiều bất cứ một cái gì, việc này chỉ làm tình hình thêm căng thẳng, mà mất mat ở đây là mất mát chung cho tất cả các nước chứ không riêng một quốc gia nào

    Trả lờiXóa
  3. 10. EU đã và đang tập trung vào việc xây dựng các nguồn năng lượng tái tạo. Song, quá trình xây dựng không đủ nhanh để loại bỏ sự phụ thuộc vào Nga. Nguyên nhân một phần là do cơ sở hạ tầng năng lượng của EU không đủ để xử lý khả năng xảy ra gián đoạn của năng lượng tái tạo: khó có thể lưu trữ năng lượng từ các nguồn tái tạo ở những thời điểm không có mặt trời hay không có gió.

    Trả lờiXóa
  4. Khó khăn chồng chất khó khăn, quá trình tìm năng lượng tái tạo của Châu âu đang vấp phải những cản trở to lớn. Điển hình, quá trình cấp phép cũng diễn ra chậm và thậm chí còn thể vấp phải sự phản đối của công chúng phần lớn điện tái tạo nên được đưa đến từ Biển Bắc thông qua gió ngoài khơi, nhưng khó khăn ở đây là việc đòi hỏi sự hợp tác đa phương. Đây cũng là yếu tố khiến chiến lược của EU chậm lại đáng kể.

    Trả lờiXóa
  5. Khả năng khai thác trong khu vực cạn kiệt cùng những kế hoạch triển khai năng lượng tái tạo "vẫn chưa đến đâu" khiến châu Âu phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung từ Nga. hoảng 25% năng lượng tiêu thụ của EU đến từ khí đốt tự nhiên. Dầu và dầu mỏ, năng lượng tái tạo và nhiên liệu sinh học, nhiên liệu hoá thạch rắn chiếm phần còn lại. Trong bối cảnh đó, việc sử dụng khí đốt tự nhiên của Nga có hi phí thấp nhất. Thay vì đa dạng hoá nhà cung cấp, họ lại đa dạng hoá đường nhập khẩu khí đốt từ Nga.

    Trả lờiXóa
  6. Châu Âu sẽ phải đối mặt với khả năng thiếu khí đốt trầm trọng nếu không có nguồn cung từ Nga và điều này đang dấy lên lo ngại về khả năng tiếp cận năng lượng của châu lục này trong thời gian tới. Thực sự vẫn chưa có giải pháp thay thế nhanh chóng và dễ dàng

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Việc cắt giảm dòng chảy khí đốt qua Ukraine là việc khó khăn nhưng có thể xoay sở được. Tuy nhiên, việc cắt giảm hoàn toàn xuất khẩu năng lượng của Nga sẽ là một thảm họa. Châu Âu không có cách nào để thay thế việc này

      Xóa
  7. Sinh hoạt thường ngày bị xáo trộn, tâm lý lo lắng không chỉ xuất hiện ở những người có thu nhập hạn chế mà cả những người đang đi làm, vì nguồn cung khí đốt có thể khan hiếm hơn nếu Nga dừng cấp khí đốt cho châu Âu, khiến giá cả còn biến động

    Trả lờiXóa
  8. Dựa trên tình hình thực tế và những phân tích của các chuyên gia, có thể thấy nếu Nga cắt khí đốt vào châu Âu, nền kinh tế các nước châu Âu sẽ bị thiệt hại, phải chi phí tốn kém hơn để tìm kiếm và nhập khẩu nguồn năng lượng thay thế, châu Âu khó rơi vào cảnh không đủ nguồn cung năng lượng.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog