Chia sẻ

Tre Làng

Hoàng Đức Bình và những đòi hỏi "vô pháp vô thiên" của Dân biểu Đức Julian Pahlke

Khoai@

Mới đây một thằng ất ơ người Đức có tên Julian Pahlke đã rất láo xược đòi Việt Nam phải thả ngay và vô điều kiện tên phản động Hoàng Đức Bình, hiện đang thụ án tại trại giam An Điền. Julian Pahlke lấy đanh nghĩa là Dân biểu Quốc hội Liên Bang Đức để "bảo trợ" cho Bình theo chương trình “Dân biểu bảo vệ Dân biểu”.

Lý do mà Julian Pahlke đòi thả Hoàng Đức Bình rất mất dạy: "là vì Chính phủ Việt Nam đã đối phó vô cùng nặng tay đối với sự dấn thân kiên quyết của Hoàng Đức Bình". 

Tên giẻ rách Julian Pahlke đồng thời cũng cáo buộc rằng, Hoàng Đức Bình bị giam giữ vì "những cáo buộc giả tạo và trong điều kiện tồi tệ của nhà tù An Điềm khét tiếng" và điều đó "làm cho tình trạng của Bình và tất cả những tù nhân khác thêm tồi tệ".

Nói cho nhanh là, Julian Pahlke không có bất cứ tư cách gì để đòi Việt Nam phải thả tù nhân Hoàng Đức Bình, vì Việt Nam là một Quốc gia độc lập có chủ quyền và có pháp luật. Việc yêu sách đòi thả tội phạm là vi phạm pháp luật quốc tế và là hành vi can thiệp vào công việc nội bộ của nhà nước Việt Nam.

Về nguyên tắc, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật và mọi tù nhân đều sẽ được tự do sau khi chấp hành bản án mà tòa đã tuyên hoặc được hưởng chính sách khoan hồng khi lập được công trong thời gian thụ án. Do đó, không có chuyện thích thả thì thả và càng không có chuyện Việt Nam sẽ thả tù nhân khi có ai đó yêu cầu.

Trong tuyên bố của mình, Julian Pahlke không biết vì ngu dốt hay ảo tưởng đã dùng thứ ngôn ngữ xằng bậy để đánh tráo bản chất, biến tên tội phạm Hoàng Đức Bình thành "nhà hoạt động môi trường". Cũng không có chuyện Hoàng Đức Bình bị bắt và bị xét xử chỉ vì thực hiện một cách "ôn hòa quyền tự do bày tỏ ý kiến" hay "chỉ vì phản đối Formosa gây thảm họa biển tại Việt Nam nhưng bị chính phủ Hà Nội kết án tù 14 năm".

Trên thực tế, Hoàng Đức Bình đã bị Tòa án nhân dân huyện Diễn Châu tuyên phạt 7 năm tù về tội "Chống người thi hành công vụ" và 7 năm tù về tội "Lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích của tổ chức, công dân" với các chứng cứ xác đáng và bản thân Hoàng Đức Bình cũng tâm phục khẩu phục.

Ở bất cứ quốc gia nào cũng vậy, luật pháp cần được thượng tôn và việc truy cứu trách nhiệm hình sự với những người như Bình là cần thiết, nhằm đảm bảo lợi ích của nhà nước, tổ chức và cá nhân. Việc "đòi thả ngay lập tức và vô điều kiện" tên tội phạm Hoàng Đức Bình là đòi hỏi vô lý, chà đạp lên luật pháp và xâm hại tới lợi ích của xã hội.

Câu hỏi đặt ra là Hoàng Đức Bình là ai mà Julian Pahlke phải can thiệp?

Hoàng Đức Bình, sinh ngày 10/2/1983, hiện cư trú tại xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An; CMND số 182457414 do Công an tỉnh nghệ An cấp ngày 26/5/2010. Bình có Facebook cá nhân với nickname Hoàng Bình.

Hoàng Đức Bình là một trong những thành viên cốt cán của cái gọi là "Phong trào Lao động Việt", thực chất là "Ủy bản bảo vệ người lao động Việt Nam", một tổ chức phản động do Trần Ngọc Thành cầm đầu dựng lên ở Ba Lan với mục đích chính là lừa gạt người lao động nhằm trục lợi cá nhân, đồng thời tổ chức nhiều hoạt động chống phá Việt Nam.


Trong thời gian Ba Lan có những bất ổn về chính trị, Trần Ngọc Thành đã lập ra một đường dây chuyên đưa các lao động Việt nhập cảnh vào Ba Lan. Một mặt y sắp xếp bố trí công việc cho họ, mặt khác y lại khuyến khích họ tìm cách phá hợp đồng với công ty chủ để “nhảy” ra ngoài lao động với lời dụ ngon ngọt “chế độ lương bổng cao hơn”. Chính điều này đã khiến không ít lao động Việt Nam rơi vào tình trạng cư trú bất hợp pháp, bị thất nghiệp và bị tước các quyền cơ bản của con người, để rồi sau đó, y xuất hiện “dang tay cứu vớt” họ nhằm tạo ân uy, thông qua đó đánh bóng tên tuổi của tổ chức phản động này.


Tuy nhiên, do bất đồng về ý tưởng và do mâu thuẫn do chia chác quyền lợi, nên một số thành viên của tổ chức này như Trần Ngọc Thành, Đoàn Việt Trung, Đỗ Thị Minh Hạnh, Trương Minh Đức đã lần lượt ra đi và lập nên cái gọi là "Ban điều hành Phong trào Lao động Việt", do Đỗ Thị Minh Hạnh làm “chủ tịch”, Trương Minh Đức “phó chủ tịch” đại diện khu vực phía Nam, Hoàng Đức Bình "phó chủ tịch" đại diện khu vực miền Trung, Nguyễn Thái Phong “tổng thu chi” đại diện khu vực phía Bắc, Đoàn Việt Trung đại diện cho giới “ngoại lai” và núp sau cùng là Trần Ngọc Thành.

Tháng 5/2016, trong lúc Chính phủ cùng các Bộ ngành liên quan đang tìm cách khắc phục hậu quả, đền bù thiệt hại do Formosa gây ra cho ngư dân thì Hoàng Đức Bình xuất hiện với danh nghĩa “bảo vệ quyền lợi cho ngư dân". Y đã tham gia vào cái gọi là "Hiệp hội ngư dân miền Trung" mà bản chất là một tổ chức bất hợp pháp, phản động do số linh mục cực đoan thuộc giáo phận Vinh thành lập, và ra sức kích động giáo dân biểu tình, gây rối ANTT dưới danh nghĩa kiện Fomosa. Bình trực tiếp vận động số linh mục cực đoan và giáo dân chặn xe trên tuyến đường quốc lộ 1A nhằm phá rối xã hội.

Ngày 14/2/2017, Hoàng Đức Bình đã câu kết với Nguyễn Đình Thục (quản xứ Song Ngọc, Quỳnh Lưu) kích động khoảng 500 giáo dân (chủ yếu là thanh niên, phụ nữ) thuộc giáo xứ Song Ngọc và Phú Yên (Quỳnh Lưu) tập trung tại giáo xứ Song Ngọc để thực hiện cái gọi là “vào TAND thị xã Kỳ Anh nộp đơn khởi kiện công ty Formosa”. Nguyễn Đình Thục đã ra lệnh cho lái xe của mình dừng xe giữa Quốc lộ 1A nhằm gây ách tắc giao thông. Hoàng Đức Bình và các đối tượng phản động ngồi trong xe quay phim, chụp hình, bình luận xuyên tạc tán phát lên mạng internet nhằm kêu gọi sự ủng hộ, hậu thuẫn của các thế lực thù địch và các tổ chức, cá nhân phản động để “biểu dương lực lượng”, khuyếch trương thanh thế. Đồng thời, một số đối tượng quá khích, chống đối đã kích động giáo dân kéo lên Quốc lộ 1A để gây áp lực, một số đã ném gạch, đá vào lực lượng chức năng làm 16 cán bộ Công an bị thương, vỡ nhiều kính xe ô tô đang làm nhiệm vụ và một số xe đang lưu thông trên Quốc lộ 1A.

Hoàng Đức Bình cũng có mối liên hệ chặt chẽ với các tổ chức, cá nhân phản động trong và ngoài nước và coi đó như nguồn thu nhập chính nuôi sống cả gia đình. Y thường xuyên kết nối với những đối tượng phản động trong nước như Trương Minh Tam, Bạch Hồng Quyền, Nguyễn Văn Dũng, Nguyễn Văn Tráng... Bản thân Hoàng Đức Bình nhiều lần bị Công an TP Hồ Chí Minh, Nghệ An, Hà Tĩnh bắt, xử lý về các hành vi tàng trữ, in ấn, tán phát tài liệu có nội dung chính trị xấu, bôi nhọ chủ tịch Hồ Chí Minh.

Một nguồn tin dấu tên cho biết, ngay sau khi bị bắt, Hoàng Đức Bình đã nhận tội và khai rõ sự can dự của các linh mục phản động Nguyễn Đình Thục, Đặng Hữu Nam, Trần Đình Lai, và kẻ vừa bị công an phát lệnh truy nã toàn quốc là Bạch Hồng Quyền.

Trở lại câu chuyện, Hoàng Đức Bình đã câu kết với Nguyễn Đình Thục kích động khoảng 500 giáo dân thuộc giáo xứ Song Ngọc và Phú Yên tập trung tại giáo xứ Song Ngọc gây rối trật tự công công, cản trở giao thông vào ngày 14/2/2017. Trên xe, Hoàng Đức Bình và các đối tượng liên tục quay phim, chụp hình, bình luận, tán phát lên mạng, xuyên tạc tình hình thực tế, đồng thời kích động giáo dân kéo lên Quốc lộ 1A để gây áp lực. Một số đã ném gạch, đá tấn công lực lượng chức năng làm 16 cán bộ Công an bị thương, vỡ nhiều kính xe ô tô đang làm nhiệm vụ và một số xe đang lưu thông trên Quốc lộ 1A.

Trên Faceboook cá nhân của mình, phản ảnh về vụ viêc, Hoàng Đức Bình liên tục phát trực tiếp với những hình ảnh, lời lẽ vu khống các lực lượng chức năng, xuyên tạc sự thật, mang tính kích động bạo loạn.

Khi bị bắt, Hoàng Đức Bình đã tỏ vẻ ăn năn, hối cải, thành khẩn khai báo, nhưng sau đó lại phản cung, quanh co chối tội với lý lẽ của kẻ cực đoan "cù nhầy". Tại tòa, Hoàng Đức Bình vẫn bộc lộ bản chất ngoan cố, chống phá chính quyền, không thành tâm hối cải.

Căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng và ý kiến của người làm chứng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt Hoàng Đức Bình tổng cộng 14 năm tù với cả 2 tội danh là, "Chống người thi hành công vụ" và "lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích của tổ chức, công dân".

2 nhận xét:

  1. Hoàng Đức Bình đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, danh dự, lợi ích của Công an Nghệ An nói riêng và lực lượng Công an nhân dân nói chung, tạo dư luận xấu không những ở trong nước mà còn ở cả nước ngoài…

    Trả lờiXóa
  2. Căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng và ý kiến của người làm chứng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt Hoàng Đức Bình tổng cộng 14 năm tù với cả 2 tội danh là, "Chống người thi hành công vụ" và "lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích của tổ chức, công dân".

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog