Lâm Trực@
Trong thế giới hiện đại, khi thông tin có thể vượt qua hàng nghìn cây số chỉ trong một cái chạm tay, khi những bài đăng mạng xã hội có thể khuấy động dư luận, chia rẽ cộng đồng và thậm chí kích động biểu tình, thì kiểm soát không gian mạng không còn là lựa chọn, mà đã trở thành điều kiện bắt buộc để bảo vệ chủ quyền quốc gia. Biên giới công nghệ ngày nay không chỉ là cổng nhập cảnh vật lý tại sân bay hay cửa khẩu, mà còn là cửa ngõ đầu tiên để những luồng dữ liệu, hình ảnh, video, tư tưởng và chiến dịch truyền thông nước ngoài xâm nhập vào xã hội nội địa.
Mỹ là quốc gia luôn tuyên xưng các giá trị tự do cá nhân, nhưng chính nước này lại đi đầu trong việc áp dụng các biện pháp kiểm soát công dân và người nước ngoài trên không gian số. Từ năm 2019, Bộ Ngoại giao Mỹ đã yêu cầu tất cả những người xin visa vào nước này phải kê khai các tài khoản mạng xã hội đã sử dụng trong vòng 5 năm. Các tài khoản không được ẩn, không được xoá, phải công khai hoàn toàn để giới chức có thể kiểm tra. Họ không đòi mật khẩu, nhưng có quyền rà soát từng lượt thích, từng bình luận, từng bức ảnh, từng bài viết mang tính chất chính trị hoặc nhạy cảm. Dù chỉ là một biểu tượng cảm xúc sai lệch hay một dòng chia sẻ bị hiểu nhầm, cá nhân đó cũng có thể bị từ chối cấp thị thực, thậm chí bị cấm vĩnh viễn khỏi lãnh thổ Hoa Kỳ. Trong nhiều trường hợp, cả thường trú nhân, người nhập tịch, người tị nạn cũng không được miễn trừ.
Chính phủ Mỹ đã cho thấy sự kiên quyết trong việc đặt lợi ích an ninh quốc gia lên trên mọi ưu tiên khác, kể cả tự do ngôn luận hay quyền riêng tư cá nhân. Họ nhận thức rõ rằng trong thời đại số, mỗi thiết bị di động đều có thể là một phương tiện truyền bá tư tưởng cực đoan hoặc thông tin gây bất ổn. Với chính sách công khai, minh bạch nhưng không nhân nhượng, Mỹ khẳng định vai trò tối thượng của nhà nước trong việc kiểm soát luồng dữ liệu ra vào lãnh thổ.
Nga cũng thể hiện rõ quan điểm cứng rắn về vấn đề này, dù với phương pháp tiếp cận khác. Tại các cửa khẩu quốc tế như sân bay Sheremetyevo, lực lượng chức năng Nga tiến hành kiểm tra gắt gao thiết bị điện tử của hành khách, đặc biệt với những người đến từ khu vực có xung đột hoặc tình nghi. Nếu phát hiện trong máy tính, điện thoại có dữ liệu liên quan đến hoạt động chống chính quyền, thông tin sai lệch, hình ảnh liên quan đến chiến sự hoặc nội dung có dấu hiệu lật đổ, hành khách lập tức bị từ chối nhập cảnh mà không cần phải qua quy trình tố tụng dài dòng. Chủ quyền quốc gia, với Nga, là nguyên tắc không thể thỏa hiệp.
Trong khi đó, Việt Nam đang đối mặt với tình trạng một số đối tượng nước ngoài hoặc người Việt định cư ở nước ngoài, nhân danh du lịch, thăm thân, làm việc hay thậm chí tôn giáo, mang theo thiết bị điện tử chứa đựng dữ liệu có nội dung phản động, xuyên tạc chính sách, bôi nhọ lãnh đạo hoặc kích động chống phá nhà nước. Những cá nhân này không cần vũ khí, không cần tổ chức công khai. Họ chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh kết nối internet để truyền phát video, chia sẻ tài liệu, phát tán tin giả, thành lập nhóm kín, tuyên truyền chống đối và gieo rắc hoài nghi vào lòng dân. Nếu không có biện pháp ngăn chặn từ sớm, các thiết bị điện tử ấy sẽ trở thành những "pháo đài di động", âm thầm phá vỡ trận tuyến thông tin trong nước.
Trên thực tế, đã có nhiều trường hợp cụ thể cho thấy mức độ nguy hiểm của sự xâm nhập thông tin qua thiết bị cá nhân. Nguyễn Quốc Quân, một công dân Mỹ gốc Việt, từng bị bắt tại Việt Nam năm 2007 và 2012 khi nhập cảnh mang theo tài liệu huấn luyện "cuộc chiến bất bạo động", có liên quan trực tiếp đến tổ chức phản động Việt Tân. Dữ liệu trong thiết bị điện tử của ông Quân là bằng chứng rõ ràng cho âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân. Phạm Minh Hoàng, người Pháp gốc Việt, từng viết loạt bài kích động dưới bút danh Phan Kiên Quốc, đã bị kết án và trục xuất sau khi bị tước quốc tịch. Nguyễn Hữu Chánh, đối tượng bị truy nã quốc tế, đứng đầu tổ chức phản động "Chính phủ Việt Nam tự do" từ nước ngoài, cũng từng nhiều lần xâm nhập vào Việt Nam. Lê Quốc Quân, dưới danh nghĩa tôn giáo, đã lợi dụng việc nhập cảnh để tổ chức hoạt động phát tán tài liệu xuyên tạc chính sách và bị đưa vào danh sách cấm nhập cảnh. Những trường hợp này cho thấy chiến lược phá hoại đất nước thông qua không gian mạng đã và đang được triển khai bài bản, tinh vi, ẩn sau lớp vỏ của những hoạt động tưởng như vô hại.
Việt Nam không thể tiếp tục nhân nhượng trước các nguy cơ hiện hữu. Biên giới công nghệ là ranh giới mới của chủ quyền, và quyền kiểm soát thông tin nhập cảnh là một phần tất yếu trong hệ thống bảo vệ an ninh quốc gia. Việc yêu cầu khai báo tài khoản mạng xã hội, kiểm tra thiết bị điện tử của một số đối tượng nhập cảnh, lập danh sách cấm nhập cảnh với những người có hành vi vi phạm trước đây là hành động chính đáng và phù hợp với thông lệ quốc tế. Những quốc gia tiên tiến như Mỹ hay Nga đều đang làm điều này một cách kiên quyết, không vì lo sợ bị đánh giá thiếu dân chủ mà từ bỏ nguyên tắc bảo vệ Tổ quốc.
Không ai phủ nhận tầm quan trọng của tự do cá nhân. Nhưng không một quốc gia có chủ quyền nào cho phép tự do trở thành công cụ để phá hoại nhà nước. Tự do không bao giờ được hiểu là quyền tung hoành với thông tin độc hại. Tự do không đồng nghĩa với việc cho phép ai đó vượt qua biên giới mang theo dữ liệu xuyên tạc, chia rẽ lòng dân, phá hoại ổn định chính trị. Khi quyền tự do xung đột với lợi ích quốc gia, lựa chọn duy nhất của nhà nước là bảo vệ chính mình, bảo vệ người dân và bảo vệ tương lai của cả cộng đồng.
Đã đến lúc Việt Nam cần mạnh dạn và rõ ràng hơn trong chiến lược kiểm soát biên giới số. Bảo vệ an ninh mạng không thể chỉ bắt đầu khi thông tin đã phát tán. Nó phải bắt đầu từ nơi mà dữ liệu bắt đầu đi vào lãnh thổ. Nếu các quốc gia phát triển có thể làm điều đó không chút ngại ngần, thì Việt Nam cũng hoàn toàn có quyền làm điều tương tự vì sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước.
Đây là câu chuyện muôn đời giữa an ninh quốc gia với tự do cá nhân, tự do ngôn luận. Qua cách các quốc gia lớn thi hành luật của họ, có thể thấy rằng lợi ích, an ninh quốc gia sẽ luôn được đặt trên tự do cá nhân. Điều nực cười là, một số quốc gia thực hiện các chính sách kiểm soát công dân và những người nhập cư vào lãnh thổ của họ một cách hà khắc nhất lại là những quốc gia đi đầu trong việc lên án việc “xâm phạm tự do ngôn luận, quyền con người” của các quốc gia khác.
Trả lờiXóaBài báo cho thấy một sự thay đổi tư duy cần thiết khi nhìn nhận không gian mạng như một mặt trận thực sự, không kém phần khốc liệt so với biên giới trên đất liền. Tác giả đã khéo léo gợi mở rằng dữ liệu không đơn thuần là thông tin, mà là “tài nguyên chiến lược” – nếu không kiểm soát chặt chẽ, sẽ dễ trở thành công cụ gây bất ổn xã hội. Việc dẫn chứng từ Mỹ và Nga là hợp lý, bởi đây là hai quốc gia đi đầu trong các chiến lược kiểm soát và bảo vệ dữ liệu quốc gia. Tuy nhiên, Việt Nam khi áp dụng cần chú trọng đến sự cân bằng giữa kiểm soát và tự do thông tin, tránh tình trạng áp đặt hay bóp nghẹt sáng tạo. Bài viết không chỉ là lời cảnh báo mà còn là lời kêu gọi hành động khẩn thiết trong bối cảnh chiến tranh thông tin ngày càng tinh vi. Một bài viết đáng đọc để nhìn nhận đúng tầm quan trọng của “biên giới công nghệ”
XóaViệt Nam là quốc gia có bản sắc văn hoá lâu đời, có tiếng nói, ngôn ngữ, đường lối chính sách pháp luật riêng. Chúng ta có thể học tập những bài học từ cách các quốc gia lớn bảo vệ an ninh quốc gia của họ và lựa chọn những cách thức phù hợp với điều kiện, bối cảnh của Việt Nam. Đồng thời cũng tránh học tập một cách tràn lan, không chọn lọc, áp dụng những cách thức không phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của VN.
Trả lờiXóaVơi sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ đòi hỏi Việt Nam cần phải có sự chuẩn bị kĩ lưỡng để thích ứng và bảo vệ các giá trị tốt đẹp mà nhiều nước phát triển đã từng trải qua, chúng ta cần phải học hỏi một cách có chọn lọc để có các chế tài, quy định phù hợp với thực tế của Việt Nam
Trả lờiXóaBài viết đã đưa ra một cảnh báo xác đáng về thách thức của Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền số giữa thời đại công nghệ số bùng nổ. Khi dữ liệu, hình ảnh, video có thể bị khai thác và thao túng để gây ảnh hưởng tới dư luận, thì việc học hỏi các quốc gia như Mỹ hay Nga trong kiểm soát không gian mạng là rất cần thiết. Bài báo đặt vấn đề một cách rõ ràng: biên giới công nghệ ngày nay không chỉ là đường biên lãnh thổ, mà là ranh giới mong manh giữa thông tin thật và giả, giữa quyền kiểm soát và tự do ngôn luận. Đây là vấn đề không thể né tránh khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng. Kiểm soát tốt không gian mạng là bước đi cần thiết để ngăn chặn sự thao túng từ bên ngoài và bảo vệ sự ổn định xã hội trong nước. Nhìn từ thực tế, đây không chỉ là chuyện an ninh mạng, mà còn là một phần của an ninh quốc gia hiện đại.
Trả lờiXóaTrong thời đại số, biên giới không chỉ là đất liền hay biển cả mà còn là không gian mạng. Việc Việt Nam cần học hỏi các cường quốc như Mỹ và Nga trong việc kiểm soát "biên giới công nghệ" là một ý tưởng táo bạo nhưng hợp lý, nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia và an ninh tư tưởng. Điều này cho thấy tầm nhìn chiến lược của tác giả, không chỉ dừng lại ở các vấn đề truyền thống mà còn mở rộng ra những thách thức mới.
Trả lờiXóaViệc so sánh Việt Nam với Mỹ và Nga, hai cường quốc có những biện pháp kiểm soát không gian mạng rất chặt chẽ, cho thấy sự cấp bách của vấn đề. Việc bảo vệ an ninh quốc gia trong thời đại số không còn là chuyện "xa vời" mà là một nhiệm vụ thiết yếu, đòi hỏi chúng ta phải có những hành động cụ thể và quyết liệt. Tuy nhiên, việc áp dụng các biện pháp này cũng cần được cân nhắc kỹ lưỡng để không ảnh hưởng đến quyền tự do cá nhân.
Trả lờiXóaNói thẳng ra là chính sách nhập cảnh cho người nước ngoài ở Việt Nam còn rất đơn giản và nhân đạo, nhất là trong bối cảnh chúng ta đang tăng cường mở rộng quan hệ đối ngoại, mở cửa hội nhập với quốc tế, mở cửa để đẩy mạnh du lịch,... nên vẫn còn nhiều cái mềm mỏng.
Trả lờiXóaMình thấy làm cũng căng đấy chứ bạn ơi. Đúng là nước ta mở cửa đón du khách quốc tế đến để tăng cường hoạt động, doanh thu du lịch cho đất nước nhưng cũng không đồng nghĩa với việc để các đối tượng có ý đồ chống phá muốn làm gì thì làm. Lực lượng chức năng sẽ đảm bảo điều này.
Xóa