Chia sẻ

Tre Làng

Tham nhũng ở Ukraine và những xuyên tạc về đấu tranh phòng chống tham nhũng ở Việt Nam

Lâm Trực@

Vào tháng 8/2022, khi nói về tham nhũng ở Việt Nam, một giáo sư tâm lý họ Mạc, một tiến sĩ ngôn ngữ họ Châu, một võ sư họ Đoàn đã phát biểu rằng "Ukraine là một thể chế chính trị trong sạch, không thể tạo ra tội phạm tham nhũng như ở Việt Nam" và rằng, "chỉ khi Việt nam chuyển sang chế độ đa đảng thì mới hết tham nhũng". Rất tiếc, dù biết những luận điệu nói trên là xảo trá, lừa bịp, nhưng vẫn dắt mũi được nhiều người.

Có đúng là ở Ukraine không có tham nhũng?

Sáng nay 14/8/2023, dẫn lời tờ New York Times, báo Vietnamnet có bài viết "Cựu quan chức Ukraine tham nhũng hàng triệu USD nhờ buôn bán vũ khí". Theo đó, "Dù đang bị điều tra tham nhũng, cựu nghị sĩ Ukraine Sergey Pashinsky vẫn bỏ túi hàng triệu USD nhờ các giao dịch buôn bán vũ khí, kể từ khi xung đột Nga - Ukraine bùng nổ. 

New York Times nhấn mạnh rằng, 
vào năm 2019, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã chỉ đích danh cựu nghị sĩ Pashinsky là “tội phạm”. Sau đó, vào năm 2020, cơ quan chống tham nhũng Ukraine đã tiến hành lục soát nhà riêng và văn phòng của ông này. Nhưng sau khi xung đột nổ ra, ông này vẫn được chính phủ Ukraine sử dụng (dù đang là đối tượng bị điều tra tham nhũng) để tìm kiếm nguồn vũ khí cho quân đội. Vì thế, giá cả bị đội lên nhiều lần qua các bước trung gian, và quân đội Ukraine phải chi trả số tiền này. Tuy nhiên, chi phí phần lớn lại được trả bằng khoản viện trợ của châu Âu.

Trước đó, hôm 11/8/2023, Reuters dẫn lời Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, ông đã ra quyết định cách chức tất cả quan chức đứng đầu các cơ quan tuyển quân ở nước này. Tuyên bố này được đưa ra sau khi cơ quan tuyển quân Ukraine đứng trước các cáo buộc tham nhũng chưa từng có.

Zelensky cho biết, một cuộc điều tra liên quan tới các cơ quan tuyển quân cho thấy dấu hiệu của hành vi lạm dụng chức quyền, làm giàu bất hợp pháp và đưa những người đủ điều kiện nhập ngũ vượt biên bất chấp lệnh cấm thời chiến. Rất nhiều trường hợp, nam giới Ukraine đã phải chi số tiền lên đến 10.000 usd để không phải nhập ngũ. 

Qua báo chí phương Tây, được biết tham nhũng ở Ukraine không chỉ xảy ra trong những lĩnh vực liên quan đến xung đột Nga - Ukraine mà đã tồn tại khá lâu ở nước này.

Hôm 26/6/2023, dẫn lời Nghị sĩ Châu Âu Mick Wallace, báo Nghệ An đăng tải bài viết có tự "Châu Âu tiết lộ thông tin khủng khiếp về Tổng thống Zelensky?" theo đó, Nghị viện châu Âu cáo buộc Tổng thống Volodymyr Zelensky đang bán đất của Nhà nước Ukraine. Theo bài báo, Nghị sĩ của Ireland Mick Wallace cho biết, trong khi những binh lính của Ukraine đang chiến đấu khốc liệt trên chiến trường, thì Tổng thống Zelensky đang bán đất của Nhà nước. "Thiệt hại gây ra cho Ukraine là rất lớn, và thật không may, ông Zelensky đã tận dụng cơ hội trong xung đột để bán đất. Tầng lớp nhân dân lao động Ukraine đang phải chịu đựng điều gì?".

Liên quan đến câu chuyện bán đất, vào tháng 7/2022, tờ Australian National Review đăng bài viết: "Three Large American Multinationals Bought 17 Million Hectares of Ukrainian Agricultural Land", tạm dịch là "Ba công ty đa quốc gia lớn của Mỹ đã mua 17 triệu ha đất nông nghiệp của Ukraine" của tác giả Laura Aboli. Theo đó, ba công ty đa quốc gia lớn của Mỹ đã mua 17 triệu ha đất nông nghiệp (lớn hơn diện tích Italy) của Ukraine là Cargill, Dupont và Monsanto (là người Úc gốc Đức nhưng có vốn của Mỹ). 5% đất nông nghiệp của Ukraine sau đó đã được mua bởi nhà nước Trung Quốc. Cũng theo tờ Australian National Review, để bán được 17 triệu ha đất cho phương Tây thì phải có sự can dự của lãnh đạo cấp cao nhà nước Ukraine và đương nhiên vai trò của Tổng thống Ukraine là không nhỏ. Mời đọc link kiểm chứng dưới đây:


Sơ sơ với 3 ví dụ về vấn nạn tham nhũng ở Ukraine để thấy tham nhũng có thể xảy ra ở bất cứ đâu, với bất kỳ thể chế chính trị nào. Điều này khác hẳn với phát ngôn của giáo sư tâm lý họ Mạc, tiến sĩ ngôn ngữ họ Châu hay của võ sư họ Đoàn, rằng "Ukraine là một thể chế chính trị trong sạch, không thể tạo ra tội phạm tham nhũng như ở Việt Nam".

Thật ra, tham nhũng là "khuyết tật bẩm sinh" của quyền lực. Ở đâu có quyền lực, ở đó có nguy cơ xảy ra tham nhũng. Tham nhũng là căn bệnh của nhà nước, do quyền lực nhà nước bị thao túng, tha hóa gây ra, có nhà nước là có tham nhũng, không phân biệt nhà nước đó là xã hội chủ nghĩa hay tư bản chủ nghĩa, đi theo thể chế chính trị đa đảng hay một đảng. Nếu như quyền lực được kiểm soát chặt chẽ với cơ chế quản lý, phòng ngừa đồng bộ thì quyền lực sẽ không thể bị lạm dụng, người có quyền lực sẽ không thể tham nhũng, tình trạng tham nhũng sẽ được kiểm soát và hạn chế tối đa. 

Phát biểu kiểu như giáo sư họ Mạc, tiến sĩ họ Châu hay võ sư họ Đoàn, rằng "Ukraine là một thể chế chính trị trong sạch, không thể tạo ra tội phạm tham nhũng như ở Việt Nam" là thể hiện não trạng hằn học với thể chế chính trị của đất nước mà thôi. Nó hệt như cách các thế lực thù địch cố tình bẻ cong ngòi bút, xuyên tạc cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam. Kiểu như: "đấu tranh, phòng chống tham nhũng của đảng, nhà nước về bản chất là đấu đá, tranh giành quyền lực, là thanh trừng nội bộ"; hoặc "giả sử có vì mục đích cao đẹp đi nữa chống tham nhũng ở Việt Nam thì cũng bất khả thi, như đánh nhau với cối xay gió, là ảo tưởng, là phi thực tế vì Việt Nam chỉ có một đảng"; và rằng, muốn hết tham nhũng thì phải thay đổi chế độ, xây dựng chế độ đa đảng, mà cách đơn giản nhất là người dân cùng đứng lên lật đổ chế độ này. Thậm chí RFA trơ tráo đăng bài viết “Thuốc đặc trị chữa tham nhũng: Thay đổi thể chế”. 

Lạ lùng, tự xưng là những người đấu tranh phòng chống tham nhũng, nhưng lại im bặt trước hiện tượng tham nhũng ở Ukraine. Sự im lặng của họ đã phần nào nói lên thái độ chính trị của họ đối với đất nước.

Thực tế, ở các nước theo chế độ TBCN, duy trì chế độ đa đảng, tham nhũng vẫn tồn tại, thậm chí một số nguyên thủ quốc gia ở Tunisia, Hàn Quốc, Malaysia, Philippin, Indonesia, Pakixtan, Brazil,… cũng dính vào tội tham nhũng. Mới đây, Phó Tổng thống Argentina, 1 Phó Chủ tịch Nghị viện châu Âu cũng bị cáo buộc dính vào tham nhũng. Chẳng thế mà Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) hằng năm đều công bố chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) trong khu vực công, để cung cấp cái nhìn tổng quát về mức độ tham nhũng tương đối của 180 quốc gia và vùng lãnh thổ; trong đó, chủ yếu là các nước, vùng lãnh thổ đi theo thể chế chính trị tư bản chủ nghĩa, thực hiện chế độ đa đảng. 

Nhìn vào bảng xếp hạng CPI năm 2021 được công bố đầu năm 2022 có thể thấy rất rõ quốc gia nào cũng có tham nhũng, khác nhau chỉ ở mức độ nghiêm trọng, bởi không có quốc gia nào đạt được điểm 100 (tức là không có tham nhũng). Những nước đứng đầu bảng xếp hạng CPI là Đan Mạch, Phần Lan và New Zealand, cũng chỉ đạt 88 điểm, nghĩa là vẫn có tham nhũng. Còn những nước đứng cuối bảng là Somalia, Syria và Nam Sudan chỉ đạt từ 11 đến 13 điểm, đều là các nước theo thể chế chính trị tư bản chủ nghĩa. Bảng xếp hạng còn cho biết kể từ năm 2012 đến nay, 23 quốc gia và vùng lãnh thổ đã giảm đáng kể về chỉ số CPI, trong đó có các nước như Australia, Canada và Mỹ. Điều đó cho thấy tham nhũng ở những nước này trong 10 năm qua có xu hướng gia tăng.

Dài dòng như thế để thấy, tham nhũng không phải là đặc sản của Việt Nam như các thế lực thù địch rêu rao và tham nhũng hoàn toàn có thể phòng ngừa, loại bỏ được. 

Tổng kết của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, trong giai đoạn 2012 - 2022 cho thấy, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật 2.740 tổ chức đảng, hơn 167.700 cán bộ, đảng viên, trong đó có 7.390 đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng; đã kỷ luật 170 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý, trong đó có 04 Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị; 29 Ủy viên Trung ương, nguyên Ủy viên Trung ương; 50 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang. Riêng từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến tháng 6/2022, đã thi hành kỷ luật 50 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý (cao gấp 4 lần so với nhiệm kỳ khóa XI và bằng gần một nửa số cán bộ cấp cao bị xử lý của nhiệm kỳ khóa XII); trong đó, có 08 Ủy viên Trung ương, nguyên Ủy viên Trung ương, 20 sĩ quan cấp tướng. Hoạt động phòng, chống tham nhũng từng bước được mở rộng ra cả khu vực ngoài nhà nước và sang cả lĩnh vực chống tiêu cực. Đó là bằng chứng bác bỏ mọi sự xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch. Con số 93% người dân được hỏi trong cuộc điều tra dư luận xã hội do Ban Tuyên giáo Trung ương tiến hành thời gian qua, bày tỏ tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã nói lên điều đó. 

15 nhận xét:

  1. Quan Nguyen16:32 14/8/23

    Bảo UK không có tham nhũng là chẳng hiều gì về chính trị, một đất nước bất ổn về chính trị xã hội, người đứng đầu được quốc gia ngoại bang dựng lên để cai trị là điều kiện rất thuận lợi cho tệ tham nhũng xảy ra thậm chí là tràn lan, còn ở Việt Nam nền chính trị ổn định, công cuộc đốt lò diễn ra thường xuyên liên tục, có tham nhũng đi nữa thì cũng bị diệt trừ và không có điều kiện để phát triển

    Trả lờiXóa
  2. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  3. Tham nhũng là vấn đề nhức nhối đang diễn ra từng ngày, từng giờ ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tham nhũng chính là nguyên nhân khiến kinh tế và nền chính trị thế giới bị suy thoái nhanh chóng nhất.

    Trả lờiXóa
  4. Tham nhũng xuất hiện từ khi có giai cấp, nhà nước và tồn tại ở các chế độ chính trị khác nhau. Bản chất của tham nhũng luôn gắn liền với quyền lực chính trị, quyền lực kinh tế mà không phụ thuộc vào bất cứ chế độ chính trị hay đảng phái nào. Ngày nay, tham nhũng là căn bệnh phức tạp, hoành hành trên nhiều lĩnh vực, gây ra những hậu quả nghiêm trọng ở các quốc gia với các chế độ xã hội khác nhau.

    Trả lờiXóa
  5. Lợi dụng công nghệ truyền thông, mạng xã hội và sự thiếu thông tin, hiểu biết của một bộ phận người dân để lập các trang web, đăng tải tin, video clip với nội dung xuyên tạc, bôi đen, gán ghép, dựng chuyện và cho rằng tham nhũng ở Việt Nam đang xảy ra ở khắp mọi nơi, ngõ ngách.

    Trả lờiXóa
  6. Với những nhận định và kết luận vô căn cứ mang tính xuyên tạc, kích động, gây tâm lý bất ổn trong nhân dân; sự hoài nghi về các chủ trương, quyết sách của Đảng về phòng chống tham nhũng, tiêu cực nhằm làm xói mòn niềm tin của nhân dân đối với Đảng, chúng dẫn dắt dư luận, gây tâm lý hoài nghi, dao động, tạo cớ, kích động và tạo sự đối lập, bất ổn từ bên trong và xa hơn là phá hoại, xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  7. Nguy hiểm hơn, các thế lực thù địch tung ra luận điệu, tham nhũng là bản chất của chế độ XHCN, là căn bệnh nan y của “chế độ độc đảng cầm quyền”; một đảng không thể chống được tham nhũng; do đảng cầm quyền độc đoán cai trị nên tình trạng tham nhũng tất yếu xảy ra, rồi đi đến quy chụp tham nhũng là “do chế độ độc đảng cầm quyền”.

    Trả lờiXóa
  8. Đấu tranh, phản bác các luận điệu suy diễn, xuyên tạc công tác phòng chống tham nhũng ở Việt Nam phải được tiến hành thường xuyên, liên tục với hệ thống các giải pháp đồng bộ, hiệu quả, thiết thực. Trong đó, tập trung vào một số giải pháp là: Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, nhân dân về quan điểm, chủ trương của Đảng trong phòng chống tham nhũng và âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, phản động.

    Trả lờiXóa
  9. Ba cái anh : GS Mạc già, TS Châu khùng, Võ sư Đoàn hâm chả hiểu gì về xã hội sất, toàn ăn nói hàm hồ. Xin hỏi chế độ ngụy VNCH trước 1975 có phải đa đảng không?, chắc chắn là đa đảng, thế sao có lắm anh tướng tá, quan chức buôn bán ma-túy, buôn lậu vậy?- còn ai thì mời 3 anh vào gu- gờ mà hỏi nha. Sao đang đánh nhau với Bắc - Việt (đây là giọng của VNCH) mà súng ống, hàng hóa của Mỹ viện trợ được bán đầy Chợ Lớn và chính Bắc - Việt cũng mua vũ khí, hàng hóa này để đánh lại Mỹ và VNCH đó, hỏi ai ư?- Ba anh vào Gu-gờ mà hỏi tiếp sẽ có ngay nhe. Nay ba anh nâng bi U-Cà bảo nó đa đảng nên không tham nhũng nhưng nó vừa lôi một đống anh bán quân dịch như thời VNCH vào tù vì tham nhũng đó, ba anh có ý kiến gì không - chắc chỉ còn nước chui lỗ nẻ chị em mà nâng bi Mỹ thôi nhỉ. Thôi, mọi người không nên nói chuyện xã hội với ba anh ấy làm gì vì kiến thức ba anh ấy chẳng vượt nổi lỗ nẻ để cao bằng ngọn cỏ đâu.

    Trả lờiXóa
  10. Một cuộc tranh cãi gay gắt đã nổ ra ở Ukraine xung quanh cáo buộc cho rằng việc kiểm soát tham nhũng đang bị lợi dụng để gài bẫy những doanh nhân ủng hộ cải cách Nhà nước, làm dấy lên nghi ngờ lớn hơn về quỹ đạo chính trị nội bộ của Ukraine - và khả năng tiếp nhận hàng tỷ USD trong Quỹ Tái thiết châu Âu khi chiến tranh kết thúc

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lo ngại đã được bày tỏ với Bộ Ngoại giao Mỹ và Bộ Ngoại giao Anh, và được chia sẻ một phần bởi các nhà vận động chống tham nhũng Ukraine. Vấn đề này rất nhạy cảm về mặt ngoại giao vì các nhà phê bình cảnh giác với việc lợi dụng lời cáo buộc của Nga rằng Ukraine tham nhũng cố hữu, hoặc ngụ ý cho rằng các tổ chức chống tham nhũng, được thành lập với sự ủng hộ quan trọng của các đồng minh phương Tây và xã hội dân sự Ukraine, đã đi chệch hướng

      Xóa
  11. Tham nhũng từ lâu đã là gót chân Achilles của Ukraine, tăng chậm trong chỉ số nhận thức về tham nhũng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế từ vị trí thứ 142 trên thế giới vào năm 2014 lên vị trí thứ 122 vào năm 2021. Thay vào đó, cuộc chiến chống tham nhũng của nước này tập trung chủ yếu vào các doanh nhân đã tham gia chính phủ để giúp vực dậy nền kinh tế Ukraine sau cuộc cách mạng năm 2014

    Trả lờiXóa
  12. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta kiên quyết đẩy mạnh công tác đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tham nhũng, tiêu cực. Cuộc đấu tranh này được tổ chức một cách bài bản, khoa học; không có vùng cấm; xử lý thấu đáo, có lý, có tình nên đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, được dư luận trong nước và thế giới đánh giá cao

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thực chất tình hình như vậy nhưng một số thế lực thù địch lại tung ra luận điệu: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, kể cả cán bộ cấp cao của Đảng tham nhũng, tiêu cực, là “phổ biến” và “tất yếu” của chế độ đa đảng”. Đây vẫn là thủ đoạn xuyên tạc quen thuộc “lấy bé xé ra to”, lấy hiện tượng quy thành bản chất để phủ định những gì chúng ta đã và đang làm được nhằm chống phá Đảng và Nhà nước ta. Chúng ta có đầy đủ lý lẽ và chứng cứ thực tiễn để bác bỏ luận điệu này

      Xóa
  13. Chúng ta tin tưởng rằng, với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự quyết liệt trong điều hành của Nhà nước, sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị và sự đồng thuận của nhân dân, nhất định cuộc đấu tranh trong phòng, chống tham nhũng, tha hóa, biến chất sẽ đạt nhiều thắng lợi, sự nghiệp cách mạng của chúng ta nhất định thành công

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog