Chia sẻ

Tre Làng

Bộ Công an sát hạch, cấp GPLX: Lợi đủ đường

Khoai@

Trên các diễn đàn mạng xã hội, tranh cãi về chuyển nhiệm vụ quản lý đào tạo, sát hạch, cấp GPLX từ Bộ GTVT sang Bộ Công an vẫn đang rất nóng. Bằng cách đọc các bài viết, các comment của độc giả, tôi nghĩ chuyển  nhiệm vụ này sang Bộ công an là hợp lý hơn cả. Tuy nhiên, suy nghĩ của tôi mới chỉ là cảm tính, vì chưa có số liệu cụ thể về các ý kiến ủng hộ hay phản đối để đánh giá thật chính xác.

Thực tế, khi bàn về dự án Luật Đảm bảo TTATGT đường bộ, nhiều ĐBQH  băn khoăn về 2 vấn đề: (1) việc tách luật và (2) chuyển thẩm quyền quản lý đào tạo, sát hạch, cấp GPLX từ Bộ GTVT sang Bộ công an.

Đối với (1), các ĐBQH lấn cấn vì tên luật là "Luật Đảm bảo TTATGT đường bộ", vậy sau này Giao thông đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không có "tách" như Luật Giao thông đường bộ hay không?

Giải thích băn khoăn này, Chính phủ cho rằng TTATGT đường bộ là lĩnh vực hiện đang có diễn biến phức tạp nhất và đang phát sinh nhiều bất cập, bức xúc nhất so với các lĩnh vực khác.Theo báo cáo của Chính phủ, tai nạn giao thông đường bộ chiếm hơn 95%, các lĩnh vực còn lại chỉ chiếm 5%. Báo cáo của Quốc hội cũng cho thấy, vi phạm về trật tự, đường bộ chiếm tỷ lệ cao nhất, lên tới trên 80% tổng số hành vi vi phạm của các lĩnh vực giao thông, với gần 60 triệu trường hợp bị phát hiện và xử lý. Bên cạnh đó, đường bộ là nơi diễn ra nhiều hoạt động phạm tội, các vấn đề về ANTT và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Thực tế này đòi hỏi phải tách ra xây dựng luật riêng mới điều chỉnh được. Theo đó, Chính phủ đã giao các bộ, ngành có liên quan nghiên cứu để xây dựng Luật Đảm bảo TTATGT đường bộ. Với các lĩnh vực khác, Chính phủ sẽ căn cứ vào tổng kết đánh giá khoa học và yêu cầu của thực tiễn, báo cáo với Quốc hội để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện sau.

Về (2): Việc chuyển nhiệm vụ quản lý đào tạo, sát hạch, cấp GPLX từ Bộ GTVT sang Bộ Công an, Chính phủ cho biết đã giao Bộ Công an có báo cáo đánh giá tác động của việc này để báo cáo Quốc hội. Chính phủ cũng đánh giá một số tác động khi chuyển giao nhiệm vụ sát hạch, cấp GPLX. Trước hết, về biên chế và tổ chức bộ máy, Bộ GTVT có tổng số 64 đơn vị trực tiếp làm quản lý đào tạo, sát hạch, cấp GPLX.

Theo báo cáo đánh giá tác động của Bộ công an gửi Quốc hội, khi chuyển nhiệm vụ đào tạo, sát hạch, cấp GPLX từ Bộ GTVT sang Bộ Công an thì ngành công an "chỉ thêm nhiệm vụ, không tăng biên chế". Đây là một trong những tác động tích cực nếu dự luật được thông qua.

Trong khi đó, hiện tại, Bộ GTVT có 650 cán bộ, công chức chuyên trách làm công tác quản lý đào tạo, tổ chức sát hạch, cấp, quản lý GPLX. Do đó, khi chuyển giao cho Bộ công an đảm nhiệm thì Bộ GTVT chỉ phải bố trí sắp xếp lại 650 biên chế theo hướng tinh gọn, hiệu quả, đảm bảo tiết kiệm nguồn nhân lực. Đối với một Bộ như Bộ GTVT thì việc bố trí sắp xếp lại 650 cán bộ không phải là việc khó.

Nói về việc vận hành, Bộ trưởng Tô Lâm cho biết, với cơ cấu tổ chức như hiện nay, Bộ Công an được bố trí ở 4 cấp là Bộ, Tỉnh, Huyện và Xã trên phạm vi toàn quốc. Trong đó đã bố trí cán bộ làm công tác đăng ký và quản lý phương tiện theo 3 cấp (Bộ, Tỉnh và Huyện), gồm 769 đầu mối. Vì vậy khi thêm thẩm quyền này, ngành công an chỉ thêm nhiệm vụ, không tăng biên chế, đủ điều kiện tiếp nhận công tác chuyển giao từ 64 đầu mối của ngành GTVT.

Bộ trưởng Tô Lâm cũng cho biết tổng số các cơ sở đào tạo lái xe trên toàn quốc là 340; Trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ là 137. Các cơ sở này cơ bản được xây dựng theo hình thức xã hội hóa nên việc thay đổi cơ quan quản lý không ảnh hưởng, các cơ sở sẽ tiếp tục được sử dụng và đội ngũ giáo viên dạy lái đã được cấp giấy chứng nhận sẽ tiếp tục được tham gia công tác đào tạo lái xe nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện.

Ngoài ra, để phục vụ công tác quản lý, Bộ Công an đã đầu tư, triển khai và lắp đặt hệ thống hơn 700 điểm đăng ký quản lý phương tiện tại 63 địa phương, phân cấp quản lý thành 3 cấp từ Trung ương đến tỉnh, huyện; xây dựng phần mềm quản lý giấy phép lái xe và phần mềm in giấy phép lái xe trên chất liệu nhựa tại 63 công an các địa phương để cấp và quản lý GPLX trong công an nhân dân.

Bộ trưởng Tô Lâm nêu rõ định hướng khi chuyển giao nhiệm vụ, công tác quản lý GPLX sẽ được phân cấp đến công an cấp huyện, việc tiếp nhận hồ sơ đổi, cấp lại của người dân sẽ được thực hiện từ cấp xã. Bên cạnh đó, Bộ công an sẽ tiếp tục ứng dụng công nghệ triển khai cấp, đổi GPLX trên cổng dịch vụ công, kết hợp tiếp nhận hồ sơ theo phương pháp thủ công dành cho người dân thuộc địa bàn vùng sâu vùng xa, địa bàn chưa phát triển về khoa học, công nghệ. Lái xe tiếp tục sử GPLX đã cấp cho đến khi hết thời hạn hoặc khi có nhu cầu đổi, cấp lại.  Người dân có thể nộp hồ sơ cấp mới, cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe qua Công an xã, tương tự như nộp hồ sơ về căn cước công dân. Với cách triển khai này, suy cho cùng, người dân là đối tượng được hưởng lợi nhất khi Luật này được thông qua.

1 nhận xét:

  1. Hiện nay Bộ Công an là cơ quan quản lý hành chính về tham gia giao thông nên việc chuyển việc sát hạch cho bộ công an là điều hoàn toàn hợp lí. Bộ Công an có đủ chuyên môn, cơ sở vật chất để đảm nhận nhiệm vụ này

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog