Chia sẻ

Tre Làng

NATO muốn đưa quân vào Ukraine để... chia chác lãnh thổ

Khoai@

Ngày xưa khi Nga giành chiến thắng trước Phát xít Đức, chiến tranh thế giới thứ hai chuẩn bị kết thúc, quân Đồng minh đã thể hiện rõ bản chất cơ hội của mình bằng cách nhảy vào "dây máu ăn phần" và kết quả là hàng loạt nước châu Âu bị chia cắt thành các quốc gia nhỏ hơn. Điển hình nhất là có 2 nước Đức.

Ngày nay, khi Nga đang trong thế thượng phong trong xung đột Nga - Ukraine, cuộc chiến đang dần đi đến hồi kết, bản chất cơ hội và tham vọng về lãnh thổ của NATO lại một lần nữa thể hiện và họ sẽ nhày vào chia chác chiến lợi phẩm.


Khởi đầu là TT Pháp tuyên bố "có khả năng sẽ đưa quân NATO vào Ukraine. Tiếp đến, Ba Lan cũng không dấu diếm ý đồ bằng cách công khai nói sẽ đưa quân vào Ukraine, và rồi đến lượt Mỹ cũng úp mở đưa quân vào tham chiến... 

Nói thẳng ra, các nước NATO đã biết Ukraine đang trong cơn hấp hối và đây là thời điểm họ tìm mọi cách để kiếm cớ nhảy vào chia phần chiến thắng. Sẽ có nhiều vùng lãnh thổ Ukraine bị NATO chiếm đóng. Miền đất phía Tây của Ukraine (Vùn này trước đây thuộc Ba Lan) chắc chắn sẽ do quân đội Ba Lan chiếm đóng, và họ sẽ không bao giờ dời đi như lời TT Putin nói...

Như vậy, bằng cách đẩy Ukraine ra tiền tuyến đối đầu với Nga, dù chưa mở rộng được biên giới NATO tới sát vách nước Nga, chưa đặt được vũ khí hạt nhân ngay sườn nước Nga, chưa bao vây hoàn toàn được Nga, nhưng về cơ bản, NATO đã làm khó được Nga. Họ đã khiến nga phải tiêu hao mọi nguồn lực vào xung đột với Ukraine và bao vây cấm vận được Nga. 

Giờ đây, khi cuộc chiến dần đi đến hồi kết, thứ mà nhiều nước NATO quan tâm là các vùng lãnh thổ rộng lớn, màu mỡ và có giá trị chiến lược về địa chính trị của Ukraine. Và đây là cơ hội tốt nhất để họ chuẩn bị nhảy vào chia chác.

Vậy nên một vài tuyên bố, lúc đầu thì úp mở, sau thì để ở dạng khả năng và sau nữa là tuyên bổ thẳng thừng sẽ vào Ukraine với tư cách "các đơn vị phi chiến đấu" của các nước NATO là hoàn toàn dễ hiểu.


Ngày 11/3/2024, TT Nga Putin đã cảnh báo, bất kỳ nỗ lực nào nhằm đưa quân đội Ba Lan vào Ukraine đều có thể dẫn đến sự đóng quân lâu dài. "Nếu quân đội Ba Lan tiến vào lãnh thổ Ukraine để bảo vệ biên giới Ukraine - Belarus hoặc để thế chỗ các đơn vị hậu phương của Ukraine, thì tôi nghĩ rằng lực lượng Ba Lan sẽ không bao giờ rời đi", ông Putin nói trong cuộc phỏng vấn với phóng viên Dmitry Kiselyov.

Tổng thống Nga tin rằng các quan chức Ba Lan "đang ngủ mơ" khi nghĩ rằng sẽ được trả lại “những vùng đất mà họ coi là của mình về mặt lịch sử" ở Ukraine. “Họ chắc chắn muốn lấy lại. Vì vậy, nếu các đơn vị chính thức của Ba Lan tiến vào đó, họ khó có thể rời đi”, ông nhắc lại.

Hôm nay 13/3/2024, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói rằng "Những tuyên bố mà ông Macron và các chính trị gia NATO khác đưa ra, về khả năng triển khai lực lượng dự phòng hoặc bán quân sự vào lãnh thổ Ukraine, đều là vì muốn phân chia những gì họ coi là tàn dư của Ukraine”.

Bà Zakharova nói rằng "khát vọng lãnh thổ" chính là thứ giúp giải thích tại sao Kiev vẫn chưa được mời gia nhập NATO. Theo bà Zakharova, điều này sẽ yêu cầu tất cả thành viên NATO phải công nhận biên giới của Ukraine, song không phải tất cả nước này đều sẵn sàng làm như vậy.

“Họ nói về việc chống lại Nga, nhưng trên thực tế đang bắt đầu chia rẽ/chia cắt phần còn lại của Ukraine. Họ sẵn sàng kiểm soát và chia cắt Ukraine” - bà Zakharova nói, thêm rằng đây sẽ là lời cảnh báo đối với những ai “giao phó số phận cho NATO”.

5 nhận xét:

  1. Quá thâm. Sống trong thời bình khiến mình nghĩ rằng những âm mưu như thế này chỉ còn nằm trong những câu chuyện được kể lại từ lịch sử. Giờ thì một lần nữa cái sự ăn chia xâu xé đó nó lại sắp diễn ra. Thực sự chiến tranh nếu đã bắt đầu thì sẽ không bao giờ kết thúc, giờ thì mình thấm hơn câu nói đó

    Trả lờiXóa
  2. Có vẻ như chúng ta phải chấp nhận một sự thật rằng kịch bản trên chắc chắn rồi sẽ xảy ra, như dự đoán và lời cảnh báo từ phía Nga. Không thể tưởng tượng nổi cảnh hai con sư tử khi ở sát sườn nhau sẽ hằm hè nhau đến bao giờ, chỉ có những quốc gia nhỏ bé như Việt Nam sẽ còn phải chịu nhiều khó khăn hơn trong vấn đề ngoại giao

    Trả lờiXóa
  3. Hoa Co May23:51 15/3/24

    Không chỉ làm với UK mà từ ngày xưa các quốc gia phương tây cũng rất thích cái trò cưa đôi này, điển hình là Đức quốc xã, nam bắc triều tiên,... thế nên kịch bản cho việc UK bị chia đôi một nửa nằm trong sự quản lý của Nga một nửa trong sự quản lý của phương Tây là khá cao

    Trả lờiXóa
  4. Giờ mới hiểu ý của việc mấy tháng nay Pháp luôn đánh tiếng về việc vận động NATO đưa quân vào UK, ra là không phải vì muốn đẩy căng thẳng lên cao theo hướng bắn nhau trực diện mà do cuộc chiến vãn hồi nên vào chia phần, Pháp cũng muốn đầu têu để có cổ phần trong đó thôi

    Trả lờiXóa
  5. Cuộc chiến mà vãn hồi thì với số vũ khí đã tài trợ cho UK thì các quốc gia NATO cũng được quyền đòi phần cho mình trên lãnh thổ của UK đấy, lúc này UK chỉ là miếng bánh cho các quốc gia muốn làm gì thì làm chứ từ lâu làm gì còn quốc lực mà chống trả nữa

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog